Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Viêm đại tràng màng giả là gì? Những điều cần biết về viêm đại tràng màng giả
Viêm đại tràng màng giả là một bệnh lý tiêu hóa khá phổ biến nhưng thường bị bỏ qua. Đây là một tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng, do vi khuẩn Clostridium difficile gây ra, thường xuất hiện sau khi sử dụng kháng sinh. Việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời bệnh viêm đại tràng màng giả không chỉ giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị của bệnh qua bài viết này
Tổng quan chung
Viêm đại tràng giả mạc (PC): Viêm đại tràng giả mạc (PC) xảy ra do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile. Loại vi khuẩn này thường sống trong ruột nhưng không gây ra vấn đề gì vì nó được cân bằng nhờ sự hiện diện của vi khuẩn có lợi. Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi gây loạn khuẩn đường ruột dẫn đến sự tăng sinh quá mức C.difficile gây viêm đại tràng giả mạc.
Các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc có thể bắt đầu sau 1-2 ngày sau khi bạn bắt đầu dùng thuốc kháng sinh hoặc vài tuần sau khi bạn hoàn thành một liệu trình thuốc kháng sinh.
Triệu chứng
Các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc có thể xuất hiện rất sớm, chỉ sau khi sử dụng thuốc kháng sinh từ 1 đến 2 ngày; nhưng cũng có thể rất lâu sau khi đã kết thúc sử dụng kháng sinh, tới hàng tháng (hoặc thậm chí lâu hơn) bệnh mới khởi phát.
Các dấu hiệu viêm đại tràng giả mạc có thể xuất hiện là:
- Tiêu chảy (với phân rất nhiều nước). là biểu hiện thường gặp nhất. Phân hầu như không có máu, thay đổi từ mềm, sệt đến tóe nước hay nhầy mũi với một mùi đặc trưng. Bệnh nhân có thể đi cầu 20 lần mỗi ngày
- Sốt 28%
- Đau bụng 22% đau quặn hoặc ấn đau thực thể.
- Buồn nôn, mất nước
- Tăng bạch cầu 50%. Một dấu hiệu ở những bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh là tăng bạch cầu không rõ nguyên nhân, với ≥ 15.000 BC/ml. Những bệnh nhân này có nguy cơ cao bị biến chứng do C. difficile nhiễm trùng, đặc biệt là phình đại tràng nhiễm độc và nhiễm trùng huyết.
Nguyên nhân
Hầu như bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể gây viêm đại tràng giả mạc ngay cả những loại kháng sinh dùng để điều trị bệnh lý này.
Thuốc kháng sinh phổ biến nhất liên quan gồm:
- Clindamycin, ampicillin, and cephalosporins là những kháng sinh hàng đầu liên quan đến bệnh lý này. Cephalosporins thế hệ hai, ba đặc biệt như cefotaxime, ceftriaxone, cefuroxime, and ceftazidime rất hay gặp.
- Fluoroquinolones (ciprofloxacin, levofloxacin và moxifloxacin)
- Penicillin/β-lactamase-inhibitor kết hợp như ticarcillin/clavulanate và piperacillin/tazobactam
Các nguyên nhân khác:
- Ngoài ra, ở những người bị bệnh ung thư, hóa trị đôi khi có thể phá hoại các vi khuẩn trong ruột và kích hoạt sự phát triển của viêm đại tràng giả mạc. Viêm đại tràng màng giả cũng có thể phát triển ở những người bị bệnh có ảnh hưởng đến đại tràng như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
Đối tượng nguy cơ
- Bệnh thường gặp ở người trên 65
- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu
- Người mắc một số bệnh như: viêm ruột và ung thư đại trực tràng, hoặc trải qua phẫu thuật đường ruột, đang nằm viện… thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Chẩn đoán
- Xét nghiệm mẫu phân: Phương pháp này sử dụng một số mẫu phân khác nhau để phát hiện C. difficile lây nhiễm trong đại tràng;
- Xét nghiệm máu: Phương pháp này có thể chỉ ra chỉ số cao bất thường của các tế bào máu trắng (bạch cầu), từ đó có thể xác định bạn có mắc phải bệnh viêm đại tràng giả mạc hay không;
- Nội soi đại tràng hoặc soi đại tràng sigma: Trong cả hai xét nghiệm trên, bác sĩ dùng một ống có gắn một máy ảnh thu nhỏ ở đầu để kiểm tra bên trong ruột già của bạn xem có các dấu hiệu của viêm đại tràng giả mạc, những mảng màu vàng (tổn thương) và vết sưng hay không;
- Xét nghiệm bằng hình ảnh: Nếu bạn có những triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiến hành chụp X-quang hoặc quét CT bụng để tìm kiếm các biến chứng như phình đại tràng hoặc vỡ ruột.
Phòng ngừa bệnh
Các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đối với C. difficile (và phòng chống nhiễm khuẩn nói chung) cần được tuân thủ chặt chẽ. Các biện pháp bao gồm:
- Rửa tay: Thực hiện rửa tay theo các thời điểm được khuyến cáo của phòng chống nhiễm khuẩn.
- Cách ly bệnh nhân.
- Thực hiện tiệt khuẩn cẩn thận để tiêu diệt bào tử của C. difficile.
- Không lạm dụng thuốc kháng sinh, chỉ được sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Uống nhiều nước
- Chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
- Tránh các loại thực phẩm gây dị ứng
Điều trị như thế nào
Chiến lược điều trị đối với viêm đại tràng giả mạc bao gồm:
- Ngừng sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc điều trị gây ra các dấu hiệu và triệu chứng (nếu có thể).
- Sử dụng thuốc kháng sinh có hiệu quả chống lại vi khuẩn C. difficile: Thuốc kháng sinh có thể được dùng qua các đường sử dụng khác nhau (uống, tiêm tĩnh mạch,…) và loại thuốc được chọn có khả năng chống lại C. difficile như metronidazole (Flagyl), vancomycin, fidaxomicin (Dificid),…
- Cấy ghép vi sinh vật trong phân (fecal microbial transplantation – FMT): Được thực hiện trong các trường hợp bệnh rất nghiêm trọng.
- Phẫu thuật: Khi có các biến chứng như phình đại tràng, thủng đại tràng,…
Kết luận
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về bệnh viêm đại tràng màng giả, từ triệu chứng, nguyên nhân đến cách chẩn đoán và điều trị. Đây là một bệnh lý không thể xem thường, vì nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như phình đại tràng, thủng đại tràng, và thậm chí là tử vong. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức về viêm đại tràng màng giả là vô cùng quan trọng. Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng nghi ngờ, hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Chăm sóc sức khỏe tiêu hóa không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn bảo vệ bạn khỏi những rủi ro tiềm ẩn. Hãy luôn lắng nghe cơ thể mình và đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ y tế khi cần thiết.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.