Biến chứng thường gặp ở bệnh suy gan giai đoạn cuối
Suy gan là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Bệnh được chia thành 3 nhóm chính với nguyên nhân, tốc độ phát triển triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về suy gian.
Suy gan giai đoạn cuối là gì?
Suy gan là tình trạng gan giảm khả năng thực hiện các chức năng bình thường của gan, xảy ra khi phần lớn tổ chức gan bị tổn thương và không có khả năng hoạt động. Đây thường là giai đoạn cuối của nhiều bệnh gan, xảy ra khi phần lớn cơ quan đã bị hư hại, không thể phục hồi. Nhưng cũng có thể suy gan cấp tính như trong ngộ độc thuốc….
Cụ thể, gan đảm nhận rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, bao gồm loại bỏ chất độc hại, chống nhiễm trùng, sản xuất protein giúp đông máu và tạo ra mật phục vụ cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nếu gan bị nhiễm virus hoặc hóa chất có thể dẫn đến tổn thương, gây suy gan, thậm chí về lâu dài sẽ ngưng hoạt động. Bệnh tiến triển theo 4 giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1 – Viêm: Đây là giai đoạn đầu, gan bị viêm và có thể hoạt động yếu hơn bình thường nhưng không biểu hiện bằng triệu chứng rõ rệt, người bệnh chưa cảm thấy khó chịu hay đau đớn.
- Giai đoạn 2 – Xơ hóa: Tình trạng viêm nhiễm không được điều trị sẽ để lại sẹo. Khi mô mô sẹo tích tụ trong gan, quá trình lưu thông máu bị cản trở, gây ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận khác. Ở giai đoạn này, gan vẫn có khả năng được chữa lành nếu được điều trị và chăm sóc kịp thời.
- Giai đoạn 3 – Xơ gan: Mô sẹo cứng phát triển nhiều hơn, thay thế dần các mô khỏe mạnh. Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu nhận thấy triệu chứng bất thường do hoạt động của gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Giai đoạn 4 – Suy gan giai đoạn cuối: Ở giai đoạn này, ghép gan là phương pháp duy nhất có thể chữa khỏi bệnh, ngược lại nguy cơ tử vong sẽ rất cao do chức năng gan đã suy giảm đến mức cao nhất. Lúc này, một loạt các vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra đồng thời bao gồm chảy máu trong, tích nước trong bụng, phù não, mất chức năng thận, các vấn đề về phổi…
Gan khỏe mạnh và bị suy gan
Nguyên nhân của suy gan giai đoạn cuối
Một số nguyên nhân chính gây bệnh suy gan thường gặp ở nhiều người bao gồm:
- Viêm gan do virus: A, B, C, D…
- Quá liều thuốc paracetamol, halothane, thuốc kháng viêm không steroid.
- Bị ngộ độc nấm.
- Uống nhiều rượu bia
- Hút thuốc lá
- Thực phẩm chứa chất độc.
Virus viêm gan là nguyên nhân phổ biến gây suy gan
Các biến chứng của suy gan giai đoạn cuối
Suy gan giai đoạn cuối để lại nhiều biến chứng nặng nề như bệnh não gan, rối loạn chuyển hóa, biến chứng phổi, suy thận, phù não và co giật,…:
- Phù não: Do mất cân bằng điện giải và dịch thể dẫn đến tình trạng phù não làm gia tăng áp lực lên hộp sọ.
- Nhiễm trùng: nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng máu và hệ hô hấp.
- Xuất huyết và biến chứng của xuất huyết: chức năng gan suy giảm dẫn đến rối loạn quá trình sản xuất các yếu tố đông máu, từ đó làm rối loạn đông máu khiến hệ tiêu hóa dễ bị xuất huyết. Thông thường rất khó để kiểm soát biến chứng này.
- Suy thận: biến chứng suy thận xuất hiện ở 55% trong số các trường hợp suy gan cấp tính khi được chuyển tới chuyên khoa điều trị, thường bộc phát sau suy gan (hay còn được biết đến với tên gọi hội chứng gan thận). Cũng có khi suy thận đồng thời xảy ra với suy gan do các tác nhân khác ảnh hưởng tới 2 cơ quan này (ví dụ như uống quá liều paracetamol).
- Rối loạn chuyển hóa: hạ kali máu, nhiễm kiềm chuyển hóa, giảm phosphat máu, hạ đường huyết (do cholesterol trong máu tăng và glycogen ở gan bị giảm).
Nên làm gì khi mắc bệnh suy gan giai đoạn cuối?
Gan không chỉ là cơ quan nội tạng lớn nhất của cơ thể mà còn giữ nhiều chức năng quan trọng. Do phải đảm đương nhiều chức năng quan trọng lại không được chăm sóc và bảo vệ tốt nên gan rất dễ bị suy giảm chức năng.
Gan bị suy giảm chức năng sẽ ảnh hưởng đến quá trình thải độc, hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Các bác sĩ cho biết: Chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng gan. Dinh dưỡng hợp lý giúp bảo vệ và tăng cường chức năng gan.
Một số thực phẩm dưới đây đã được y học kiểm nghiệm và chức minh có khả năng tăng cường chức năng gan rất tốt:
- Khổ qua làm sạch các tế bào gan, đồng thời giúp chống bệnh ung thư gan. Đây là một trong những chất tẩy rửa tốt nhất cho gan.
- Táo chứa vitamin C và axit d-gluconic giúp loại bỏ lượng chất béo dư thừa ra khỏi gan.
- Cải xoăn là một loại rau lá xanh có chứa hàm lượng cao magie và chất sắt. Cả hai chất dinh dưỡng đều cần thiết cho quá trình tái sinh gan.
- Nghệ chứa chất curcumin giúp tẩy độc tố ở gan và làm sạch các tế bào gan.
- Tỏi, hành là thực phẩm rất giàu sulphur (lưu huỳnh). Chất này giúp đối phó với các tổn hại trong gan do các gốc tự do gây ra, đồng thời giúp kích thích sự tăng trưởng của các tế bào gan mới..
- Bất kỳ loại thực phẩm nào chứa lợi khuẩn probiotic đều tốt cho gan. Sữa chua là một trong những thực phẩm phổ biến chứa probiotic giúp tái tạo gan.
- Quả mọng: Các loại quả mọng như dâu tây, quả mâm xôi… là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp tái tạo gan. Ăn các loại quả này còn giúp tống khứ các chất béo khỏi các tế bào gan.
- Atiso: Chứa 2 hóa chất quan trọng là cynarin và silymarin. Những hóa chất này giúp tăng cường chức năng gan, giúp chữa trị bệnh viêm gan, và cũng giúp tăng khả năng miễn dịch của gan.
Ngoài ra, suy gan ở giai đoạn cuối nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để có thể giảm được tiến triển của bệnh.
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn hiểu hơn về suy gan giai đoạn cuối.