Cây cà gai leo là gì? Uống nước cây cà gai leo có tác dụng gì?
Từ xưa, cây cà gai leo đã được xem là một loại thảo dược có khả năng điều trị các bệnh lý về gan hết sức hiệu quả. Ngoài ra, trong nhiều nghiên cứu thì loại cây này còn mang đến nhiều lợi ích khác với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết này nhé.
Đặc điểm của cây cà gai leo
Được biết, cây cà gai leo còn có nhiều cách gọi khác như cà lù, cà gai dây, cà quánh,…Là loại cây thân leo họ cà, phần thân thường có gai, với chiều dài khoảng 60 – 100cm, hoa nở hai màu là màu trắng hoặc màu tím, quả xanh khi chín sẽ chuyển thành màu đỏ.
Từ lâu, trong nhiều nghiên cứu ý học hiện đại đã chứng minh được trong cây cà gai leo có khá nhiều hoạt chất mang đến tác dụng không nhỏ cho việc giải độc, giúp tăng cường và bảo vệ chức năng gan một cách hiệu quả.
Tác dụng của cây cà gai leo đối với sức khỏe
Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn
Trong nhiều nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ cà gai leo có thể hỗ trợ ổn định tế bào mast – chúng đóng một vai trò thiết yếu vào quá trình sản sinh các hóa chất trung gian để hạn chế co thắt đường thở của bệnh hen phế quản.
Giải độc gan, hạ men gan
Cây cà gai leo được đánh giá cao trong việc hỗ trợ làm chậm sự hủy hoại các tế bào gan, hạ men gan bởi loại cây này có nhiều hoạt chất giúp bảo vệ và tăng cường chức năng gan. Sự bảo vệ gan được thể hiện rõ khi gan bị nhiễm độc trinitrotoluen, phát huy tác dụng làm giảm bớt trọng lượng gan và tránh một số tổn thương lên gan.
Chữa ho gà
Trong cà gai leo được nghiên cứu có chứa nhiều dược chất như alkaloid, tinh bột, flavonoid nên có tác dụng trong việc kháng viêm, chống khuẩn nhất là bệnh ho gà.
Phòng ngừa ung thư
Chiết xuất dịch từ cây cà gai leo đã được chứng minh có thể chống oxy hóa và hạn chế sự tổn thương oxy hóa lên gan. Ngoài ra, loại cây thảo dược này còn có khả năng ức chế tế bào ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF),…
Hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp
Trong phần rễ và dây cây cà gai leo tìm thấy một lượng alkaloid, tinh bột, flavonoid dồi dào nên có tác dụng hỗ trợ điều trị sâu răng, phong thấp, đau nhức xương khớp hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm
Nhờ chứa hàm lượng flavonoid, alkaloid cao, nên khi sử dụng cây cà gai leo có tác dụng hỗ trợ chống viêm, cải thiện hệ miễn dịch, sức đề kháng và hỗ trợ điều trị cảm cúm hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút
Trong cây cà gai leo có chứa một hàm lượng glycoalcaloid cao. Chính vì vậy, việc sử dụng loại thảo dược này đúng cách sẽ giúp hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút nhất là viêm gan B hiệu quả và nâng cao hệ miễn dịch cơ thể.
Bảo vệ hệ xương khớp
Trong đông y, cây cà gai leo có đặc điểm là hơi the, tính ấm nên đã được dùng để điều trị đau nhức xương khớp một cách hiệu quả nhờ có chứa các hoạt chất thuộc nhóm alcaloid mang độc tính nhẹ.
Xem thêm: Dưỡng chất cần cho xương khớp
Làm chậm sự phát triển xơ gan
Theo nhiều nghiên cứu, hoạt chất glycoalkaloid trong cà gai leo còn có thể ức chế sự phát triển xơ gan, giảm mật độ xơ gan trong thời kỳ đầu.
Cách sử dụng cây cà gai leo hiệu quả
Trà cà gai leo
- Bước 1: Chuẩn bị 50gr cà gai leo phơi khô.
