Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Xốp Tủy Thận Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Xốp Tủy Thận
Bệnh xốp tủy thận còn hay gọi là chứng xốp thận được coi là rối loạn lành tính với tỉ lệ mắc khá thấp. Tuy nhiên có khoảng 10% bệnh nhân bị xốp thận dẫn đến nguy cơ mắc bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu và sỏi thận, khiến người bệnh phải chật vật lọc sỏi thận mỗi năm. Do đó chúng ta không nên chủ quan và lơ là trong việc phát hiện sớm và chữa trị bệnh này.
Tổng quan chung
Bệnh xốp tủy thận là gì?
Bệnh xốp thận (MSK) hay Cacchi-Ricci, là một rối loạn bẩm sinh của thận và đặc trưng bởi sự giãn nở của các ống dẫn nước tiểu nhỏ ở một hoặc cả hai thận. Những người bị bệnh xốp thận có nguy cơ bị sỏi thận và nhiễm trùng đường tiểu (UTI) cao hơn những người khác. Bệnh nhân bị xốp thận thường phải lọc sỏi thận mỗi năm, giống như ở các bệnh nhân bị sỏi thận.
Triệu chứng
Nhiều người xốp tủy thận không có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy một người có thận xốp tủy thường là nhiễm trùng tiết niệu hoặc sỏi thận. Nhiễm trùng tiết niệu và sỏi tiết niệu chia sẻ nhiều dấu hiệu và triệu chứng tương tự:
- Đau lưng hoặc đau bên hông: Đau có thể xuất hiện đột ngột và kéo dài, thường do sỏi thận gây ra.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, và nước tiểu có mùi khó chịu.
- Tiểu máu: Có thể xuất hiện máu trong nước tiểu.
- Tiểu ra sỏi: Sỏi nhỏ có thể được thải ra theo đường tiểu.
- Sốt rét run
- Buồn nôn, nôn
Những người gặp phải những triệu chứng này nên đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị phù hợp kịp thời.
Nguyên nhân
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh xốp thận. Mặc dù bệnh xốp thận có thể xuất hiện ở trẻ từ lúc mới sinh ra, nhưng cũng có nghiên cứu cho thấy bệnh có thể do di truyền.
Nhiều giả thuyết cho rằng sự giãn nở của ống dẫn tiểu có thể do axit uric gây tắc nghẽn trong tế bào phôi hoặc do tăng canxi niệu. Tỷ lệ mắc bệnh xốp thận là 1/5000 trong đó khả năng cao những người mắc sỏi canxi thận (khoảng 12-20%) sẽ bị mắc bệnh xốp thận sau đó.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh xốp thận, chẳng hạn như:
- Chứng phì đại nửa người (Hội chứng Beckwith Wiedemann)
- Bệnh Caroli biểu hiện bởi sự giãn nở của ống dẫn mật trong gan
- Hội chứng Ehlers Danlos khiến khớp mềm dẻo và da căng giãn, mỏng manh.
- Bệnh xơ gan bẩm sinh
- Bệnh thận mạn tính
- Trong gia đình có người mắc bệnh thận
Đối tượng nguy cơ
Người có tiền sử gia đình mắc bệnh: Nếu bố mẹ hoặc anh chị em có bệnh xốp tủy thận, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
Người thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát có thể là dấu hiệu của bệnh xốp tủy thận.
Chẩn đoán
Xốp tủy thận có thể được chẩn đoán chính xác qua các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, X-quang, chụp cắt lớp vi tính…
- Siêu âm có thể phát hiện sỏi thận, cặn canxi trong thận… Với bệnh nhân xốp tủy thận, hình ảnh siêu âm phát hiện phần tủy thận có echo dày với những điểm echo và một số có bóng lưng.
- Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra sự hiện diện của máu, vi khuẩn hoặc sỏi nhỏ trong nước tiểu.
- Chụp X-quang phát hiện hình ảnh xốp tủy thận cũng như các vấn đề khác như u nang trong thận, tắc nghẽn đường tiết niệu…
- Chụp cắt lớp vi tính có thể nhìn thấy các ống thận bị giãn nở hoặc kéo dài.
Ngoài ra, bác sĩ cũng thường chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để xác định thận hoạt động như thế nào và tìm ra các dấu hiệu nhiễm trùng.
Phòng ngừa bệnh
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách để ngăn ngừa thận xốp tủy. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc kết hợp thay đổi chế độ ăn uống để ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu và sỏi thận trong tương lai.
Hiện tại chưa có phương pháp phòng ngừa cụ thể cho bệnh xốp tủy thận do bị bẩm sinh. Tuy nhiên, việc duy trì một lối sống lành mạnh và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
- Uống đủ nước: Nên uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Giúp làm loãng nước tiểu và giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn muối và thực phẩm giàu oxalat có thể giúp giảm nguy cơ sỏi thận.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về thận.
Những người bị xốp tủy thận nên trao đổi thường xuyên với bác sĩ thận tiết niệu hoặc chuyên gia dinh dưỡng của họ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi chế độ ăn uống nào. Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp một người lên kế hoạch cho các bữa ăn lành mạnh.
Điều trị như thế nào?
Việc điều trị bệnh xốp tủy thận được dựa trên nguyên tắc điều trị các triệu chứng, biến chứng của bệnh. Trong đó, tập trung vào kiểm soát hai biến chứng thường gặp nhất là sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng thuốc kháng sinh phù hợp với mức độ bệnh cũng như loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Điều trị sỏi thận có thể sử dụng thuốc lợi tiểu để đẩy sỏi ra ngoài với những sỏi có kích thước nhỏ. Nếu sỏi có kích thước lớn có thể được xử lý bằng tán sỏi xung kích, tán sỏi nội soi niệu quản, tán sỏi qua da…
- Phẫu thuật: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ sỏi thận hoặc sửa chữa các tổn thương trong thận.
Kết Luận
Bệnh xốp tủy thận, mặc dù hiếm gặp, nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được quản lý và điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ về bệnh, từ triệu chứng, nguyên nhân đến các phương pháp điều trị và phòng ngừa, sẽ giúp người bệnh và người thân có thể đối phó hiệu quả với tình trạng này. Hãy duy trì lối sống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp. Việc nhận thức và hành động kịp thời chính là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.