Cách khắc phục hiện tượng khô môi
Hiện tượng khô môi thường xảy ra khi môi bị mất đi chất dầu tự nhiên. Kết quả: Môi bị khô, nứt, đau, đóng vảy có khi rướm máu. Nhất là trong thời tiết hanh khô này, bạn cần phải chú ý chăm sóc đôi môi hơn cả nếu bạn muốn sở hữu làn môi mềm mịn, quyến rũ.
Nguyên nhân gây khô môi
- Khô môi chủ yếu do nắng, gió, nóng, môi trường lạnh: Nếu như căn phòng của bạn không khí đang quá khô hanh, bạn cần phải bổ sung thêm độ ẩm nhân tạo. Do đó, vào mùa đông, để dưỡng ẩm cho làn da bạn nên mua một máy tạo độ ẩm không khí.
- Liếm môi thường xuyên: Thói quen liếm môi nhiều lần/ngày chỉ càng làm tệ hại cho tình trạng đôi môi của bạn. Bởi vì khi hành động liếm môi của bạn kết thúc, môi bạn sẽ thường bị khô. Chưa kể, nước bọt của bạn có chứa thức ăn và các yếu tố làm da bị khô hơn khi tiếp xúc với oxy.
- Hóa chất từ son môi, từ chất xăm môi: Nếu bạn thường xuyên sử dụng son môi, hãy tẩy trang cho môi thật sạch và tẩy da chết cho môi 1 tuần/ lần.
- Di truyền: Đây có thể là khả năng ít nhưng cũng là một trong những nguyên nhân khiến môi bạn khô. Bạn hãy chăm sóc kỹ đôi môi nếu bạn là một trong số những người có nguyên nhân này.
Cách giải quyết:
- Tránh cách yếu tố gây khô môi như đã kể trên.
- Uống đủ nước, từ 1,5 đến 2 lít/ ngày.
- Bổ sung vitamin E tổng hợp
- Bôi kem dưỡng ẩm môi 1 đến 2 giờ/ lần
- Bôi son dưỡng ẩm, giúp giảm đau, có chất chống nắng SPF 15.
- Thỉnh thoảng dùng bàn chải mềm chải nhẹ để lớp vảy trên môi tróc ra.
- Ăn thêm trái cây, rau có chứa chất Carotene như cà rốt, cà chua.
Gợi ý một số phương pháp trị khô, nẻ môi tự nhiên
Chống nẻ môi bằng mật ong
Cách trị nẻ môi phổ biến nhất và cũng được xem là một trong những cách hiệu quả nhất chính là sử dụng mật ong. Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm và chữa trị chứng nẻ môi mùa đông cực tốt.
Bạn chỉ cần lấy một chút mật ong nguyên chất thoa nhẹ nhàng lên môi 3 lần một ngày. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp mật ong cùng glycerin (bạn có thể mua glycerin tại các hiệu thuốc Tây khá dễ dàng) để tạo thành hỗn hợp dưỡng môi chống khô nẻ môi hiệu quả. Nếu sử dụng theo cách này, bạn chỉ cần bôi hỗn hợp dưỡng môi trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy là được. Bạn sẽ cảm nhận ngay được kết quả tuyệt với mà mật ong đem lại cho làn môi của mình ngay sau lần sử dụng đầu tiên.
Vaseline
Vaseline rất hiệu quả trong việc điều trị đôi môi khô. Đơn giản chỉ cần áp dụng một số vaseline trên đôi môi khô của bạn nhiều lần trong ngày để bảo vệ môi. Lưu ý khi thoa vaseline trên đôi môi khô trước khi đi ngủ để giữ cho đôi môi được nuôi dưỡng trong đêm. Đầu tiên bạn có thể thoa 1 ít mật ong lên môi và để khô trong vài giây và sau đó thoa vaseline. Chờ một vài phút và làm sạch bằng cách sử dụng 1 miếng bông thấm nước ấm. Lặp lại 2 lần/ngày.
Tẩy tế bào chết cho môi bằng đường
Nhiều người có thói quen tẩy tế bào chết cho da mặt và cơ thể nhưng lại bỏ qua đôi môi củ mình. Nếu bạn là một trong số đó, hãy thay đổi thỏi quen này bằng cách sử dụng đường để tẩy tế bào chết cho môi, giúp môi luôn mịn màng và quyến rũ.
Chỉ cần trộn hai muỗng cà phê đường với một muỗng cà phê mật ong, bạn sẽ có loại kem tẩy tế bào da chết hoàn hảo mà lại an toàn cho đôi môi của mình. Bôi hỗn hợp lên môi, mát xa nhẹ nhàng và để trong khoảng 5 phút, bạn sẽ loại bỏ được những lớp tế bào chết cũng như những vảy da nứt nẻ bong tróc trên môi mình. Cuối cùng, bạn chỉ cần rủa sạch bằng nước ấm và bôi một chút dầu ô liu và ngắm nhìn làn môi xinh của mình mà thôi.
Dầu dừa
Nó là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên có thể được thoa trên môi khô mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Sử dụng vài lần một ngày để giữ cho đôi môi ẩm ướt. Ngoài dầu dừa bạn cũng có thể sử dụng dầu ô liu, dầu mù tạt.
Hoa hồng
Ngâm những cánh hoa trong sữa trong một vài giờ, nghiền nhuyễn, sau đó thoa lên môi khô từ 2-3 lần/ngày và mỗi đêm trước khi đi ngủ. Biện pháp khắc phục này sẽ giúp duy trì độ ẩm đôi môi của bạn cũng như trong việc duy trì màu sắc đôi môi.
Dưa chuột
Chà xát nhẹ nhàng 1 lát nhỏ dưa chuột lên môi khô. Để trong 15-20 phút và sau đó rửa sạch môi với nước bình thường. Áp dụng nhiều lần trong ngày, nước ép dưa chuột sẽ giúp tình trạng mau được chữa khỏi.
Bạn có thể xem thêm:
- Lợi ích tuyệt vời từ dưa leo
- Bí quyết để có đôi môi mềm mượt, mịn màng
- 7 lời khuyên vàng để có bờ môi gợi cảm