Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Viêm ruột: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Viêm ruột là một bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm ruột có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư đại tràng hoặc hình thành cục máu đông. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân, và phương pháp điều trị viêm ruột.
Tổng quan chung
Viêm ruột là gì? Viêm ruột có thể xảy ra ở bất cứ đoạn ruột nào của ống tiêu hoá. Tuỳ theo tác nhân gây bệnh, gây viêm ở đại tràng hay viêm ruột non. Viêm ruột là một phần trong bệnh lý viêm đường tiêu hóa. Viêm ruột là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nói chung ở ruột gây ra do cả vi khuẩn lẫn virus. Nếu tình trạng viêm xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiêu hóa sẽ phá vỡ chức năng của các cơ quan, gây đau đớn và đe dọa tính mạng người bệnh. Bệnh viêm ruột mạn tính gồm hai bệnh chính là viêm loét đại trực tràng chảy máu và bệnh Crohn.
Phân loại tình trạng viêm ruột
- Viêm loét đại tràng: Dựa vào vị trí bị viêm, triệu chứng cụ thể, viêm loét đại tràng lại bao gồm nhiều dạng viêm. Cụ thể
- Viêm loét tại vùng đại tràng: Tình trạng viêm nhiễm chủ yếu xuất hiện tại vùng sát hậu môn.
- Viêm loét đại tràng xích ma: Tình trạng viêm nhiễm chủ yếu xuất hiện tại vị trí gần cuối của phần đại tràng.
- Viêm đại tràng bên trái: Khu vực viêm nhiễm tập trung ở phần đại tràng bên trái và đại tràng bên dưới.
- Viêm loét đại tràng toàn phần: Khắp khu vực đại tràng đã bị viêm nhiễm.
- Viêm đại tràng cấp tính.
- Viêm ruột từng vùng Crohn
Triệu chứng
Một số dấu hiệu điển hình phải kể đến gồm:
- Tiêu chảy.
- Mệt mỏi.
- Đau bụng.
- Xuất hiện máu trong phân.
- Chán ăn.
- Sút cân bất thường.
Các triệu chứng hiếm gặp hơn bao gồm:
- Sốt
- Ngứa, đỏ, đau mắt
- Đau khớp
- Buồn nôn và nôn
- Phát ban da và lở loét (loét)
Nguyên nhân
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh viêm ruột chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố sau được xem là nguyên nhân khởi phát gây bệnh viêm ruột:
- Yếu tố di truyền
Bệnh viêm ruột có xu hướng di truyền. Nguy cơ mắc bệnh viêm ruột của một người sẽ cao hơn nếu trong gia đình có người từng bị viêm ruột. Có khoản 5% đến 20% số người mắc bệnh viêm ruột có người thân cấp 1 (ba, mẹ, con cái, anh chị em ruột) từng mắc bệnh.
- Yếu tố môi trường
Bên cạnh yếu tố di truyền, môi trường cũng được xem là nguyên nhân khởi phát bệnh viêm ruột.
- Do virus
Bệnh viêm ruột còn có thể do virus. Một số loại virus phổ biến gây viêm ruột có thể kể đến là: Salmonella, Escherichia coli (hay E. coli), Staphylococcus aureus (S. aureus), Campylobacter jejuni (C. jejuni), Shigella.
- Bất thường trong hệ thống miễn dịch
Cơ chế hoạt động của hệ thống miễn dịch bình thường là tấn công và tiêu diệt những kẻ xâm lược cơ thể đến từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, virus, nấm và các vi sinh vật khác. Tuy nhiên ở một số trường hợp bất thường của hệ thống miễn dịch, các tế bào trong đường tiêu hóa lại bị tấn công và tiêu diệt thay vì tiêu diệt các tác nhân gây hại cho cơ thể đến từ bên ngoài. Điều này dẫn đến tình trạng viêm mãn tính, loét, dày lên ở thành ruột và cuối cùng là các triệu chứng của bệnh.
Đối tượng nguy cơ
Viêm ruột là bệnh đường tiêu hóa thường gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong đó, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác, như:
- Có người thân trong gia đình mắc bệnh viêm ruột
- Có tiền sử viêm ruột
- Đi du lịch tới những vùng thịnh hành bệnh viêm ruột
- Sử dụng nước chưa qua xử lý hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.
- Tuổi tác: Viêm ruột thường xảy ra phổ biến ở những người dưới 30 tuổi, một số trường hợp xuất hiện trong giai đoạn 50 – 60 tuổi.
- Chủng tộc: Viêm đường ruột xảy ra phổ biến ở người da trắng.
Chẩn đoán
- Xét nghiệm
- Nội soi
- Chẩn đoán hình ảnh
Phòng ngừa bệnh
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh, trước khi tiếp xúc với thực phẩm
- Rửa sạch dụng cụ nhà bếp và các bề mặt đã tiếp xúc với thịt sống
- Nấu chín kỹ thịt và động vật có vỏ, đun sôi nước trước khi uống. Hạn chế tiêu thụ thức uống chứa cồn, caffeine, gas…, Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có thể gây kích thích đường ruột điển hình là sữa, thức ăn nhiều gia vị, thức ăn nhiều dầu mỡ…
- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp
- Sử dụng nước đóng chai khi đi du lịch
- Nếu bạn bị bệnh, hãy ở nhà cho đến 48 giờ sau khi hết các triệu chứng.
- Ăn các bữa nhỏ cách nhau 2 – 4 giờ, luôn uống nhiều nước mỗi ngày.
- Kiểm soát căng thẳng bằng cách thiền, tập thái cực quyền, yoga, nghe nhạc…
- Duy trì ngủ đủ giấc và hoạt động thể chất đều đặn.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
Điều trị như thế nào
Điều trị bằng thuốc
- Nhóm thuốc chống viêm: Thuốc aminosalicylate (mesalamine, balsalazide, olsalazine) là lựa chọn đầu tiên cho viêm loét đại tràng từ nhẹ đến trung bình. Corticosteroid được sử dụng ngắn hạn để giảm viêm và ức chế miễn dịch.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Các loại thuốc như azathioprine, mercaptopurine, methotrexate hoạt động bằng cách ngăn chặn phản ứng miễn dịch, giảm tổn thương niêm mạc ruột.
- Thuốc sinh học: Nhóm thuốc này như infliximab, adalimumab, certolizumab giúp ức chế protein gây viêm trong cơ thể.
- Thuốc kháng sinh: Được sử dụng khi có nghi ngờ nhiễm trùng, đặc biệt trong trường hợp bệnh Crohn quanh hậu môn.
- Thuốc chống tiêu chảy và giảm đau: Bổ sung chất xơ như bột psyllium, methylcellulose, và loperamid cho tiêu chảy nặng. Acetaminophen được sử dụng cho đau nhẹ.
Phẫu thuật
Với các trường hợp nghiêm trọng không thể điều trị hiệu quả bằng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật, cụ thể như sau:
- Phẫu thuật viêm loét đại tràng (cắt bỏ toàn bộ đại tràng và trực tràng).
- Cắt bỏ một phần đường tiêu hóa bị tổn thương và nối các phần khỏe mạnh lại với nhau.
Kết luận
Viêm ruột là một bệnh lý tiêu hóa nghiêm trọng nhưng có thể được kiểm soát hiệu quả thông qua chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ triệu chứng, nguyên nhân và các phương pháp điều trị sẽ giúp bệnh nhân và gia đình chủ động hơn trong việc phòng ngừa và đối phó với bệnh. Để có được thông tin chính xác và phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.