Burn Out là gì? 10 cách cải thiện tình trạng Burn Out trong cuộc sống
Burnout là hiện tượng mà ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là trong xã hội hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc. Để hiểu rõ hơn Burn Out là gì? Làm sao có thể cải thiện tình trạng này, hãy cùng Pharmacity khám phá chi tiết trong bài viết sau đây.
Burn Out là gì?
Burn out hay còn được hiểu là “kiệt sức”, “đuối sức”, là một trạng thái cảm xúc và sinh lý mà người ta thường gặp phải khi phải đối mặt với căng thẳng và áp lực liên tục trong công việc hoặc cuộc sống. Những người bị burnout thường cảm thấy mệt mỏi, mất hứng thú và không còn có năng lượng để đối phó với những yêu cầu hàng ngày.
Các triệu chứng thường gặp của burn out bao gồm cảm thấy kiệt sức, cảm thấy thất vọng và thường xuyên bị căng thẳng. Đây là một vấn đề nghiêm trọng và cần được giải quyết để duy trì sức khỏe và sự cân bằng trong cuộc sống.
Burn out là tình trạng kiệt quệ sức lực, không có năng lượng
Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị Burn Out
Sau khi hiểu Burn Out nghĩa là gì thì đây là trạng thái kiệt sức toàn diện, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Về thể chất, bạn có thể cảm thấy cơ thể rệu rã, thường xuyên mệt mỏi, đau đầu và đau cơ, ăn uống không đều đặn và khó ngủ. Những thay đổi này khiến sức đề kháng giảm, dẫn đến dễ ốm vặt.
Về mặt cảm xúc, bạn có thể cảm thấy mình thất bại, cô đơn và mất động lực. Sự nghi ngờ bản thân và cảm giác không ai hiểu mình có thể khiến bạn cảm thấy bị cô lập và luôn căng thẳng.
Khi rơi vào tình trạng kiệt sức này thì hành vi của bạn cũng bị ảnh hưởng. Bạn có thể trở nên trốn tránh công việc, trì hoãn nhiệm vụ và dựa vào chất kích thích hoặc đồ ăn nhanh để đối phó với căng thẳng. Bạn có thể tránh tiếp xúc với mọi người, tự thu mình lại và dễ nổi giận, trút bực tức lên người khác.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Burn Out
Burnout có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các yếu tố liên quan đến công việc, cá nhân và môi trường sống. Điển hình như:
- Áp lực công việc: Khối lượng công việc quá lớn, thời gian làm việc kéo dài và kỳ vọng cao từ cấp trên dành cho bạn có thể gây ra sự căng thẳng liên tục, từ đó dẫn đến tình trạng kiệt sức.
- Thiếu kiểm soát: Cảm giác bạn không có quyền kiểm soát công việc hoặc thiếu sự tự chủ trong quyết định công việc có thể dẫn đến sự bất mãn và cảm giác bị ép buộc.
- Môi trường làm việc tiêu cực: Một môi trường làm việc độc hại với mâu thuẫn, thiếu hỗ trợ từ đồng nghiệp và quản lý, cùng văn hóa công ty không lành mạnh có thể làm gia tăng căng thẳng và bất mãn dễ dẫn đến tình trạng Burn out.
- Thiếu sự công nhận và phần thưởng: Không nhận được sự công nhận, khen thưởng xứng đáng cho những nỗ lực và đóng góp mà bạn mang đến, có thể làm giảm động lực và tinh thần làm việc.
- Kỳ vọng cá nhân: Tự đặt ra những mục tiêu quá cao hoặc kỳ vọng không thực tế đối với bản thân có thể dẫn đến cảm giác thất bại và kiệt quệ.
- Thiếu sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Dành quá nhiều thời gian cho công việc mà không có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống cá nhân có thể dẫn đến sự mệt mỏi và mất cân bằng.
- Thiếu kỹ năng quản lý stress: Không biết cách quản lý stress và các cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến sự tích tụ căng thẳng và cảm giác quá tải.
- Yếu tố cá nhân: Tính cách cầu toàn, tự ti hoặc lo âu cũng có thể khiến một người dễ bị Burn out hơn khi phải đối mặt với áp lực.
Có nhiều nguyên nhân khiến bản thân bị Burnout
Tránh nhầm lẫn Burn Out với căng thẳng
Burnout và căng thẳng đều liên quan đến sự quá tải về cảm xúc và thể chất, nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau. Căng thẳng là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những áp lực hàng ngày và thường là tạm thời. Khi bạn gặp căng thẳng, cơ thể sẽ phản ứng để giúp bạn đối phó với tình huống, chẳng hạn như tăng nhịp tim, căng cơ và tăng cường tập trung.
