Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Viêm mũi teo là gì? Những điều cần biết về viêm mũi teo
Trĩ mũi có tên gọi khác là viêm mũi teo, là tình trạng viêm nhiễm kéo dài xảy ra ở niêm mạc mũi. Người mắc bệnh lý này thường ra mủ màu xanh hoặc vàng ở mũi kèm theo mùi hôi tanh khó chịu, ứ nhiều vảy động ở hốc mũi và chúng rất dễ bị rơi ra khiến cho lỗ mũi có mùi hôi. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu chi tiết hơn về viêm mũi teo (trĩ mũi) nhé.
Tổng quan chung
Viêm mũi teo là một bệnh lý mạn tính gây khô và đóng vảy tại niêm mạc mũi. Niêm mạc mũi là lớp mô bao phủ các xương xoăn mũi, có chức năng làm ấm, làm ẩm và lọc không khí hít thở. Khi bị viêm mũi teo, niêm mạc mũi trở nên mỏng hơn và co rút lại, làm cho khoang mũi mở rộng. Sự sinh sôi của vi khuẩn có thể gây ra mùi hôi khó chịu từ vùng mũi của người bệnh.
Viêm mũi teo có thể được phân loại thành hai loại chính:
- Viêm mũi teo nguyên phát: là loại bệnh xảy ra đột ngột, không có bất kỳ bệnh lý nào đi cùng.
- Viêm mũi teo thứ phát: là loại bệnh phát sinh do biến chứng hậu phẫu hoặc bệnh lý cụ thể.
Viêm mũi teo có thể được xác định theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn I: niêm mạc mũi bắt đầu bị teo, mỏng và khô, có vảy mũi màu trắng hoặc vàng nhạt, không mùi, dễ lấy ra. Người bệnh có thể cảm thấy ngạt mũi, khô mũi, đau đầu và mất khứu giác.
- Giai đoạn II: niêm mạc mũi tiếp tục bị teo, mất bóng, có vảy mũi dày, màu xanh hoặc xám, có mùi hôi, khó lấy ra. Người bệnh có thể cảm thấy hôi miệng, chảy máu mũi, đau họng, viêm xoang và mất khứu giác hoàn toàn.
- Giai đoạn III: niêm mạc mũi bị teo hoàn toàn, không còn vảy mũi, khoang mũi rộng, xương xoăn mũi bị teo hoặc biến dạng. Người bệnh có thể cảm thấy mũi bị biến dạng, mất thị giác, viêm màng não, viêm não hoặc viêm tủy sống.
Triệu chứng
Bệnh viêm mũi teo có thể xuất hiện các triệu chứng khó chịu không chỉ với người bệnh mà còn cả những người xung quanh. Đặc biệt là tình trạng hơi thở có mùi hôi, khó ngửi. Ngoài ra, viêm mũi teo thường gây nên một số triệu chứng khác như:
- Dịch mũi và nước mũi lấp đầy hai hốc mũi từ đó gây nên tình trạng tắc nghẽn.
- Nước mũi chảy nhiều.
- Mũi biến dạng.
- Người bệnh thường xuyên bị chảy máu cam không rõ nguyên do.
- Khứu giác bị suy giảm.
- Gặp phải tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên thường xuyên.
- Cổ họng đau rát kèm theo tình trạng chảy nước mắt.
- Hay gặp phải những cơn đau đầu.
Mặt khác, có nhiều trường hợp ở các vùng nhiệt đới thì những người mắc viêm mũi teo đôi khi có dòi xuất hiện bên trong mũi.
Nguyên nhân
Viêm teo mũi có thể phát sinh vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời bạn. Bên cạnh đó, bệnh có xu hướng phổ biến hơn ở nữ.
Viêm mũi teo nguyên phát:
Bác sĩ thường tìm thấy nhiều loại vi khuẩn khác nhau sau khi lấy mẫu dịch mũi của người bệnh, trong đó, phổ biến nhất là khuẩn Klebsiella ozaenae. Mặc dù không thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, nhưng bác sĩ vẫn đề cập đến một số yếu tố tiềm ẩn có nguy cơ phát triển tình trạng viêm mũi teo, chẳng hạn như:
- Di truyền.
- Dinh dưỡng kém.
- Nhiễm trùng lâu ngày.
- Thiếu máu do thiếu sắt.
- Một số vấn đề nội tiết.
- Các bệnh tự miễn.
- Tác nhân môi trường.
Viêm mũi teo thứ phát
Nguy cơ phát sinh viêm mũi teo thứ phát cao hơn nếu có bất kỳ yếu tố nào dưới đây:
- Đã từng trải qua ca mổ viêm xoang.
- Đã hoặc đang tiếp nhận liệu trình xạ trị.
- Chấn thương mũi.
- Một số vấn đề sức khỏe như giang mai, lao, bệnh lupus…
Đối tượng nguy cơ
Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm mũi teo, bao gồm:
- Tiền căn dị ứng, bệnh tự miễn dịch.
- Tiền căn nhiễm mũi vùng tai mũi họng
- Tiền căn chấn thương hoặc phẫu thuật vùng đầu mặt.
- Tiền căn bệnh lý gia đình mắc viêm mũi teo.
- Trẻ bất thường cấu trúc vùng đầu mặt.
Chẩn đoán
Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào những dấu hiệu bạn bắt gặp để đưa ra chẩn đoán ban đầu. Sau đó, để xác nhận chẩn đoán này, họ sẽ bắt đầu tiến hành một số thủ thuật y tế, ví dụ như:
- Kiểm tra thể chất tổng quát.
- Sinh thiết.
- Thực hiện các loại xét nghiệm hình ảnh (chụp CT, X-quang…).
Phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa bệnh lý viêm mũi teo, người bệnh cần chú ý đến các biện pháp sau:
- Tăng cường sức đề kháng, ăn uống cân bằng, bổ sung vitamin và khoáng chất, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, tránh stress và mệt mỏi.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc kích thích mũi như bụi, khói, hóa chất, nước hoa, thuốc lá, rượu, cà phê, gia vị cay nóng.
- Vệ sinh mũi thường xuyên bằng dung dịch muối sinh lý hoặc nước ấm, tránh dùng nước lạnh hoặc quá nóng, tránh dùng bông gòn hoặc đồ vật cứng để lấy vảy mũi.
- Điều trị kịp thời các bệnh lý mũi như viêm mũi, viêm xoang, polyp mũi, lệch vách ngăn mũi, nếu cần thiết thực hiện phẫu thuật.
- Tránh lạm dụng thuốc xịt mũi, thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loét dạ dày, thuốc chống đông máu, thuốc chống ung thư, thuốc chống viêm hoặc thuốc gây nghiện như cocain.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa mũi khi có các triệu chứng bất thường, đặc biệt là mất khứu giác, hôi mũi, chảy máu mũi, đau đầu, mất thị giác hoặc sốt cao.
Điều trị như thế nào?
Nội khoa
- Lấy vảy mũi và rửa mũi bằng dung dịch Borat hoặc Natri bicarbonat loãng ấm hàng ngày.
- Bôi thuốc mỡ vitamin A, D để chống thoái hoá niêm mạc.
- Chống nhiễm khuẩn: thường dùng Streptomycin tại chỗ.
- Dùng vacxin trị liệu cũng có kết quả.
Ngoại khoa
- Phẫu thuật làm hẹp hốc mũi bằng cách độn mảnh nhựa acrylic (phẫu thuật Eries) hay ghép dưới niêm mạc mảnh sụn sườn, xương mào chậu.
Hi vọng với bài viết trên giúp các bạn hiểu hơn về viêm mũi teo, triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng bệnh.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.