Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Viêm cầu thận cấp là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Viêm cầu thận cấp là một tình trạng nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về viêm cầu thận cấp, bao gồm triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa.
Tổng quan chung
Viêm cầu thận là tình trạng viêm xảy ra ở cầu thận, gồm viêm ở các tiểu cầu thận và viêm các mạch máu trong thận. Nếu bị viêm cầu thận cấp, thận có thể gặp khó khăn trong việc loại bỏ chất thải và chất lỏng ra khỏi cơ thể. Nhiều trường hợp nhẹ có thể giải quyết bằng điều trị. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến suy thận.
Viêm cầu thận được chia thành 2 thể là:
- Viêm cầu thận cấp là tình trạng viêm cấp tính xảy ra tại cầu thận, thường xuất hiện sau khi người bệnh nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A sau các đợt viêm họng, nhiễm khuẩn ngoài da. Bệnh chỉ diễn ra theo đợt cấp tính khoảng vài ngày. Bệnh có thể phục hồi hoàn toàn.
- Viêm cầu thận mạn tính là tính trạng viêm mạn tính xảy ra tại cầu thận. Bệnh tiến triển trong thời gian dài dẫn đến xơ teo cả 2 thận. Khi đã tiến triển thành mạn tính, bệnh không thể hồi phục được và có nguy cơ cao dẫn đến suy thận.
Triệu chứng
Những người bị viêm cầu thận cấp có thể không gặp bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào về bệnh. Một số các triệu chứng viêm cầu thận cấp có thể bao gồm:
- Máu trong nước tiểu, nước tiểu có màu nâu, hồng hoặc đỏ.
- Buồn nôn.
- Ho hoặc khó thở do chất lỏng tích tụ tại phổi
- Đau ở khớp hoặc bụng của bạn.
- Đi tiểu ít hoặc thường xuyên hơn bình thường.
- Sưng ở chân hoặc mặt.
- Nước tiểu có bọt hoặc sủi bọt: protein làm xuất hiện bọt trong nước tiểu
- Huyết áp cao: Do giữ muối và nước
- Bệnh vàng da, da nhợt nhạt
- Giảm cân hoặc chán ăn.
Những triệu chứng này có thể bị bỏ qua do tâm lý chủ quan nhưng đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh. Nên khi có một trong những triệu chứng trên thì bệnh nhân cần đi khám ngay.
Nguyên nhân
Nguyên nhân viêm cầu thận cấp có thể bao gồm:
- Một biến chứng của viêm nội tâm mạc do vi khuẩn, nhiễm trùng van tim.
- Một biến chứng của nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn, HIV hoặc viêm gan C.
- Các vấn đề về hệ thống miễn dịch tấn công các bộ phận khỏe mạnh của cơ thể, chẳng hạn như bệnh lupus.
- Bệnh chống GBM (trước đây là hội chứng Goodpasture), một nhóm bệnh tự miễn ảnh hưởng đến phổi và thận của bạn.
- Bệnh thận IgA, một bệnh thận do sự tích tụ kháng thể IgA bất thường (globulin miễn dịch A).
- Các bệnh hiếm gặp làm viêm mạch máu như u hạt kèm viêm đa mạch (trước đây là bệnh Wegener), viêm đa vi mạch, ban xuất huyết Henoch-Schönlein hoặc bệnh u hạt tăng bạch cầu ái toan với viêm đa mạch (trước đây là hội chứng Churg-Strauss).
- Di truyền, nghĩa là nó di truyền trong gia đình ruột thịt của bạn (điều này rất hiếm).
- Một số loại ung thư (như đa u tủy).
Đối tượng nguy cơ
Không phải ai có yếu tố nguy cơ cũng sẽ bị viêm cầu thận cấp. Và không phải ai mắc bệnh này cũng có yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, sau đây là các yếu tố nguy cơ đã biết:
- Tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc bệnh thận.