Ngược lại, Burn out là tình trạng kiệt quệ kéo dài, xảy ra khi bạn cảm thấy mệt mỏi, mất động lực và cảm thấy không còn khả năng đối phó với công việc hoặc cuộc sống. Burn out không chỉ là cảm giác căng thẳng tạm thời mà là sự suy kiệt về mặt thể chất, cảm xúc và tinh thần kéo dài.
Căng thẳng có thể được giải quyết bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn và quản lý thời gian tốt hơn. Tuy nhiên, Burn out đòi hỏi sự thay đổi nhiều hơn về lối sống, bao gồm việc tìm lại sự cân bằng, nhận diện nguyên nhân gốc rễ và có thể cần sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý.
Như vậy, căng thẳng là một phần của cuộc sống và có thể kiểm soát được, trong khi burnout là trạng thái kiệt quệ nghiêm trọng hơn, đòi hỏi những biện pháp can thiệp và điều chỉnh dài hạn.
Phải làm gì khi bản thân bị Burn Out?
Khi bạn nhận thấy mình đang trải qua Burn out, việc thực hiện các biện pháp sau có thể giúp bạn phục hồi và lấy lại năng lượng:
Nhận diện và chấp nhận tình trạng bản thân đang bị Burnout
Hiểu rõ và chấp nhận rằng bạn đang trải qua burn out là bước đầu tiên quan trọng. Điều này giúp bạn nhận thức rõ tình trạng của mình và không phủ nhận cảm xúc và trạng thái kiệt quệ mà bạn đang trải qua. Ngoài ra, nhận diện vấn đề bản thân mình đang kiệt quệ do đâu sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra những giải pháp phù hợp.
Hãy đối mặt và nhận biết bản thân đang bị Burn out để nghỉ ngơi kịp thời
Nghỉ ngơi và thư giãn
Cho phép bản thân có thời gian nghỉ ngơi thực sự để tái tạo năng lượng. Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc và dành thời gian cho những hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc, đi dạo hoặc tham gia các hoạt động bạn yêu thích. Những khoảng thời gian nghỉ ngơi này giúp cơ thể và tâm trí bạn hồi phục, giảm bớt cảm giác mệt mỏi và căng thẳng.
Thiết lập thời gian làm việc hợp lý
Học cách nói “không” với những yêu cầu quá mức và thiết lập ranh giới để không bị quá tải công việc. Điều này giúp bạn quản lý thời gian và công việc một cách hiệu quả hơn, đồng thời giảm bớt áp lực từ công việc và cuộc sống hàng ngày.
Thay đổi môi trường làm việc
Điều chỉnh môi trường làm việc của bạn cũng là cách để giảm bớt căng thẳng. Sắp xếp lại không gian làm việc sao cho thoải mái, gọn gàng và thoáng đãng. Nếu có thể, tìm kiếm một môi trường làm việc mới hoặc điều chỉnh lịch trình làm việc để phù hợp hơn với sức khỏe và nhu cầu của bạn.
Quản lý thời gian hiệu quả
Lập kế hoạch và sắp xếp công việc một cách hợp lý. Chia nhỏ công việc thành các nhiệm vụ cụ thể và ưu tiên những công việc quan trọng nhất. Điều này giúp bạn không bị quá tải và có thời gian nghỉ ngơi giữa các nhiệm vụ.
Cần biết cách quản lý thời gian giữa công việc và cuộc sống
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác
Kết nối và chia sẻ với bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp về những gì bạn đang trải qua. Sự hỗ trợ và lắng nghe từ những người xung quanh có thể giúp bạn cảm thấy được thấu hiểu và giảm bớt cảm giác cô đơn. Đôi khi, chỉ cần nói chuyện với ai đó cũng có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng.
Quản lý stress
Căng thẳng quá mức là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến Burn out. Vậy nên, để tránh bị căng thẳng thì mọi người có thể hít thở sâu, thiền, yoga hay làm những việc mà mình yêu thích. Những hoạt động này giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Tham gia các hoạt động thể thao cũng là một cách hiệu quả để giải tỏa stress và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Chăm sóc bản thân một cách toàn diện
Chăm sóc cơ thể và tinh thần của bạn bằng cách ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn và dành thời gian cho các hoạt động giải trí và thư giãn cũng là cách giúp hạn chế tình trạng Burn Out.
Hãy dành thời gian để chăm sóc, yêu thương bản thân nhiều hơn
Tìm đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp
Nếu tình trạng burn out không được cải thiện, hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Họ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gốc rễ và đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp.
Tóm lại, sau khi hiểu được Burn Out là gì thì tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến năng suất làm việc, mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của mỗi người. Tuy nhiên, với sự nhận diện đúng đắn và các biện pháp kịp thời, bạn hoàn toàn có thể vượt qua tình trạng này và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.