6+ cách nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm ngon bổ và đơn giản
Cá hồi có tốt cho bé không? Mẹ nên nấu cá hồi với món gì để bé ăn ngon miệng? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho top 7+ công thức nấu cháo cá hồi cho bé đầy đủ dưỡng chất trong giai đoạn ăn dặm.
Cá hồi bé mấy tháng ăn được? Thành phần dinh dưỡng trong cá hồi
Cá hồi là một nguồn thực phẩm cung cấp các dưỡng chất quan trọng như protein, sắt, canxi, vitamin A, vitamin B, vitamin D và selen có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Hơn nữa, cá hồi chứa một lượng axit béo omega-3 dồi dào, đặc biệt là DHA, một thành phần quan trọng trong não bộ trẻ và có vai trò quan trọng trong phát triển thị giác và nhận thức.
Mặc dù cá hồi được xem là một trong những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để tập cho bé ăn dặm cá hồi là vào khoảng 7-8 tháng cùng và cho trẻ ăn với liều lượng phù hợp theo từng độ tuổi như sau:
- Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: Từ 20-30g cá hồi/bữa, tối thiểu mỗi tuần 3 bữa.
- Trẻ từ 1-3 tuổi: Từ 30-40g cá hồi/bữa, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa.
- Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Từ 50-60g cá hồi/bữa, mỗi ngày có thể ăn từ 1-2 bữa.
Bé mấy tháng thì ăn cá hồi được? Trẻ ăn cá hồi có tốt không?
Tổng hợp 7+ công thức làm món cháo cá hồi cho bé thơm ngon không bị tanh
Dưới đây là các cách chế biến cháo cá hồi cho bé ăn dặm mà mẹ có thể tham khảo.
Cháo cá hồi cho bé ăn dặm 8 tháng với cà rốt
Cà rốt là một trong những nguồn dinh dưỡng dồi dào có lợi cho sức khỏe của trẻ. Dưới đây là cách nấu cháo cá hồi cà rốt cho bé ăn dặm:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 20g gạo nếp
- 30g cá hồi
- 10g cà rốt
- 30g khoai tây
- 5g hành tím
- Dầu ăn dặm cho bé
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế và khử tanh cho cá hồi.
- Bước 2: Bóc vỏ hành, rửa sạch, sau đó phi thơm và xào cá hồi rồi tán nhuyễn cá.
- Bước 3: Gọt vỏ khoai tây và cà rốt, rửa sạch, sau đó cắt thành hạt lựu và hấp chín rồi tán hoặc xay nhuyễn.
- Bước 4: Gạo bạn đem nấu nhừ thành cháo rồi thêm khoai tây và cà rốt vào.
- Bước 5: Khuấy đều và đun cho đến khi cháo sánh lại. Sau đó, thêm cá hồi vào nồi và đun sôi kỹ, sau đó tắt bếp, để nguội và thêm dầu ăn dặm cho bé.
Cháo cá hồi cà rốt thích hợp cho bé ăn dặm 7 tháng tuổi
Cháo cá hồi đậu xanh cho bé 1 tuổi
Cách làm món cháo cá hồi đậu xanh như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 200g cá hồi
- 2/3 bát đậu xanh
- 1/3 bát gạo nếp
- 1/3 bát gạo tẻ
- Một ít hành tím
Cách thực hiện:
- Đậu xanh ngâm trong nước nóng cho nở mềm, loại bỏ phần vỏ rồi xay nhuyễn.
- Ngâm gạo tẻ và gạo nếp trong nước nóng khoảng 30 phút rồi xay nhuyễn.
- Cá hồi rửa sạch, thái nhỏ và ướp khoảng 15 phút với hạt nêm nếu bé trên 1 tuổi.
- Áp chảo cá hồi cho chín vàng hai mặt.
- Chuẩn bị một nồi nước, đưa gạo và đậu xanh vào nấu nhừ.
- Khi cháo chín, thêm cá hồi vào đun sôi thêm 5 phút, nêm gia vị sau đó tắt bếp.
Cách làm cháo cá hồi cho bé ăn dặm cùng măng tây
Măng tây chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin C, kali và chất xơ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ cũng như hỗ trợ tiêu hoá. Dưới đây là cách làm món cháo cá hồi này:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 30g cá hồi
- Cháo trắng
- 30g măng tây
- 5g hành củ
- Dầu cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo cá hồi măng tây cho bé ăn dặm:
- Bước 1: Sơ chế và khử tanh cá hồi.
- Bước 2: Bóc vỏ hành, rửa sạch, sau đó phi thơm và xào cá hồi. Tiếp theo, cắt nhỏ hoặc tán nhuyễn thịt cá.
- Bước 3: Măng tây rửa sạch, cắt lấy phần non và xào qua. Sau đó, xay nhuyễn măng tây.
- Bước 4: Đun sôi nồi cháo, khi cháo sôi, thêm thịt cá hồi và măng tây vào. Khuấy đều và thêm dầu cho bé ăn dặm là hoàn thành.
Cháo cá hồi với cải bó xôi
Cháo cá hồi cho bé nấu rau gì? Cải bó xôi, cung cấp các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, như vitamin C, B và D. Việc cho trẻ nhỏ ăn cải bó xôi không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón mà còn có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 30g cá hồi phi lê
- Cháo trắng
- 30g rau cải bó xôi
- 5g hành tím
- Dầu ăn dặm cho bé
Cách nấu cháo cá hồi với cải bó xôi:
- Bước 1: Sơ chế và khử tanh cá hồi.
- Bước 2: Bóc vỏ hành, rửa sạch, sau đó phi thơm và xào cá hồi. Tiếp theo, cắt nhỏ hoặc tán nhuyễn.
- Bước 3: Rau cải bó xôi rửa sạch và cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn.
