Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Viêm mào tinh hoàn là gì? Những điều cần biết về viêm mào tinh hoàn
Viêm mào tinh hoàn (Epididymitis) là tình trạng viêm ống cuộn (mào tinh hoàn) ở phía sau tinh hoàn có chức năng lưu trữ và mang tinh trùng. Nam giới ở mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm mào tinh hoàn. Vậy triệu chứng, nguyên nhân và cách chẩn đoán là gì? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Viêm mào tinh hoàn là một hội chứng lâm sàng gây đau, sưng. Thời gian phát bệnh thường kéo dài không quá 6 tuần. Bệnh thường do sự nhiễm trùng và hệ quả của bệnh lây truyền qua đường tình dục, thường xảy ra ở độ tuổi 14 – 35 tuổi. Người bệnh sẽ có những triệu chứng lâm sàng điểm hình là đau dữ dội ở vị trí tinh hoàn.
Mào tinh hoàn là một thành phần thiết yếu trong hệ sinh sản của nam giới, có chức năng lưu trữ và cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng bên trong trước khi chuyển đến ống dẫn tinh. Mào tinh hoàn có kích thước từ 5 – 6cm, do khoảng 12 ống xuất tập hợp tạo thành.
Mào tinh hoàn là một cơ quan có cấu trúc hình ống thon dài, cuộn tròn nằm ở phần trên tinh hoàn. Mào tinh hoàn được chia làm 3 phần đầu, thân và đuôi tinh hoàn. Trong đó, đuôi tinh hoàn là phần liên kết với ống dẫn tinh, nơi chuyển tinh trùng trưởng thành đến ông phóng tinh.
Viêm mào tinh hoàn có hai loại là viêm mào tinh hoàn cấp tính và viêm mào tinh hoàn mạn tính. Dựa vào thời gian bệnh để có thể phân biệt cấp tính và mạn tính, thời gian viêm mào tinh hoàn cấp tính diễn ra là 6 tuần. Nếu sau 6 tuần, người bệnh vẫn không hết triệu chứng thì có khả năng cao là viêm mào tinh hoàn mạn tính.
Viêm mào tinh hoàn là một bệnh tuy không quá nguy hiểm ở mức độ cấp tính nhưng vẫn gây khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh đáng kể bởi cơn đau ở phần mào tinh hoàn và tinh hoàn. Tuy vậy, nếu viêm tinh hoàn cấp tính không được điều trị kịp thời và phát triển thành viêm tinh hoàn mạn tính sẽ nguy hiểm đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh.
Vì vậy, người bệnh ngay khi phát hiện những cơn đau bất thường ở tinh hoàn, mào tinh hoàn hoặc những dấu hiệu lâm sàng khác cần đến bệnh viện thăm khám ngay để nhận điều trị kịp thời.
Triệu chứng
Các triệu chứng ở người mắc viêm mào tinh hoàn bao gồm:
- Sưng tấy vùng bìu.
- Sưng đau tinh hoàn, thường xuất hiện một bên.
- Tiểu nhiều.
- Đau khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục.
- Xuất hiện máu trong tinh dịch.
- Sốt và ớn lạnh.
- Chảy dịch mủ niệu đạo.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn bao gồm:
- Nhiễm trùng ngược dòng từ đường niệu
- Nhiễm khuẩn qua đường tình dục
- Chấn thương
- Epididymo-orchitis
- Dùng thuốc điều trị bệnh lý tim mạch amiodarone
- Viêm mào tinh hoàn hóa học: nước tiểu chảy ngược vào trong mào tinh hoàn.
- Tình trạng này có thể xảy ra do nâng vật nặng hoặc căng thẳng.
Có nhiều loại tác nhân khác nhau có thể gây viêm mào tinh hoàn bao gồm:
- Vi khuẩn thường: Escherichia Coli
- Các chủng khác: trực khuẩn lao, ký sinh trùng giun chỉ, sán lá, lậu cầu, Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae.
- Siêu vi, nấm: hiếm gặp.
Đối tượng nguy cơ
Theo độ tuổi:
- Không có một nghiên cứu nào chứng minh ở độ tuổi nào sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm mào tinh hoàn hơn những độ tuổi khác. Tuy nhiên, từng độ tuổi sẽ có những yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh khác nhau.
- Tuy nhiên, nhận thấy rằng nam giới ở độ tuổi từ 18 -35 là đối tượng dễ bị viêm mào tinh hoàn. Nguyên nhân đến từ nhiễm trùng và sự phát triển của các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Do đặc trưng ở nhóm tuổi này, tần suất hoạt động tình dục sẽ thường xuyên hơn những độ tuổi khác, từ đó nguy cơ mắc các bệnh lý về đường tiết niệu, bao gồm viêm mào tinh hoàn cũng tăng lên khá cao.
