Các yếu tố nào gây mắc bệnh viêm họng
Viêm họng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt là trong mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng có thể đa dạng, từ vi khuẩn và virus đến các tác nhân gây kích ứng hô hấp. Sự tiếp xúc với vi khuẩn và virus thông qua hít phải hoặc tiếp xúc với người bị viêm họng có thể là nguyên nhân chính gây nên bệnh. Ngoài ra, khói thuốc lá, không khí khô,.. cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra viêm họng. Để hiểu rõ hơn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.
Viêm họng là gì?
Viêm họng là tình trạng cổ họng bị khô, ngứa, đau rát và thường gây ho, sốt do nhiễm trùng hoặc do các yếu tố môi trường như độ ẩm không khí kém gây ra. Dựa vào tình trạng viêm, bệnh này có thể được chia thành các loại viêm họng như sau:
- Viêm họng mạn tính: Là tình trạng viêm kéo dài và liên tục tái phát trong suốt cuộc đời. Viêm họng mãn tính có 4 thể bao gồm: Viêm họng sung huyết, Viêm họng xuất huyết, Viêm họng mạn tính quá phát, Viêm họng teo.
- Viêm họng cấp tính: Là tình trạng viêm chỉ kéo dài 1-2 tuần, thường do virus gây ra. Nếu tình trạng này không được điều trị dứt điểm có thể chuyển thành viêm họng mạn tính.
- Viêm họng hạt: Là tình trạng viêm họng mạn tính quá phát dẫn đến mô lympho ở thành sau họng tăng sinh phình to như các hạt đậu. Các mô lympho tăng sinh này bị mất chức năng miễn dịch nên rất dễ bị viêm nhiễm.
Viêm họng phổ biến ở cả trẻ em và người trưởng thành, song người có cổ họng nhạy cảm, người ở vùng khí hậu khô lạnh, người ở các vùng có không khí ô nhiễm, trẻ nhỏ thường có xu hướng dễ bị mắc bệnh này hơn.
Đau họng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý đường hô hấp trên.
Các yếu tố gây viêm họng
- Cảm lạnh hoặc cúm: Hầu hết các trường hợp đau họng đều do virus gây ra, xuất hiện sau một đợt cảm lạnh hoặc nhiễm cúm. Thông thường, người bệnh sẽ có các triệu chứng khác như chảy mũi nước, hắt xì hơi, ho, sốt nhẹ và mệt mỏi. Khá khó để phân biệt giữa cảm lạnh và nhiễm cúm, tuy nhiên người bị cúm có biểu hiện nặng nề hơn như sốt cao và đau cơ. Nếu đau họng do virus gây ra, kháng sinh không có tác dụng điều trị. Thay vào đó, súc họng bằng nước muối ấm và sử dụng các loại thuốc không kê đơn như viêm ngậm và bình xịt là những biện pháp có hiệu quả
- Vi khuẩn streptococcus: Đau họng strep là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm do vi khuẩn gây ra. Các triệu chứng có thể bao gồm cảm giác đau vùng họng, sưng mủ trắng ở niêm mạc miệng và khẩu cái, sưng hạch bạch huyết vùng cổ và sốt cao. Khi bị đau họng strep, người bệnh không có biểu hiện hắt xì hơi và chảy mũi nước.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, họng có thể bị kích ứng và đau. Đây là một trong những nguyên nhân gây đau họng thường bị bỏ qua nhất. Nếu người bệnh chỉ có duy nhất triệu chứng đau họng thì nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản cần được nghĩ tới. Bệnh nhân mắc chứng trào ngược thường biểu hiện ho khan, gặp vấn đề khi nuốt và cảm giác nghẹn ở vùng họng.
- Dị ứng: Đây là nguyên nhân khiến họng đau mà nhiều người ít nghĩ tới. Nếu nghi ngờ đau họng do các tác nhân dị ứng, hắt xì hơi, chảy nước mũi có thể là các triệu chứng xuất hiện kèm theo. Chất nhầy từ niêm mạc mũi có thể được dẫn xuống vùng học sau và gây kích ứng.
- Không khí khô: Không khí khô làm giảm độ ẩm từ miệng đến họng, gây ra cảm giác khô và ngứa ngáy. Người bệnh dễ bị đau họng do không khí khô trong những tháng mùa đông, khi có sử dụng máy sưởi.
- Khói thuốc và hóa chất: Nhiều loại hoá chất khác nhau và những phân tử có trong môi trường bên ngoài có thể gây kích ứng họng, bao gồm: khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, các sản phẩm làm sạch hoặc các hoá chất tẩy rửa.
- Chấn thương: Bất kỳ một loại chấn thương nào có liên quan đều có thể gây đau họng. Thức ăn mắc kẹt ở vùng cổ cũng có thể gây kích thích.
