Cách chăm sóc người mắc bệnh quai bị và những điều cần biết về bệnh
Quai bị (hay còn gọi là má chàm bàm) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra (Mumps virus). Virus gây bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến tuyến nước bọt nằm ở gần tai, gây ra sưng ở một hoặc cả hai tuyến nước bọt này.
Nhìn chung, bệnh quai bị thường xảy ra ở trẻ em từ 5–9 tuổi, nhưng virus gây bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm sang người lớn. Tuy không phải là một bệnh nghiêm trọng, nhưng quai bị không được điều trị đúng cách có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng. Bệnh quai bị có tỷ lệ mắc cao ở những vùng dân cư đông đúc, điều kiện sống kém và nơi có khí hậu lạnh. Tại Việt Nam, bệnh quai bị tản phát quanh năm nhưng thường tập trung vào những tháng thu – đông ở các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên, với tỷ lệ mắc bệnh dao động trong khoản 10 đến 40 trường hợp trên 100 ngàn dân.
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm
Nguyên nhân gây bệnh quai bị
Quai bị do virus paramyxo gây nên. Đây là chủng virus có khả năng tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài cơ thể: từ 30 đến 60 ngày ở nhiệt độ 15 đến 20 độ C, từ 1 đến 2 năm ở nhiệt độ – 25 tới -70 độ C. Tuy nhiên, virus quai bị có thể diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 56 độ C, dưới ánh sáng mặt trời, với những hóa chất khử khuẩn chứa Clo.
Quai bị có thể lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc khi hít phải các giọt hô hấp (nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng) trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, cười, khạc nhổ… Bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi dùng chung vật dụng như muỗng, đũa, cốc uống hoặc có tiếp xúc gần với người bệnh. và các chất khử khuẩn bệnh viện thường dùng.
Cách chăm sóc người bị bệnh quai bị
Người bệnh quai bị nên được chăm sóc kỹ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bệnh nhân cần đến các trung tâm y tế thăm khám và cho chỉ định thuốc cũng như có thể làm một số xét nghiệm cần thiết cũng như theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
Bên cạnh đó người bệnh cần được chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý như:
- Nghỉ ngơi, nằm khi có sốt cao, lau để hạ sốt.
- Chườm ấm hoặc chườm mát để tuyến nước bọt bớt sưng.
- Đối với nam giới nên mặc quần lót nâng tinh hoàn, giảm căng và giảm đau nhức cho người bệnh.
- Chăm sóc kỹ răng miệng để tránh bội nhiễm và tăng cảm giác ăn ngon miệng hơn.
- Bù đủ lượng nước và chất điện giải mất đi khi sốt để cơ thể được cân bằng, người bệnh quai bị không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, thay vào đó nên dùng nước lọc thông thường hoặc nước ấm (có thể làm giảm cơn đau).
- Bổ sung đa dạng rau xanh, dưa đỏ và xoài.
- Bệnh nhân nên ăn thức ăn lỏng, mềm, tránh những đồ ăn quá nóng, cay, chua nhiều gia vị, thịt gà và các món ăn làm từ nếp.
- Tránh sử dụng những thực phẩm có tính axit, trái cây hoặc bia rượu.
- Tránh vận động nhiều để tránh các biến chứng như viêm màng não, viêm tình hoàn hay viêm buồng trứng.
- Bệnh nhân mắc quai bị nên kiêng nước, kiêng gió và nước lạnh vì có thể khiến cho vùng quai bị của người bệnh càng sưng to và đau hơn nhưng người bệnh nên tắm rửa và vệ sinh cá nhân bình thường để tiêu diệt vi khuẩn.
- Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.
- Với trẻ em, để hạ sốt cho trẻ, cha mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt hoặc dùng khăn ấm lau qua người. Tuyệt đối không tắm nước lạnh trong thời kỳ mắc bệnh, có thể dùng một chiếc khăn ấm để áp vào bên má bị đau. Cần cách ly trẻ, cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn, không được đùa giỡn quá mạnh vì sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe trẻ đặc biệt là tinh hoàn của bé trai. (2)
Người bệnh quai bị nên kiêng ăn đồ chua, cay, thịt gà và các món ăn làm từ nếp
Những lưu ý khi chăm sóc người mắc bệnh quai bị
Khi chăm sóc người mắc bệnh quai bị, bạn cần tuân thủ một số lưu ý cụ thể để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người khác và hỗ trợ quá trình phục hồi của người bệnh. Dưới đây là những lưu ý cụ thể hơn:
- Người mắc bệnh nên ở riêng một phòng để tránh lây nhiễm cho người khác.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết từ người mắc bệnh, hoặc các vật dụng cá nhân của họ.
- Sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc gần với người mắc bệnh và khi chăm sóc họ.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc vật dụng của họ.
- Cho người bệnh uống đủ nước và thức ăn lành mạnh.
- Đảm bảo người bệnh được nghỉ ngơi đủ để hỗ trợ quá trình hồi phục của cơ thể.
- Giữ cho môi trường sống của người mắc bệnh sạch sẽ bằng cách lau chùi và diệt khuẩn các bề mặt tiếp xúc thường xuyên.
- Giặt giũ các vật dụng cá nhân và đồ trang phục của người mắc bệnh riêng biệt với nhiệt độ cao để tiêu diệt vi khuẩn.
- Đưa người mắc bệnh đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ nếu có triệu chứng nghiêm trọng như đau nặng, sốt cao, hoặc biểu hiện không bình thường khác.
- Theo dõi triệu chứng của người bệnh và báo cáo cho bác sĩ nếu có bất kỳ sự thay đổi nào.
Nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh quai bị
Bệnh nhân bị quai bị cần nghỉ ngơi tại nhà để tránh lây bệnh từ người này sang người khác. Bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng từ 5-7 ngày nếu không xuất hiện các biến chứng. Sau khoảng 10 ngày, vùng mang tai sẽ giảm sưng dần và hồi phục hoàn toàn.
Điều trị theo các nguyên tắc: nghỉ ngơi, hạn chế vận động tối đa, hạ sốt và chăm sóc bệnh nhân, tốt nhất là trong thời gian toàn phát, điều trị chống viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm tụy, viêm màng não, chỉ được dùng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn theo đúng chỉ định, với các thể nặng có thể dùng globulin miễn dịch kết hợp.
Kết luận
Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus Mumps gây ra, thường ảnh hưởng đến tuyến nước bọt gần tai và gây sưng. Bệnh phổ biến ở trẻ em từ 5-9 tuổi nhưng cũng có thể lây sang người lớn, thường gặp ở nơi đông đúc và có điều kiện sống kém. Để chăm sóc người mắc quai bị, cần đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động mạnh, và duy trì vệ sinh cá nhân tốt. Việc chườm ấm hoặc mát giúp giảm sưng, và bệnh nhân nên uống đủ nước, ăn thức ăn mềm, tránh thực phẩm có tính axit. Đặc biệt, cần cách ly người bệnh để tránh lây lan và theo dõi triệu chứng, liên hệ bác sĩ nếu có dấu hiệu nghiêm trọng. Điều trị đúng cách giúp ngăn ngừa biến chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục.