Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Ung thư vú tái phát là gì? Những điều cần biết về ung thư vú tái phát
Ung thư vú có thể tái phát ở bất kỳ thời điểm nào, tái phát tại chỗ, tại khu vực hoặc di căn tới hạch, xương, gan, não, phổi,… Vậy chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Ung thư là căn bệnh đến nay vẫn chưa có một loại thuốc nào để điều trị dứt điểm. Đôi khi tưởng đã điều trị khỏi nhưng nó vẫn có khả năng tái phát trở lại, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
- Khi điều trị, bất cứ người bệnh nào cũng mong muốn điều trị căn nguyên gây ung thư, loại bỏ hoàn toàn những tế bào ung thư ác tính, không để chúng có cơ hội tái phát. Tuy nhiên, một số tế bào ung thư có khả năng sinh tồn và phát triển trở lại nên dù bác sĩ đã nỗ lực loại bỏ thì chúng vẫn có nguy cơ tái phát.
- Những tế bào ung thư tái phát này có thể xuất hiện ở cơ quan phát hiện ung thư nguyên phát hoặc ở một cơ quan khác. Đặc trưng của chúng là sẽ không phát triển trong một thời gian, sau đó sẽ nhân lên không kiểm soát làm ung thư tái phát trở lại.
- Có vài trường hợp khi ung thư tái phát, người bệnh sẽ mắc một loại ung thư khác không liên quan với ung thư nguyên phát. Y học gọi đây là ung thư nguyên phát thứ hai. Cách tái phát của tế bào ung thư như vị trí, thời gian xuất hiện mà đặc điểm của sự tái phát sẽ khác nhau như tái phát cục bộ (tái phát tại cơ quan cũ), tái phát khu vực (tái phát gần cơ quan cũ) và tái phát xa (tái phát ở một cơ quan khác).
- Khi bị tái phát ung thư, người ta sẽ gọi tên như ung thư nguyên phát. Chẳng hạn, nếu bạn bị ung thư vú, chúng tái phát ở gan thì vẫn được gọi là ung thư vú hay ung thư vú di căn (tức lan sang một bộ phận khác trong cơ thể).
Triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú tái phát khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ rộng của tổn thương tái phát.
Tái phát tại chỗ
Tái phát tại chỗ là khi ung thư xuất hiện lại ở cùng khu vực với ung thư ban đầu. Nếu bạn đã trải qua phẫu thuật cắt rộng khối u, ung thư có thể tái phát ở các mô vú còn lại. Nếu bạn đã trải qua phẫu thuật đoạn nhũ, ung thư có thể tái phát trong mô nên thành ngực hoặc trên da.
Các dấu hiệu và triệu chứng tái phát sau phẫu thuật cắt rộng u bao gồm:
- Xuất hiện khối u mới ở vú hoặc vùng săn chắc không đều.
- Thay đổi da vú.
- Viêm da hoặc vùng da mẩn đỏ.
- Tiết dịch núm vú.
Các dấu hiệu và triệu chứng tái phát thành ngực sau đoạn nhũ bao gồm:
- Một hoặc nhiều nốt sần không đau trên hoặc dưới da thành ngực.
- Một vùng mới dày lên dọc theo hoặc gần vết sẹo mổ đoạn nhũ.
Tái phát tại vùng
Tái phát tại vùng là ung thư tái phát tại các hạch vùng cùng bên với ung thư vú ban đầu: gồm hạch nách hoặc hạch trên và dưới đòn hoặc hạch vú trong (trong lồng ngực).
Các dấu hiệu và triệu chứng tái phát gồm u cục hoặc sưng ở các hạch bạch huyết này.
- Dưới cánh tay, trong nách.
- Gần xương đòn của bạn.
- Trong rãnh phía trên xương đòn.
- Trong cổ của bạn.
Các tái phát xa – di căn xa
Các tái phát xa – di căn xa phổ biến nhất là xương, gan và phổi, hạch vùng đối bên (như hạch nách hoặc trên/dưới đòn, hạch trung thất hay trong lồng ngực)
Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
- Đau dai dẳng và ngày càng nặng hơn như đau ngực, lưng hoặc hông.
- Ho dai dẳng.
- Khó thở.
- Ăn mất ngon.
- Giảm cân trong thời gian ngắn.
- Nhức đầu dữ dội.
- Co giật.
- Các vị trí hạch đối bên như hạch nách hoặc trên/dưới đòn.
