Biểu hiện trào ngược dạ dày là gì? Cách nhận biết và điều trị kịp thời
Nhận biết đúng biểu hiện trào ngược dạ dày sẽ giúp bạn tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác và dễ dàng điều trị thành công hơn. Bệnh trào ngược dạ dày không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết này của Pharmacity sẽ giúp bạn phân biệt các biểu hiện của trào ngược dạ dày với các bệnh lý khác để tìm ra cách điều trị phù hợp.
Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Thường xuyên ợ hơi khi đói là biểu hiện trào ngược dạ dày mà người bệnh cần nghĩ ngay đến bệnh trào ngược.
Trong khi đó, ợ nóng, ợ chua thường đi kèm với nhau. Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ dạ dày, có khi là vùng ngực dưới lan lên cổ. Ợ chua thường xảy ra nhiều hơn vào buổi sáng khi đánh răng. Người bệnh sẽ có cảm giác vị chua trong miệng khi ợ lên.
Tần suất xảy ra các dấu hiệu này có thể tăng khi uống nước, khi ăn no, khi bị đầy bụng khó tiêu, khi người bệnh cúi gập người về phía trước hoặc nằm nghỉ hoặc ngủ vào ban đêm.
Đau tức ngực
Biểu hiện trào ngược dạ dày là gì? Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường khiến cho người bệnh có cảm giác đè ép, co thắt ở vùng ngực, xuyên ra lưng và cánh tay, triệu chứng thường giống như bệnh phế quản hay tim mạch. Điều này là do axit dạ dày trào ngược lên thực quản, kích thích thần kinh trên niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau.
Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường gây cảm giác đau tức ngực sau khi ăn khoảng 30 phút. Kèm theo đó là cơn nóng rát ở ngực và vị chua trong miệng, cơn đau trở nên nhiều hơn khi nằm hoặc cúi xuống.
Khó nuốt
Thống kê cho thấy có khoảng 30% bệnh nhân trào ngược dạ dày sẽ gặp phải tình trạng khó nuốt. Dấu hiệu này có thể cảnh báo cho thấy nguy cơ bệnh ung thư thực quản. Khi chứng trào ngược lặp lại nhiều lần sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho thực quản làm sưng tấy, phù nề niêm mạc thực quản, khiến cho người bệnh khó nuốt, cảm thấy thức ăn bị ứ nghẹn ở cổ họng.
Ngoài ra, kể cả khi niêm mạc được phục hồi cũng có nguy cơ để lại sẹo, chít hẹp thực quản dễ khiến cho người bệnh gặp phải các vấn đề y tế khác do gặp khó khăn trong việc tiêu thụ thức ăn.
Buồn nôn, nôn
Ban đầu, bạn có thể sẽ cảm thấy khó chịu vùng dạ dày gồm các cảm giác buồn nôn sau khi ăn, đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu và cảm giác đau bụng trên. Cảm giác đầy bụng, khó tiêu này sẽ khiến bạn muốn nôn, chán ăn và không cảm thấy đói.
Nếu không điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản sớm hay điều trị không đúng cách sẽ khiến cho tình hình bệnh tiến triển nặng hơn. Chất trào ngược thực quản không chỉ là khí hơi, dịch vị dạ dày mà cả thức ăn cũng có thể tràn lên bất cứ lúc nào. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản này khá phổ biến, thường xảy ra sau khi ăn hoặc khi đánh răng buổi sáng.
Trào ngược dạ dày thực quản thường gặp ở những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em và trẻ sơ sinh. Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ em và trẻ sơ sinh là do hệ thống tiêu hóa và dạ dày còn yếu, dẫn đến nôn trớ.
Ho mãn tính
Một trong những biểu hiện trào ngược dạ dày là tình trạng ho mãn tính. Ho là hành động phản xạ có thể xảy ra do sự gia tăng axit dạ dày vào ống dẫn thức ăn. Axit dạ dày trào ngược lên có thể rơi vào cổ họng hoặc thanh quản. Loại trào ngược này gọi là trào ngược họng – thanh quản (LPR). LPR có thể gây hiện tượng ho kéo dài nhằm mục đích bảo vệ chống trào ngược.
