Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Viêm cân gan chân là gì? Những điều cần biết về viêm cân gan chân
Viêm cân gan chân (plantar fasciitis) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau gót chân. Nó liên quan đến tình trạng viêm của một dải mô dày chạy dọc dưới gan chân và kết nối xương gót chân với ngón chân. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này qua bài viết sau.
Tổng quan chung
Hội chứng đau ở cân gan chân được gọi là viêm cân gan chân, tuy nhiên, vì thường không có hiện tượng viêm nên viêm cân gan chân là chính xác hơn. Các thuật ngữ khác cũng được dùng bao gồm bệnh lý điểm bám gân xương gót hoặc hội chứng gai xương gót; tuy nhiên, có thể không có gai xương trên xương gót. Viêm cân gan chân có thể liên quan đến tình trạng căng, rách và thoái hóa cấp tính hoặc mãn tính của màng cân gan chân ở vị trí bám tận.
Viêm cân gan chân là tình trạng đau ở bám tận của cân gan chân và xương gót (bệnh điểm bám gân xương gót), có hoặc không kèm theo đau dọc theo dải trong của cân gan chân. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng.
Triệu chứng viêm cân gan chân
Bất kì một loại bệnh lý nào cũng có những dấu hiệu cụ thể, các triệu chứng sẽ dần dần xuất hiện, thậm chí khi nhanh chóng khiến người bệnh càng ngày càng khó chịu và cản trở việc di chuyển của họ. Vậy các triệu chứng thường gặp ở những người viêm cân gan chân là:
- Xuất hiện các vết bầm tím: việc vùng gan bàn chân đổi màu hay sự xuất hiện các vết bầm tím thì bạn nên tới các cơ sở y khoa để khám và điều trị kịp thời. Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy, tuy nhiên nhiều người thường không có thói quen kiểm tra gan bàn chân vì vậy rất ít bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn này.
- Sưng to vùng gót chân: không chỉ sưng to mà còn gây đau nhức, cản trở các hoạt động đi lại và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Càng để lâu sẽ càng gây nghiêm trọng, một vài trường hợp có thể bị nứt gót chân rất nguy hiểm.
Nguyên nhân viêm cân gan chân
- Viêm cân gan chân phổ biến hơn ở người chạy bộ. Những người thừa cân và những người đi giày dép với sự hỗ trợ không đầy đủ cũng có nguy cơ bị viêm cân gan chân.
- Khi cân gan chân bị căng ra kéo dài.
- Tuổi tác. Viêm cân gan chân là phổ biến nhất ở độ tuổi từ 40 đến 60.
- Một số loại bài tập. Các hoạt động tạo áp lực nhiều lên gót chân và mô kèm theo, ví dụ như chạy đường dài, múa ba lê và nhảy aerobic.
- Các bất thường gan bàn chân: Bàn chân phẳng, bàn chân lõm hoặc thậm chí là một kiểu đi bộ bất thường có thể ảnh hưởng đến cách phân bổ trọng lượng khi đứng và có thể gây thêm áp lực cho cân gan chân.
Đối tượng nguy cơ viêm cân gan chân
Các đối tượng có nguy cơ mắc viêm cân gan chân thường là những đối tượng bao gồm:
- Người bị bệnh béo phì, thừa cân: gây thêm áp lực cho cân gan chân và dễ gây viêm cân gan chân.
- Người làm công việc như công nhân nhà máy, giáo viên, vận động viên, diễn viên múa,… và những người làm công việc khác dành phần lớn thời gian làm việc của họ đi bộ hoặc đứng trên bề mặt cứng có thể gây ra viêm cân gan chân.
Chẩn đoán viêm cân gan chân
Có thể chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng như:
- Đau nhói ở gót chân, đặc biệt là khi tháo giày hoặc khi thấy hơi ấm và sưng tấy, là dấu hiệu gợi ý nhiều hơn đến viêm bao hoạt dịch xương gót.
- Đau vùng sau gót chân cấp tính, dữ dội, kèm theo ban đỏ và nóng, có thể là dấu hiệu của bệnh gút.
- Đau lan từ thắt lưng lan xuống dưới gót chân có thể là bệnh lý rễ S1 do thoát vị đĩa đệm L5.
Ngoài ra viêm cân gan chân còn có thể chẩn đoán bằng các phương pháp:
- X- Quang có thể thấy gai xương gót.
- Siêu âm hoặc cộng hưởng từ: Thấy được hình ảnh viêm cân gan chân hoặc viêm điểm bám cân gan chân vào xương gót.
Phòng ngừa bệnh viêm cân gan chân
Các phương pháp phòng ngừa viêm cân gan chân để hạn chế việc tổn thương và gây áp lực lên chân như:
- Hạn chế việc đi chân trần: đối với người trung niên, việc đi chân trần trong thời gian lâu không chỉ gây ra căn bệnh về gan bàn chân mà còn ảnh hưởng nặng đến sức khoẻ của chính họ.
- Lựa chọn các công việc phù hợp: đối với những người có tiền sử căn bệnh này cần lựa chọn những công việc không yêu cầu đi lại quá nhiều, có thể lựa chọn các công việc văn phòng chẳng hạn.
- Kết hợp các bài tập cơ gan bàn chân hay xoa bóp sẽ mang lại sự khỏe khoắn cho bàn chân cũng như cải thiện các bệnh về xương khớp.
- Nên ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ vào những lúc thời tiết chuyển lạnh. Cách này giúp cho quá trình phục hồi của các cơ nhanh hơn và còn giúp cải thiện giấc ngủ.
- Sử dụng giày dép đế mềm thay cho đế cứng, cao: nên kết hợp thêm một lớp lót dày hay tất sẽ làm bước đi êm hơn, bằng phẳng hơn cho gan bàn chân.
Điều trị viêm cân gan chân như thế nào?
Khi bị viêm cân gan chân, bạn có thể tham khảo một số các biện pháp sau:
- Khi các vùng bị viêm sưng đau người bệnh có thể ngâm chân vào nước lạnh, thậm chí nước đá để làm giảm đau tức thời. Tuy biện pháp này không có tác dụng điều trị nhưng có thể hạn chế sự đau đớn trong một thời gian.
- Sử dụng nẹp cố định bàn chân: dùng nẹp bàn chân mỗi tối sẽ giúp quá trình giãn cơ diễn ra chậm lại và hạn chế các cơn đau bất chợt vào mỗi sáng sớm.
- Sử dụng biện pháp châm cứu để làm giảm đau tạm thời khi phát bệnh.
- Tránh những vận động làm ảnh hưởng đến cân gan chân: Chạy nhảy, đi bộ nhiều
- Nẹp làm kéo dài cẳng và gan chân khi ngủ
- Vật lý trị liệu: Các bài tập làm kéo dài cân gan chân
- Đi giày dép có đệm sẽ làm phân phối lực đồng đều hơn trên gan chân
- Uống thuốc giảm đau chống viêm Non steroid
- Tiêm Steroid hoặc huyết tương tươi giàu tiểu cầu nếu các biện pháp trên không hiệu quả.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về viêm cân gan chân đến bạn đọc, mong rằng bài viết này có thể tự giúp ích nhiều cho bạn đọc cùng người thân, bạn bè và những người xung quanh.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.