Nguyên nhân
- Do chính tế bào ung thư: Khi điều trị, tự một số tế bào ung thư có khả năng “ẩn náu” không bị tiêu diệt. Chúng “ngủ” một thời gian và sau đó bùng phát lại gây ra ung thư tái phát.Hoặc có thể từ ban đầu đã có một số tế bào tách ra khỏi tế bào ung thư ban đầu và không được loại bỏ. Sau đó, chúng sẽ phát triển trở lại.
- Do phương pháp điều trị không triệt để: Những phương được chỉ định để loại bỏ tế bào ung thư vú là hóa trị, xạ trị, liệu pháp hormone. Tuy nhiên, đôi khi những phương pháp điều trị này vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư.
- Nguyên nhân khác: Đôi khi các tế bào ung thư có thể không hoạt động nhiều năm mà không gây hại. Sau đó, khi có kích thích xảy ra kích hoạt các tế bào, chúng sẽ phát triển và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Cơ chế của hiện tượng trên vẫn chưa được hiểu rõ. Nhưng được biết là không liên quan đến các yếu tố tăng trưởng đã được tìm thấy trên bệnh nhân ung thư vú. Một nguyên nhân khác có thể được đề cập đến là do yếu tố di truyền. Một người mắc ung thư vú ở một bên có nguy cơ cao sẽ tái phát ung thư ở vú còn lại hơn người bình thường không có ung thư vú.
Đối tượng nguy cơ
Đối với những người mắc ung thư vú sống sót sau điều trị, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh bao gồm:
- Liên quan đến hạch bạch huyết: Phát hiện ung thư ở hạch bạch huyết gần đó tại thời điểm chẩn đoán ban đầu làm tăng nguy cơ ung thư tái phát.
- Kích thước khối u: Phụ nữ có khối u lớn sẽ có nguy cơ ung thư vú tái phát cao hơn.
- Mép khối u đóng chặt: Trong quá trình phẫu thuật ung thư vú, bác sĩ phẫu thuật sẽ cố gắng loại bỏ ung thư cùng với một lượng nhỏ mô bình thường bao quanh nó. Tuy nhiên, nghiên cứu của một nhà nghiên cứu bệnh học đã kiểm tra thấy các cạnh của mô có tế bào ung thư. Nếu đường viền không bị ung thư khi kiểm tra dưới kính hiển vi (viền âm), nhưng nếu có bất kỳ phần nào của đường viền có tế bào ung thư (viền dương) hoặc ở giữa khối u, thì nguy cơ bị ung thư tái phát sẽ tăng lên.
- Thiếu xạ trị sau phẫu thuật: Hầu hết phụ nữ chọn phẫu thuật cắt bỏ u bướu (cắt bỏ cụng bộ phạm vi rộng) cho ung thư vú đều trải qua xạ trị vú để giảm nguy cơ tái phát. Phụ nữ không áp dụng xạ trị có nguy cơ tái phát ung thư vú cao.
- Tuổi: Phụ nữ trẻ tuổi, đặc biệt là dưới 35 tuổi tại thời điểm chẩn đoán ung thư vú ban đầu, sẽ có nguy cơ ung thư vú tái phát cao.
- Ung thư vú viêm: Phụ nữ ung thư vú viêm có nguy cơ tái phát tại chỗ cao hơn.
- Tế bào ung thư: Nếu ung thư vú của người bệnh không đáp ứng với liệu pháp hormone hoặc phương pháp điều trị mục tiêu vào gen HER2 (ung thư vú ba âm tính), có thể là nguy cơ tái phát bệnh cao.
Chẩn đoán
Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có khả năng cao tái phát thì có thể chỉ định chụp X-quang tuyến vú. Còn gọi là chụp nhũ ảnh. Ngoài ra sẽ kết hợp khám thực thể và dựa vào một số dấu hiệu để đề nghị thêm các xét nghiệm bổ sung. Các xét nghiệm đó có thể là:
Xét nghiệm hình ảnh:
Những xét nghiệm hình ảnh cần phải làm sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể. Các xét nghiệm đó là:
- Chụp cộng hưởng từ (MRI).
- Chụp cắt lớp vi tính (CT).
- X-quang.
- Chụp cắt lớp phản xạ (PET).
Không phải tất cả bệnh nhân đều thực hiện hết các xét nghiệm này. Bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc một số trong từng trường hợp cụ thể.
Sinh thiết:
Bác sĩ đề nghị áp dụng quy trình sinh thiết để thu các tế bào nghi ngờ. Sau đó gửi mẫu đi làm xét nghiệm tế bào học để xác định có phải ung thư đã tái phát không.
