Cách chăm sóc sau phẫu thuật viêm ruột thừa
Chăm sóc sau điều trị viêm ruột thừa đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe. Một chế độ ăn lành mạnh và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn. Vậy sau khi phẫu thuật mổ ruột thừa, cần chú ý điều gì để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cách chăm sóc sau phẫu thuật viêm ruột thừa?
Sau mổ viêm ruột thừa, để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh, người bệnh cần có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý. Cụ thể như sau:
Về chế độ vận động
Người bệnh viêm ruột thừa sau mổ nên vận động nhẹ nhàng. Sau vài ngày, bệnh nhân nên ngồi dậy, đi lại vài bước nhẹ nhàng trong bệnh viện. Mặc dù việc đi lại lúc này có thể khiến nhiều người cảm thấy đau đớn nhưng lại rất cần thiết để tránh biến chứng liệt ruột và viêm phổi.
Người bệnh sau mổ viêm ruột thừa nên vận động nhẹ nhàng
Về sinh hoạt
Người bệnh cần hoạt động nhẹ nhàng tại nhà. Bệnh nhân có thể quay trở lại các hoạt động bình thường, chẳng hạn như tắm, lái xe, đi bộ lên cầu thang, làm việc trong vòng một vài ngày. Tuy nhiên những trường hợp phải dùng thuốc gây mê để giảm đau thì không nên lái xe.
Về cách sử dụng thuốc
Người bệnh khi tiến hành mổ viêm ruột thừa thường được tiêm truyền tĩnh mạch hoặc sử dụng các dung dịch thuốc kháng sinh trong quá trình phẫu thuật và tiếp tục sử dụng thuốc kháng sinh cho đến ngày sau phẫu thuật. Nếu ruột thừa bị vỡ, bệnh nhân sẽ cần phải dùng kháng sinh trong một tuần hoặc nhiều hơn.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Tránh việc tự ý thay đổi đơn thuốc hoặc dùng thuốc sai cách sẽ khiến bệnh lâu lành hơn.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa cần hết sức lưu ý. Nếu thấy người bệnh có những triệu chứng như đau bụng, táo bón, mệt mỏi… thì cần đi khám lại ngay để kiểm tra quá trình lành vết mổ. Nếu có dấu hiệu biến chứng hoặc viêm nhiễm thì sẽ kịp thời xử trí, tránh nguy hiểm tới tính mạng.
Viêm ruột thừa nên ăn gì?
Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh sau mổ viêm ruột thừa. Để giữ cho đường tiêu hóa nghỉ ngơi, bệnh nhân sẽ không được ăn uống gì trong vòng 24 giờ đồng hồ đầu tiên sau khi cắt bỏ ruột thừa. Sau đó dần dần có thể cho người bệnh uống một ít nước, tiếp đến là thức ăn dạng lỏng rồi thức ăn dạng đặc, cho tới khi người bệnh có thể ăn uống bình thường trở lại. Những thực phẩm ưu tiên bao gồm:
- Đồ ăn mềm: Các món ăn mềm như súp, cháo, cơm nhão, canh,… tốt cho người mới phẫu thuật ruột thừa. Lựa chọn những món ăn này không chỉ vì chúng dễ nuốt, tiêu hóa dễ dàng mà còn vì không gây áp lực cho đường ruột.
Đồ ăn mềm tốt cho những người sau phẫu thuật viêm ruột thừa
- Đồ ăn dễ tiêu: Những ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Ngày đầu tiên sau mổ người bệnh có thể uống nước cháo và sữa và có thể ăn uống bình thường vào những ngày sau. Tuy nhiên, ưu tiên ăn uống trong thời gian này là đồ ăn dễ hấp thu và dễ tiêu như bơ, khoai lang, sữa chua, khoai tây nghiền, chuối,…
- Đồ ăn giàu chất xơ: Tăng cường bổ sung chất xơ trong chế độ ăn sau phẫu thuật ruột thừa vừa tránh gây ảnh hưởng đến vết mổ, vừa giúp dễ tiêu và ngăn ngừa nguy cơ táo bón. Việc bổ sung thêm đồ ăn giàu chất xơ còn hạn chế nguy cơ gặp biến chứng sau phẫu thuật. Tiêu biểu cho nhóm này có thể kể đến: cải bó xôi, ngũ cốc nguyên cám, hoa quả, rau xanh,…
- Đồ ăn giàu đạm: Bổ sung thực phẩm giàu đạm sẽ làm tăng khả năng liên kết cùng với khả năng tái tạo tế bào mới, nhờ đó mà vết mổ nhanh lành hơn. Thực phẩm giàu đạm có thể kể đến như: cá biển, thịt gà, thịt bò, đậu phụ,…
- Đồ ăn giàu kẽm và vitamin C, A: Đây là nhóm thực phẩm có tác dụng tốt trong việc giảm nguy cơ nhiễm trùng và giúp vết mổ ruột thừa mau lành. Vitamin C, A không chỉ cải thiện sức đề kháng mà còn làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ. Tiêu biểu cho nhóm thực phẩm này phải kể đến: chanh, bưởi, cam, rau ngót, kiwi, dâu tây, cà rốt, rau xanh, đu đủ,…
Một số thực phẩm nên kiêng sau mổ viêm ruột thừa như:
- Đường tinh chế và bột tinh chế: Hai loại thực phẩm này không tốt cho sức khỏe tổng thể và không nên sử dụng trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật, vì chúng tạo ra khá nhiều độc tố và gây ảnh hưởng đến việc lành bệnh.
- Đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn: Các loại đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ và thực phẩm chế biến sẵn nên bị loại bỏ khỏi chế độ ăn uống của người bệnh sau mổ ruột thừa để hạn chế lượng chất béo và độc tố không tốt cho sức khỏe, có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
- Sữa bò, thịt đỏ và trứng: Sữa bò có thể kết thành mảng dày trong niêm mạc ruột, ngăn cản sự hấp thu của ruột, tạo ra nhiều độc tố. Thịt đỏ và trứng cũng nên hạn chế để tránh cảm giác nặng bụng và khó tiêu hóa.
- Tránh dùng các chất kích thích: tránh uống rượu và hút thuốc để không gây căng thẳng và áp lực thêm lên cơ thể trong giai đoạn hồi phục.
Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc biết cách chăm sóc người bệnh sau mổ viêm ruột thừa để sức khỏe sớm hồi phục, tránh được những biến chứng không đáng có.