- Nói quá nhiều: Nói nhiều làm căng hai dây thanh âm và các cơ vùng hầu họng. Vì thế, đau họng cũng có thể xuất hiện sau khi la hét, nói lớn, hoặc hát trong một thời gian dài. Nhiều trường hợp bị đau họng được ghi nhận ở những người làm giáo viên và người hướng dẫn, những nghề yêu cầu nói thường xuyên.
- Khối u: Một khối u ở vùng họng, thanh quản hoặc lưỡi là những nguyên nhân hiếm gặp gây đau họng. Nếu họng đau do nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý ác tính, các triệu chứng sẽ không tự thuyên giảm hoặc biến mất sau vài ngày.
Cách điều trị viêm họng
Khi bị viêm họng, người bệnh có thể nhận biết bằng các biểu hiện ban đầu và tự điều tiết chế độ ăn uống bệnh sẽ thuyên giảm. Sau đây là một số cách điều trị viêm họng:
- Súc miệng với nước muối ấm: Việc súc miệng với nước muối ấm sẽ giúp bạn nhanh chóng “xua tan” được cảm giác đau rát cổ họng. Khi bị đau rát họng ít nhất mỗi giờ bạn hãy súc miệng một lần với 1 thìa muối (khoảng 5 gam muối) pha với 237 ml nước lọc.
- Uống trà và mật ong: Trà và mật ong được xem như những loại “thảo dược” thần kỳ giúp bạn nhanh chóng trị dứt cảm giác đau họng. Chỉ đơn giản bạn hãy cho 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm 1 nửa quả chanh vắt.
- Uống đồ uống ấm nóng: Sử dụng đồ uống nóng cũng là cách chữa trị chứng viêm họng hữu hiệu. Nước nóng có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh. Những đồ uống nóng hữu ích như nước, trà, cà phê, nước chanh nóng.
- Vỏ xoài và nước lọc: Bạn hãy pha lẫn 10ml nước vỏ xoài với 125ml nước lọc đun sôi để nguội và dùng để súc miệng thường ngày.
- Dấm trắng, nước và muối: Pha một cốc nước ấm với 2 thìa mật ong và 1 thìa nước chanh, dùng dung dịch này để nhấp từng hớp nhỏ.
- Bột quế, hạt tiêu và mật ong: Dùng một thìa bột quế đun với 1 cốc nước, có thêm một chút hạt tiêu và 2 thìa mật ong sẽ giúp bạn nhanh chóng khắc phục được tình hình.
- Nghệ: Nghệ cũng dùng để chữa ho. Lấy một nửa cốc nước nóng cho một ít muối vào sau đó cho nửa thìa bột nghệ. Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm.
- Gừng: Chữa viêm họng không thể không kể đến tác dụng của gừng. Lấy một thìa nước gừng và một thìa mật ong trộn với nhau. Ăn hỗn hợp gừng và mật ong sau đó uống một cốc sữa nóng để giảm ho và các vấn đề về họng.
- Tắm nước nóng: Có thể xoa dịu chứng đau cổ họng bằng cách hít nhiều hơi nước trong lúc tắm nước nóng hoặc nghiêng đầu trên một chậu nước bốc hơi và há miệng ra hít hơi ẩm bay lên từ chậu nước. Làm như vậy mỗi lần khoảng 5 phút, có thể làm mỗi giờ một lần đến khi nào cảm giác đau họng thuyên giảm.
- Điều trị viêm họng bằng kháng sinh: Nếu bệnh có tiến triển nặng nên sử dụng kháng sinh. Tốt nhất nên dùng kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ. Kháng sinh thường được chỉ định để điều trị đau họng do nhiễm vi khuẩn gây ra. Mỗi kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ nên được sử dụng theo đúng lịch trì mặc dù các triệu chứng của đau họng đã được cải thiện. Điều này giúp ngăn ngừa lây lan vi khuẩn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Nên đến gặp bác sĩ khi đau họng kèm theo sốt kéo dài.
Kết luận
Trên đây là các kiến thức hữu ích về các yếu tố gây viêm họng và cách điều trị viêm họng. Nếu khi có các dấu hiệu bất thường hoặc tình trạng sưng đau họng kéo dài thì bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám, thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
Viêm họng là một bệnh lý phổ biến nhưng có thể được quản lý và điều trị hiệu quả nếu chúng ta nắm rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phù hợp. Hãy chú ý đến việc vệ sinh cá nhân, giữ ấm cổ họng, và tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Đừng quên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và duy trì lối sống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng. Nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để được điều trị kịp thời. Sự chăm sóc và quan tâm đúng mức sẽ giúp bạn và gia đình vượt qua những cơn viêm họng một cách dễ dàng và an toàn.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.