Nhà nghiên cứu bệnh học có thể xác định xem liệu ung thư là tái phát hay một loại ung thư mới. Các xét nghiệm cũng cho thấy ung thư có nhạy cảm với điều trị bằng hormone, liệu pháp điều trị mục tiêu hay không. Vì những điều này có thể thay đổi khi có chẩn đoán ban đầu của bệnh nhân.
Phòng ngừa bệnh
Các phương pháp có liên quan đến việc giảm nguy cơ tái phát ung thư vú bao gồm:
- Áp dụng liệu pháp hormone: Phụ nữ bị ung thư vú dương tính với thụ thể hormone có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú tái phát bằng áp dụng theo liệu pháp hormone sau điều trị ban đầu.
- Hoá trị: Đối với những phụ nữ bị ung thư vú có nguy cơ tái phát ung thư cao, thì phương pháp hoá trị liệu đã được chứng minh là làm giảm khả năng ung thư tái phát và những được được hoá trị liệu thường sống lâu hơn.
- Xạ trị: Phụ nữ đã phẫu thuật cắt bỏ vú để điều trị ung thư vú và những người có khối u lớn hoặc ung thư vú viêm có nguy cơ tái phát ung thư vú thấp nếu người bệnh được điều trị bằng xạ trị.
- Áp dụng phương pháp điều trị mục tiêu với gen HER2. Đối với phụ nữ ung thư dương tính với HER2, sử dụng thuốc trastuzumab (Herceptin) có thể làm giảm nguy cơ ung thư tái phát.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Thực hiện duy trì cân nặng sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát.
- Tập luyện thể dục: Luyện tập thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ ung thư tái phát.
- Lựa chọn chế độ ăn lành mạnh: Chế độ ăn lành mạnh để giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát có thể tập trung vào các thực phẩm như rau xanh, trái cây, ngũ cốc,.. Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, các chất kích thích…
Ung thư vú là căn bệnh gây ra tỷ lệ tử vong cao ở nữ giới, bệnh có thể điều trị nếu phát hiện và điều trị kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Bên cạnh đó, bản thân mỗi chị em cũng phải tự bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng cách tự kiểm tra và cảm nhận bất kỳ sự thay đổi nào ở vú và khu vực quanh vú.
Điều trị như thế nào?
Các lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm mức độ bệnh, tình trạng thụ thể nội tiết, loại điều trị trước đó và sức khỏe tổng quát của bạn.
Bác sĩ cũng xem xét các mục tiêu và mong muốn điều trị của bạn.
Điều trị tái phát tại chỗ
Điều trị tái phát tại chỗ thường bắt đầu bằng phẫu thuật và có thể bao gồm xạ trị nếu bạn chưa từng xạ trị trước đó. Hóa trị và liệu pháp hormone cũng có thể được dùng tiếp sau phẫu thuật tùy vào sinh học của bướu tái phát.
- Loại phẫu thuật: Đối với ung thư vú tái phát giới hạn ở vú sau phẫu thuật cắt rộng khối u, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt rộng khối u lần nữa nếu an toàn hoặc phải cắt bỏ toàn bộ vú (đoạn nhũ). Nếu ung thư tái phát ở thành ngực sau phẫu thuật đoạn nhũ thì bạn có thể được phẫu thuật cắt rộng khối tái phát với rìa mô bình thường.
- Tái phát tại chỗ có thể kèm theo di căn hạch nách ẩn, bác sĩ có thể loại bỏ một số hoặc tất cả các hạch nách tùy vào phẫu thuật ban đầu có điều trị hạch nách hay chưa.
- Xạ trị sử dụng hỗ trợ sau khi cắt rộng tái phát đạt bờ an toàn. Nếu bạn đã xạ trị trước đây khi cắt bỏ khối u, thì bức xạ để điều trị tái phát thường không được khuyến cáo vì nguy cơ tác dụng phụ cao.
- Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể đề nghị hóa trị sau phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát toàn thân tùy vào sinh học bướu.
- Liệu pháp nội tiết uống bao gồm thuốc ngăn chặn tác dụng thúc đẩy tăng trưởng của estrogen và progesterone có thể được khuyên dùng nếu ung thư của bạn dương tính với thụ thể này.
- Liệu pháp nhắm trúng đích. Nếu xét nghiệm cho thấy các tế bào ung thư của bạn sản xuất dư thừa protein HER2, thì các loại thuốc nhắm vào protein đó có thể sẽ được khuyến cáo.