- Bước 2: Cho cà gai leo vào ấm rồi đổ nước sôi vào ngập hết. Sau đó gạn sạch phần nước đó.
- Bước 3: Tiếp tục cho thêm 200ml nước sôi vào để hãm trà trong khoảng 10 phút.
- Bước 4: Cuối cùng là đổ thêm 1 lít nước sôi nữa vào ấm để có được một bình trà cà gai thưởng thức tuyệt vời. Với cách làm này, bạn có thể thực hiện ngày 1 lần và kéo dài trong vòng 1 tuần.
Thuốc chữa bệnh
- Chữa xơ gan, viêm gan, hỗ trợ ức chế tế bào gây ung thư: Chuẩn bị 30g thân, rễ, lá cà gai leo, 10g cây chó đẻ và 10g cây dừa cạn. Sao vàng tất cả rồi sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
- Chữa tê thấp, nhức mỏi, đau lưng: Cà gai leo 10g, lá lốt 10g, thổ phục linh 10g, dây gấm 10g, kê huyết đằng 10g. Đem đi sao vàng, sắc nước uống ngày 1 thang và cần uống khoảng 10 – 30 thang.
- Chữa trị hen suyễn, ho gà: Lấy cà gai leo 10g, thiên môn 10g, mạch môn 10g. Sắc 1 thang chia ra 3 lần uống trong ngày.
- Làm giải rượu: Theo chia sẻ, cà gai leo có thể dùng để giải rượu bằng cách dùng 100g cà gai leo khô đem đi sắc nước cho đến khi còn 150ml dùng trong ngày khi còn ấm là được.
- Chữa viêm họng: Dùng 15g rễ, thân hoặc lá cà gai leo và 30g lá chanh sắc nước uống ngày 2 lần. nên dùng khi còn ấm kéo dài khoảng 5 – 7 ngày.
- Giúp hạ men gan, thải độc gan: Dùng 35g rễ, thân hoặc lá cà gai leo đem sắc với 1 lít nước cho đến khi chỉ còn 300ml thì phân ra uống 3 lần trong ngày.
Một số lưu ý và câu hỏi thường gặp khi sử dụng cây cà gai leo
Một số câu hỏi liên quan đến cà gai leo
Uống cà gai leo có ảnh hưởng tới dạ dày không?
Trên thực tế, uống cà gai leo không những không gây kích ứng cho dạ dày mà lại còn giúp giảm bớt các triệu chứng gây khó chịu trong dạ dày. Người mắc bệnh viêm loét dạ dày thì nên uống cà gai leo sau bữa ăn khoảng 20 là tốt nhất. Còn nếu đang áp dụng điều trị theo phác đồ ý tế hoặc mắc bệnh mãn tính thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Uống cà gai leo có bị tụt huyết áp không?
Cà gai leo không có tác dụng gây hạ huyết áp. Thế nên, người mắc bệnh huyết áp cao hay huyết áp thấp thì đều có thể sử dụng một cách bình thường. Tuy nhiên, người bị huyết áp thấp không nên uống khi đói để tránh bị mất sức, gây mệt mỏi.
Một số lưu ý khi sử dụng cà gai leo
Việc sử dụng cà gai leo nên tiến hành tham khảo ý kiến của các bác sĩ và cũng nên lưu ý hơn tới một số vấn đề sau:
- Chỉ nên dùng đúng liều lượng cà gai leo mà không nên lạm dụng chúng quá mức để tránh mắc phải một số tác dụng phụ không mong muốn.
- Nếu đang sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh thì nên dùng hai loại cách nhau tối thiểu là 2 giờ.
- Với các trường hợp đang trong quá trình điều trị bệnh viêm gan B thì không nên kết hợp cà gai leo với rượu để tránh làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
Kết luận
Nhờ chứa nhiều thành phần dưỡng chất, nên cây cà gai leo luôn là loại thảo dược tự nhiên được ứng dụng nhiều trong Đông Y. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng mọi người cần tham khảo ý kiến bác sĩ, cũng như sử dụng đúng cách, đúng liều lượng nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm: