Các nhóm đối tượng dễ bị động mạch ngoại biên
Bệnh động mạch ngoại biên (PVD), là một rối loạn lưu thông máu do động mạch bị thu hẹp, tắc nghẽn hoặc co thắt. Điều này làm giảm lưu lượng máu đến các chi. Khi bạn phát triển bệnh mạch máu ngoại vi, chân hoặc tay sẽ không nhận đủ lưu lượng máu để đáp ứng nhu cầu. Điều này có thể gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như đau chân khi đi bộ hoặc trong lúc tập thể dục. Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như đời sống tinh thần của người bệnh. Bài viết này sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh động mạch ngoại biên và các nhóm đối tượng dễ bị động mạch ngoại biên.
Các đối tượng dễ bị động mạch ngoại biên
Theo thống kê tại Việt Nam, số lượng người mắc bệnh động mạch ngoại biên ngày càng nhiều. Tình trạng bệnh thường diễn biến nặng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong. Bệnh thường gặp ở khoảng 5% người trưởng thành và 20% người trên 65 tuổi.
Ngay cả khi bạn không có các triệu chứng của bệnh, bạn có thể cần phải được kiểm tra nếu bạn thuộc các trường hợp sau:
- Người trên 65 tuổi.
- Người trên 50 tuổi và có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc hút thuốc.
- Người dưới 50 tuổi và mắc bệnh tiểu đường và các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch ngoại biên khác, chẳng hạn như béo phì hoặc huyết áp cao.
Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên cao
Nguyên nhân gây ra động mạch ngoại biên
Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh mạch máu ngoại vi là xơ vữa động mạch. Trong xơ vữa động mạch, chất béo tích tụ trên thành động mạch và làm giảm lưu lượng máu. Nếu không được điều trị, nó có thể gây ra cục máu đông.Ngoài ra, xơ vữa động mạch có thể ảnh hưởng đến các động mạch trên khắp cơ thể. Khi nó xảy ra trong các động mạch cung cấp máu cho các chi, nó sẽ gây ra bệnh mạch máu ngoại vi.
Ít phổ biến hơn, nguyên nhân của bệnh mạch máu ngoại vi có thể là do viêm mạch máu, chấn thương ở tay chân, giải phẫu bất thường của dây chằng hoặc cơ hoặc tiếp xúc với bức xạ.
Do đó, một số các đối tượng có khả năng dễ bị mắc bệnh động mạch ngoại biên hay nói cách khác những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh sẽ thường thấy ở những người:
- Huyết áp cao (tăng huyết áp)
- Bệnh tiểu đường
- Hút thuốc
- Béo phì
- Cholesterol cao
- Người lớn tuổi nếu có các yếu tố nguy cơ bị xơ vữa động mạch
- Tiền sử gia đình mắc bệnh động mạch ngoại biên, bệnh tim hoặc đột quỵ
- Mức độ cao của homocysteine, một axit amin giúp cơ thể bạn tạo ra protein và xây dựng và duy trì mô
- Viêm do viêm khớp, lupus hoặc các tình trạng khác
- Bệnh Buerger
- Suy tĩnh mạch mạn tính
- Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)
- Hội chứng Raynaud
- Huyết khối
- Suy tĩnh mạch
- Chấn thương, viêm hoặc nhiễm trùng trong các mạch máu.
Hút thuốc lá, một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên
Cách chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên
Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân hoặc người thân trong gia đình mắc bệnh động mạch ngoại biên, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm có thể cải thiện bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng xảy ra.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán động mạch ngoại biên bằng cách:
- Kiểm tra đầy đủ về bệnh sử cá nhân và gia đình, bao gồm thông tin về lối sống, chế độ ăn uống và sử dụng thuốc.
- Thực hiện kiểm tra thể chất, bao gồm kiểm tra nhiệt độ da, quan sát bên ngoài và các mạch ở chân và bàn chân.
- Bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán hoặc loại trừ các tình trạng sức khỏe khác. Một số rối loạn khác có thể tương tự các triệu chứng của bệnh mạch máu ngoại vi và động mạch ngoại vi.
Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên bao gồm:
- Chụp động mạch. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang vào động mạch để xác định khu vực động mạch bị tắc hoặc chặn.
- Chỉ số ABI. Xét nghiệm không xâm lấn này sẽ đo huyết áp ở mắt cá chân. Sau đó, bác sĩ so sánh chỉ số này với chỉ số huyết áp ở cánh tay. Bạn sẽ được lấy số đo huyết áp sau khi nghỉ ngơi và hoạt động thể chất. Nếu huyết áp ở chân thấp, mạch máu có thể tắc nghẽn.
Kiểm tra chỉ số ABI để chẩn đoán nguy cơ mắc động mạch ngoại biên
- Xét nghiệm máu. Mặc dù xét nghiệm máu không thể chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên, nhưng chúng có thể giúp bác sĩ kiểm tra các tình trạng có thể làm tăng nguy cơ phát triển mạch máu ngoại vi, như bệnh tiểu đường và cholesterol cao.
- Chụp CT mạch máu.
- Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRI).
- Siêu âm. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ quan sát thấy máu lưu thông qua các động mạch và tĩnh mạch.
Chụp MRI để chẩn đoán bệnh mạch máu ngoại vi
Kết luận
Bệnh động mạch ngoại biên là một tình trạng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ về các yếu tố nguy cơ và triệu chứng của bệnh là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân. Hãy chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ, duy trì lối sống lành mạnh, và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ mắc bệnh.