- Do vậy, bộ y tế luôn khuyến cáo mỗi người cần đi khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm để quản lý được tình trạng sức khỏe cơ thể, phòng ngừa tối đa các bệnh tình dục và bệnh tiết niệu có thể mắc phải.
Những yếu tố rủi ro khiến người bệnh tăng khả năng viêm mào tinh hoàn mà người bệnh cần lưu ý và đề phòng:
- Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn.
- Người có bệnh sử các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Bệnh sử nhiễm trùng tuyến tiền liệt hoặc đường tiết niệu.
- Người từng can thiệp các thủ thuật y tế có ảnh hưởng đến đường tiết niệu như đặt ống thông hoặc ống dẫn tiểu.
- Không cắt bao quy đầu dương vật.
- Biến chứng từ phẫu thuật đường tiết niệu.
- Phì đại tuyến tiền liệt.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ kiểm tra các hạch bạch huyết mở rộng ở bẹn của bạn và tinh hoàn to ở bên bị ảnh hưởng. Bác sĩ cũng có thể khám trực tràng để kiểm tra xem có phì đại hoặc căng tuyến tiền liệt hay không.
Các xét nghiệm mà bác sĩ có thể đề nghị bao gồm:
- Sàng lọc STI: Một miếng gạc hẹp được đưa vào phần cuối của dương vật của bạn để lấy một mẫu dịch tiết từ niệu đạo của bạn. Mẫu được kiểm tra trong phòng thí nghiệm để tìm bệnh lậu và Chlamydia.
- Xét nghiệm nước tiểu và máu: Các mẫu nước tiểu và máu của bạn được phân tích để tìm các bất thường.
- Siêu âm: Xét nghiệm hình ảnh này có thể được sử dụng để loại trừ xoắn tinh hoàn. Siêu âm với Doppler màu có thể xác định xem lưu lượng máu đến tinh hoàn của bạn thấp hơn bình thường – cho thấy hiện tượng xoắn – hoặc cao hơn bình thường, giúp xác định chẩn đoán viêm mào tinh hoàn.
Phòng ngừa bệnh
Phòng ngừa viêm mào tinh hoàn:
- Sinh hoạt tình dục an toàn, quan hệ tình dục một vợ một chồng, luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Khám sức khỏe định kỳ, siêu âm kiểm tra để phát hiện những bất thường và điều trị kịp thời.
- Điều trị cho bạn tình nếu viêm mào tinh hoàn là do lây truyền qua đường tình dục.
Phòng ngừa diễn tiến của viêm mào tinh hoàn:
- Nghỉ ngơi trên giường
- Nâng cao bìu
- Chườm đá bìu để giảm đau
- Mang dụng cụ bổ trợ (quần lót cố định bìu)
- Tránh nâng vật nặng
- Tránh quan hệ tình dục cho đến khi hết tình trạng nhiễm trùng
Điều trị viêm mào tinh hoàn như thế nào?
Điều kiện tiên quyết trong bất kỳ phương pháp điều trị viêm mào tinh hoàn là để mào tinh hoàn nghỉ ngơi. Người bệnh cần giảm các cọ xát, va chạm hoặc kích thích lên phần mào tinh hoàn. Đồng thời kết hợp tiêm truyền hoặc uống thuốc điều trị và thuốc giảm đau để làm thuyên giảm các triệu chứng.
Cụ thể, các phương pháp điều trị viêm mào tinh hoàn thường được chỉ định trong phác đồ gồm:
- Nghỉ ngơi: Người bệnh được yêu cầu nghỉ ngơi tại giường. Để bìu ở vị trí cao bằng cách sử quần lót hỗ trợ cơ quan sinh dục đứng thẳng. Cần giảm tối đa các sự cọ xát, chườm lạnh gây kích ứng ở vị trí mào tinh hoàn và da bìu.
- Sử dụng thuốc: Tùy vào các triệu chứng và cường độ cơn đau mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc khác nhau. Chủ yếu, người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc giảm đau chống viêm, hoặc kháng sinh phổ rộng, và uống theo liều lượng chỉ định của bác sĩ. Với người bệnh nghi ngờ nhiễm trùng huyết, bác sĩ cũng có thể chỉ định tiêm kháng sinh nhóm aminoglycosid định kỳ mỗi ngày.
- Thực hiện thủ thuật can thiệp: Dành cho những trường hợp áp xe và tràn mủ ở màng tinh hoàn. Bác sĩ sẽ cần thực hiện giải phẫu để dẫn lưu cho người bệnh. Phẫu thuật cắt bỏ mào tinh hoàn có thể được xem xét cho những ca bệnh mạn tính, không đáp ứng tất cả phương pháp điều trị phía trên.
HI vọng với bài viết trên giúp các bạn tham khảo cụ thể hơn về viêm mào tinh hoàn và những điều cần biết về viêm mào tinh hoàn.