Dấu hiệu ho do trào ngược dạ dày gây ra có thể xảy ra đặc trưng bao gồm:
- Ho trong khi đang nằm
- Ho chủ yếu vào ban đêm hoặc sau khi ăn
- Ho không do hen suyễn hoặc khi chụp X-quang ngực được chẩn đoán bình thường
- Ho dai dẳng xảy ra ngay cả khi không có nguyên nhân phổ biến như hút thuốc hoặc dùng các loại thuốc có tác dụng phụ là ho, như thuốc ức chế men chuyển.
Đắng miệng
Dịch vị trào lên kèm theo dịch mật khiến cho người bệnh có cảm giác đắng miệng. Đây là biểu hiện của tình trạng rối loạn thần kinh dạ dày, Lúc này, cơ thể mở van môn vị quá mức khiến cho dịch mật trào ra.
Một số biểu hiện trào ngược dạ dày ít gặp hơn có thể kể đến như: Người bệnh chán ăn, sụt cân, thiếu máu hoặc xuất huyết đường tiêu hóa.
Đau họng
Biểu hiện trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng và đau họng khiến cho axit dạ dày trào lên thực quản, tiếp xúc với dây thanh quản, gây viêm, sưng tấy và gây khàn giọng. Những biểu hiện này có thể khiến cho nhiều người nhầm lẫn với bệnh đường hô hấp. Triệu chứng này nếu không được điều trị có thể gây khàn giọng, khó nói.
Bạn nên chú ý các biểu hiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản như khàn giọng, ho, đau họng, nhất là sau khi ăn. Đặc biệt là khi những triệu chứng trên không đi kèm với các triệu chứng của bệnh cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi.
Miệng tiết ra nhiều nước bọt
Miệng tiết nhiều nước bọt là tình trạng mà bạn nên chú ý nếu tình trạng tiết nước bọt diễn ra bất bình thường, bởi vì đây cũng là một biểu hiện trào ngược dạ dày. Bạn nên cảnh giác khi nước bọt tiết ra nhiều hơn so với bình thường, đây là phản xạ của cơ thể khi acid trào ngược lên thực quản. Nhằm giúp trung hòa acid trong dạ dày, cơ thể sẽ để nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường.
Khàn giọng và ho
Acid dạ dày trào ngược cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến dây thanh quản của người bệnh. Biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản có bao gồm khàn giọng và ho liên quan đến sự tổn thương của dây thanh quản. Người bị trào ngược dạ dày sẽ gặp tình trạng khó nói, khàn giọng do sự viêm phù nề của dây thanh quản. Nếu dấu hiệu này kéo dài sẽ gây ho.
Dấu hiệu lâm sàng
Bên cạnh những biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản được nêu trên, bạn cũng có thể nhận biết bệnh thông qua một số dấu hiệu lâm sàng khác như:
- Biểu hiện trào ngược dạ dày đối với người lớn: Đối với người lớn bị trào ngược dạ dày, bệnh nhân dễ bị mắc phải hoặc dễ tái phát những bệnh có liên quan đến hầu, tai mũi họng, thanh quản hoặc phế quản – phổi như viêm bệnh xoang mạn, viêm họng, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản,…. Hơn nữa, người có bệnh sử bị hen suyễn cũng dễ bị bùng phát bệnh hơn người khác.
- Biểu hiện trào ngược dạ dày đối với trẻ em: Với trẻ em, phụ huynh có thể nhận biết trẻ đang bị trào ngược dạ dày thông qua các biểu hiệu như nôn, ọc sữa qua đường mũi và miệng. Chậm tăng cân, có khả năng bị suy dinh dưỡng hoặc tình trạng thiếu máu kéo dài ở mức đáng báo động.
Nhận diện sớm biểu hiện trào ngược dạ dày là bước quan trọng trong việc quản lý và điều trị tình trạng này hiệu quả. Để giúp phòng ngừa và điều trị trào ngược dạ dày, hãy chú ý đến chế độ ăn uống, duy trì lối sống lành mạnh cũng như tìm kiếm sự tư vấn y tế khi cần thiết. Bằng cách nhận diện sớm và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, bạn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe dạ dày của mình.