- Do từ một số bệnh nhiễm trùng như : viêm họng, viêm học hạt, nhiễm trùng vi khuẩn liên cầu
- Dùng một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể gây viêm cầu thận như thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm.
- Bị nhiễm một số loại virus (như liên cầu khuẩn) hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn (viêm nội tâm mạc do vi khuẩn).
- Do bệnh tự miễn gây ra như: Bệnh lupus ban đỏ, hội chứng goodpasture, bệnh thận IgA hoặc berger…
Chẩn đoán
Viêm cầu thận cấp có thể không gây ra triệu chứng. Đó là lý do tại sao nó thường khó phát hiện hoặc phát hiện trong quá trình kiểm tra các bệnh lý khác. Nếu Bác sĩ hoặc Nhân viên y tế nghi ngờ bạn bị viêm cầu thận, họ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa thận và/hoặc có thể thực hiện các xét nghiệm sau để chẩn đoán viêm cầu thận cấp:
- Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này sẽ xác định có protein hoặc máu trong nước tiểu hay không.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này sẽ đo mức creatinine (một chất thải mà thận lọc) trong mẫu máu.
- Sinh thiết thận: Sử dụng kim để lấy một mảnh mô từ thận và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.
- Kiểm tra hình ảnh: Kiểm tra hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang hoặc chụp CT. Những xét nghiệm này kiểm tra kích thước và hình dạng thận của bạn, tìm kiếm tắc nghẽn và giúp chẩn đoán các vấn đề khác.
Phòng ngừa bệnh
Không có cách nào được chứng minh là có thể ngăn ngừa viêm cầu thận. Áp dụng lối sống lành mạnh là cách tiếp cận tốt nhất, sau đây là một số phương pháp phòng ngừa viêm cầu thận cấp có thể hữu ích, chẳng hạn như:
- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và thực phẩm chưa qua chế biến.
- Kiểm soát huyết áp cao bằng chế độ ăn ít muối, tập thể dục và dùng thuốc.
- Quản lý bệnh tiểu đường.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách thực hành vệ sinh tốt và quan hệ tình dục an toàn.
- Đến cơ sở y tế uy tín bất cứ khi nào bạn nghĩ mình bị nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn.
- Không sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) nào mà chưa có chỉ dẫn Dược sĩ hoặc Bác sĩ.
Điều trị như thế nào
Việc điều trị viêm cầu thận cấp tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này và liệu bạn có bị tổn thương thận hay không. Mục tiêu của việc điều trị là giảm bớt thiệt hại thêm.
Viêm cầu thận cấp và mạn sẽ có những cách điều trị khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng bệnh, mức độ viêm cũng như sức khỏe của người bệnh.
Sử dụng thuốc:
- Nếu bị viêm cầu thận do bệnh nhiễm trùng thì bác sĩ thường sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm, và
- Các thuốc kiểm soát huyết áp được chỉ định nếu bị tăng huyết áp
- Thuốc lợi tiểu (thuốc nước) để giảm sưng và loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.
- Điều trị bệnh nền: Như lupus ban đỏ hệ thống hoặc các rối loạn tự miễn khác.
Tuy nhiên, người bệnh cần đến thăm khám với bác sĩ để được chỉ định thuốc và phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng cơ thể người bệnh.
Đồng thời bệnh nhân cũng cần:
- Thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập cho phù hợp. Hạn chế muối, kali, phốt pho trong chế độ ăn để không khiến bệnh trầm trọng thêm.
- Không làm việc quá sức, hạn chế đến nơi ô nhiễm để tránh nhiễm khuẩn.
- Ăn uống đa dạng chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Tập luyện thể dục thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Kết luận
Viêm cầu thận cấp là một bệnh lý nghiêm trọng, đòi hỏi sự quan tâm và chăm sóc y tế kịp thời. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và nguyên nhân có thể giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe của thận và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Đối với những ai có nguy cơ cao, cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.