Cefpodoxime là gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng
Cefpodoxime là thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin, chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn, từ đó giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả. Vậy, cần lưu ý điều gì khi sử dụng viên uống này? Qua bài viết dưới đây, Pharmacity sẽ giúp bạn hiểu rõ mọi thông tin về Cefpodoxime đầy đủ và chính xác nhất.
Tác dụng của thuốc Cefpodoxime
Cefpodoxime là thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh nhiễm khuẩn, như là:
- Bệnh viêm phổi cộng đồng.
- Đợt cấp của viêm phế quản mãn tính.
- Điều trị viêm tai giữa hay viêm xoang cấp.
- Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, da hay tổ chức dưới da.
- Điều trị bệnh lậu cầu chưa biến chứng ở nội mạc cổ tử cung hoặc bệnh lậu hậu môn trực tràng ở phụ nữ và bệnh lậu niệu đạo ở phụ nữ và nam giới.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm mức độ nhẹ và vừa.
Liều dùng phù hợp của thuốc Cefpodoxime
Liều dùng thuốc Cefpodoxime sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, cân nặng và độ tuổi.
Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi :
- Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng và đợt cấp của viêm phế quản mạn tính, viêm xoang sàng cấp: Cefpodoxime 200mg/ lần, mỗi 12 giờ, trong 10-14 ngày.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm mức độ nhẹ và vừa: Cefpodoxime 400mg/lần, mỗi 12 giờ, trong 7-14 ngày.
- Điều trị bệnh lậu niệu đạo chưa biến chứng ở nam giới và phụ nữ, bệnh lậu hậu môn trực tràng và nội mạc cổ tử cung ở phụ nữ: Liều duy nhất 200mg Cefpodoxime, tiếp theo là điều trị bằng Doxycillin uống để phòng ngừa nhiễm khuẩn Chlamydia.
Người cao tuổi :
- Không cần điều chỉnh liều nếu chức năng thận bình thường.
Trẻ em từ 5 tháng đến 12 tuổi :
- Viêm tai giữa cấp : Liều 5mg/kg Cefpodoxime (tối đa 200mg) mỗi 12 giờ, hoặc 10mg/kg (tối đa 400mg) ngày một lần, trong 10 ngày.
Bệnh nhân suy thận :
- Phải giảm liều tùy theo mức độ suy thận. Đối với bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 30ml/phút và không thẩm tách máu, cho uống liều thường dùng, cách 24 giờ một lần.
- Bệnh nhân đang thẩm tách máu, uống liều thường dùng 3 lần/ tuần.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc Cefpodoxime
Một số tác dụng phụ của thuốc Cefpodoxime mà bạn cần lưu ý, gồm có:
- Xuất hiện tiêu chảy nước hay có máu.
- Cảm giác đau nhức toàn thân, suy nhược, có dấu hiệu cảm cúm như sốt, ớn lạnh,…
- Cơ thể bị thâm tím hoặc bị chảy máu bất thường.
- Cảm giác đau thắt ngực, hơi thở khò khè, ho hoặc thở khó khăn.
- Tim đập nhanh và mạnh.
- Bị co giật.
- Bị bất tỉnh.
- Cơ thể xanh xao, vàng da, màu nước tiểu sậm.
- Đau đầu kèm theo các triệu chứng như phát ban đỏ, lột da hoặc bị rộp da nặng.
- Tăng cân mất kiểm soát, cơ thể sưng phù, bị hụt hơi.
- Cảm giác chán ăn, khát nước, tiểu tiện ít hoặc không có.
Ngoài ra, các tác dụng phụ khác từ thuốc Cefpodoxime ít nghiêm trọng hơn, như:
- Cảm giác đau cơ, cứng hoặc co cơ.
- Bị đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhẹ, táo bón, sưng phù và ợ hơi.
- Cơ thể luôn mệt mỏi, bị đau lưng, đau đầu.
- Bệnh nhân cảm thấy bất an, lo lắng hoặc quá hiếu động.
- Ngứa rát da, nổi mẩn đỏ, cảm giác tê cóng hoặc da bị nóng ẩm.
- Dễ choáng váng.
- Xuất hiện giấc mơ lạ, gặp ác mộng.
- Bị khô miệng, nghẹt mũi, vị giác bất thường.
- Xuất hiện các đốm trắng hay nhiệt miệng.
- Vùng kín bị ngứa và tiết dịch bất thường.
Mặt khác, không phải tất cả mọi người đều gặp các tác dụng phụ như Pharmacity đã chia sẻ phía trên. Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc Cefpodoxime, khi có bất kỳ thắc mắc hoặc lo ngại nào thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn tốt nhất.
Thận trọng/Cảnh báo khi dùng Cefpodoxime
Trước khi bắt đầu điều trị bằng Cefpodoxime, bạn nên lưu ý những vấn đề sau, chi tiết:
- Chia sẻ với bác sĩ khi bản thân dị ứng với Cefpodoxime, penicillin hay cefadroxil,…
- Thông báo với bác sĩ hay dược sĩ các loại thuốc bản thân có dự định sử dụng, viên uống vitamin hay thực phẩm chức năng, thảo dược nhằm tránh sự tương tác với thuốc.
- Khi cơ thể đã từng mắc bệnh thận hay viêm đường ruột, bạn cũng nên chia sẻ với bác sĩ trước khi dùng Cefpodoxime.
- Thông báo với bác sĩ khi các chị em muốn dùng Cefpodoxime nhưng đang có kế hoạch mang thai, có thai hoặc đang cho con bú.
Sự tương tác giữa Cefpodoxime với các loại thuốc khác
Việc kết hợp giữa Cefpodoxime với một số loại thuốc, như Cimetidine, Famotidine, Nizatidine, Probenecid, và Ranitidine có thể gây ra tương tác thuốc, dễ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn có thể kê đơn cả hai loại thuốc nếu thấy cần thiết, khi đó liều lượng hoặc tần suất sử dụng thuốc sẽ được điều chỉnh.
Ngoài ra, việc dùng một số Cefpodoxime cùng với thức ăn hoặc đồ uống như rượu, bia, thuốc lá sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để biết cách dùng thuốc an toàn và hiệu quả nhất.
Khẩn cấp/Quá liều khi dùng thuốc Cefpodoxime
Nếu không may uống quá liều thuốc hoặc có các triệu chứng bất thường, gồm có khó thở, đau ngực và thậm chí là ngất xỉu, hãy gọi ngay 115 hoặc đến trạm y tế gần nhất. Trong trường hợp vô tình quên uống một liều thuốc, hãy uống bù ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần đến giờ uống liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống theo đúng lịch trình.
Nói tóm lại, thuốc Cefpodoxime là loại thuốc kháng sinh, có tác dụng điều trị tình trạng nhiễm khuẩn hệ hô hấp, bệnh lậu, nhiễm khuẩn về da hay đường tiết niệu,… Tuy nhiên, việc NÊN hay KHÔNG NÊN dùng Cefpodoxime thì bạn cần tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.