Điều trị tái phát tại vùng
- Phẫu thuật: Bác sĩ có thể cắt rộng hoặc vét hạch nách tái phát tùy mức độ tái phát và điều trị trước đây trên hạch nách.
- Xạ trị. Đôi khi xạ trị có thể được sử dụng sau phẫu thuật. Nếu không thể phẫu thuật thì xạ trị có thể được sử dụng như phương pháp điều trị chính cho tái phát hạch trên hoặc dưới đòn, hạch trong lồng ngực (hạch vú trong).
- Thuốc điều trị như Hóa trị, liệu pháp nhắm trúng đích hoặc liệu pháp nội tiết cũng có thể được khuyến cáo là phương pháp điều trị chính hoặc có thể theo sau phẫu thuật hoặc xạ trị.
Điều trị tái phát dưới dạng di căn
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư vú di căn. Các lựa chọn sẽ phụ thuộc vào nơi di căn và độ rộng của nó. Nếu một phương pháp điều trị không hiệu quả thì có thể dùng các phương pháp điều trị khác.
Nói chung, mục tiêu điều trị ung thư vú di căn không phải là chữa khỏi bệnh. Điều trị có thể cho phép bạn sống lâu hơn và có thể giúp làm giảm các triệu chứng di căn gây ra. Bác sĩ luôn cân nhắc để đạt được sự cân bằng giữa việc kiểm soát các triệu chứng nhưng giảm thiểu tác dụng phụ của điều trị. Mục đích là để giúp bạn sống tốt nhất có thể càng lâu càng tốt.
Phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Liệu pháp nội tiết: Nếu ung thư di căn xác định được mẫu mô sinh thiết và dương tính với thụ thể nội tiết thì bạn có thể được hưởng lợi từ liệu pháp nội tiết rất nhiều, ít tác dụng phụ hơn hóa trị và được chọn lựa ưu tiên nhất. Nếu di căn không xác định được mô học thì dựa theo sinh học của bước ban đầu. Ví dụ như một số di căn chỉ được chẩn đoán qua hình ảnh mà không thể không sinh thiết được.
- Hóa trị. Bác sĩ có thể đề nghị hóa trị nếu bệnh ung thư của bạn âm tính với thụ thể nội tiết hoặc nếu liệu pháp nội tiết không còn tác dụng, bệnh tiến triển nhiều hơn hay di căn thêm nơi khác.
- Liệu pháp nhắm trúng đích. Nếu các tế bào ung thư di căn có một số đặc điểm sinh học phù hợp thuốc điều trị sinh học, bác sĩ có thể khuyên dùng các loại thuốc này.
- Liệu pháp miễn dịch: Vì các tế bào ung thư tạo có thể ra các protein giúp chúng ẩn náu khỏi các tế bào của hệ thống miễn dịch. Liệu pháp miễn dịch hoạt động bằng cách can thiệp vào quá trình đó, đặc biệt trong ung thư vú bộ ba âm tính với estrogen, progesterone và HER2. Liệu pháp miễn dịch được kết hợp với hóa trị để điều trị ung thư tiến triển. [2]
- Thuốc làm chắc xương BPs: Bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc tạo xương để giảm nguy cơ gãy xương hoặc giảm đau xương mà bạn có thể gặp phải khi di căn xương.
- Các phương pháp điều trị khác. Xạ trị và phẫu thuật có thể được sử dụng trong một số tình huống nhất định để kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú di căn. Ví dụ xạ trị cột sống di căn giúp giảm đau và chống chèn ép tủy, xạ trị toàn bộ não trong di căn não, phẫu thuật cắt ung thư di căn gan đơn độc, hay di căn não, phẫu thuật cố định cột sống giúp vững cột sống,…
Kết hợp trị liệu không dùng thuốc
Nhiều người được chẩn đoán ung thư tái phát cảm thấy đau khổ, buồn rầu, lo lắng, khó ngủ, khó ăn hoặc khó tập trung vào các hoạt động thông thường.
Các liệu pháp y học bổ sung và thay thế có thể giúp bạn xử trí các tác dụng phụ của việc điều trị khi kết hợp với sự chăm sóc của bác sĩ, bao gồm:
- Liệu pháp nghệ thuật.
- Liệu pháp khiêu vũ hoặc vận động.
- Bài tập.
- Thiền.
- Âm nhạc trị liệu.
- Bài tập thư giãn.
- Yoga.
Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ung thư vú tái phát, nguyên nhân và triệu chứng.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.