- Bước 4: Đun sôi nồi cháo, sau đó cho cá hồi vào rồi thêm rau cải bó xôi vào đảo đều rồi tắt bếp.
- Bước 5: Đợi cháo nguội, sau đó thêm 1-2 thìa cà phê dầu ăn dặm cho bé.
Cháo cá hồi cho bé với cải bó xôi giúp trẻ tiêu hoá dễ dàng
Hướng dẫn cách nấu cháo cá hồi khoai lang
Với vị ngọt bùi từ khoai lang, đây sẽ là món ăn dặm được nhiều bé ưa chuộng. Cách thực hiện theo các bước như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 50g cá hồi
- 3 miếng khoai lang
- 50g gạo tẻ
Cách thực hiện như sau:
- Khoai lang gọt sạch vỏ, rửa sạch rồi thái thành những lát nhỏ.
- Vo sạch gạo và nấu nhừ.
- Hấp chín khoai lang và dằm nhuyễn.
- Xào cá hồi với hành tây và cho vào cháo.
- Cho khoai lang vào nồi chào đã sôi. đảo đều rồi tắt bếp. Sau đó thêm dầu ăn dặm cho bé là hoàn thành.
Cháo cá hồi bí đỏ
Bí đỏ là nguyên liệu bổ dưỡng và dễ ăn trong giai đoạn ăn dặm của bé. Dưới đây là cách làm món này cho bé ăn dặm 7 tháng như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 30g cá hồi
- 20g bí đỏ
- Cháo
- 5g hành tím
- Dầu ăn dặm cho bé
Cách nấu cháo cá hồi cho bé với bí đỏ:
- Bước 1: Cá hồi sơ chế và khử mùi tanh.
- Bước 2: Hành bóc vỏ, rửa sạch, phi thơm và cho cá hồi vào xào, sau đó, cắt nhỏ hoặc tán nhuyễn.
- Bước 3: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, luộc chín rồi xay nhuyễn.
- Bước 4: Bắc nồi cháo lên bếp, cho cá hồi và bí đỏ vào nấu đến khi sôi thì tắt bếp. Đợi cháo nguội bớt thì cho dầu cho bé ăn dặm vào, đảo đều.
Cháo cá hồi cho bé kết hợp với củ dền
Việc nấu củ dền với cháo cá hồi không chỉ cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho bé mà còn giúp kích thích vị giác của trẻ nhờ vào màu sắc đẹp mắt. Để làm món ăn này, bạn thực hiện theo các bước sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 30g cá hồi
- Cháo trắng
- 15g củ dền
- 15g khoai môn
- 5g hành tím
- Dầu cho bé ăn dặm
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế và khử tanh cá hồi.
- Bước 2: Bóc vỏ hành, rửa sạch, sau đó phi thơm và xào cá hồi. Tiếp theo, cắt nhỏ hoặc tán nhuyễn tùy thuộc vào khả năng nhai của bé.
- Bước 3: Củ dền và khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, sau đó xay nhuyễn.
- Bước 4: Nấu cháo đến khi sôi rồi thêm thịt cá hồi, củ dền và khoai môn vào. Khuấy đều đợi cháo chín rồi tắt bếp, sau đó thêm dầu ăn dặm cho bé vào.
Cháo cá hồi cho bé cùng củ dền tạo ra món ăn đẹp mắt
Mẹo sơ chế cá hồi không bị tanh
Để món cá hồi không bị tanh, việc sơ chế đúng cách là vô cùng quan trọng. Dưới đây là ba phương pháp khử mùi tanh cho cá hồi mà mẹ nên biết:
- Rửa cá bằng nước muối, sau đó ngâm trong sữa tươi không đường trong khoảng 20 phút, rồi rửa lại bằng nước gừng pha loãng.
- Rửa cá hồi bằng giấm, sau đó trần qua nước sôi và rửa lại bằng nước gừng pha loãng.
- Rửa cá bằng nước sạch, sau đó ngâm trong hỗn hợp nước muối và nước cốt chanh trong khoảng 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước gừng pha loãng.
Lưu ý quan trọng cần biết khi làm món cháo cá hồi cho bé
Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi cho bé ăn cá hồi:
- Chế biến kỹ: Thịt cá hồi chứa nhiều loại ký sinh trùng, vì vậy cần sơ chế và chế biến kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho bé.
- Không cho ăn quá nhiều: Tránh cho trẻ ăn quá nhiều cá hồi vì hàm lượng cholesterol trong thịt cá có thể gây bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì.
- Thêm dầu thực vật: Khi nấu cháo cá hồi cho bé, thêm dầu thực vật giúp bé cảm thấy ngon miệng và bổ sung chất béo cần thiết cho sự phát triển của cơ thể trẻ.
- Chọn cá hồi tươi ngon: Chọn cá hồi có màu sắc cam tươi hoặc cam sẫm, vân mỡ đều đặn và thịt trắng mịn.
- Đảm bảo vệ sinh: Trước khi chế biến cá hồi, hãy rửa tay sạch sẽ với xà phòng hoặc đeo găng tay để đảm bảo vệ sinh cho cháo của bé.
- Loại bỏ xương: Loại bỏ hết xương cá để tránh tình trạng bé bị hóc xương.
- Quan sát dấu hiệu dị ứng: Luôn quan sát và theo dõi xem trẻ có dấu hiệu bất thường như dị ứng, khó thở hoặc ngứa ngáy khi ăn cá hồi hay không.
Với các cách làm món cháo cá hồi cho bé, hy vọng ba mẹ có thể thực hiện món ăn này một cách dễ dàng để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trong trường hợp bé có triệu chứng dị ứng, tiêu chảy khi sử dụng cá hồi, cách tốt nhất là nên thảo luận với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.