Chậm kinh 2 tháng: Nguyên nhân, sự ảnh hưởng và cách xử lý
Chậm kinh, hay trễ kinh là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không xuất hiện sau khoảng thời gian quy định. Đặc biệt, trường hợp chậm kinh 2 tháng không chỉ gây lo lắng, hoang mang, ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Sau đây, hãy cùng Pharmacity tìm hiểu những nguyên nhân và cách xử lý khi chậm kinh trong thời gian dài.
Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?
Chu kỳ kinh nguyệt là một quá trình sinh lý tự nhiên diễn ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, từ khi dậy thì đến khi mãn kinh. Chu kỳ bình thường thường dao động từ 28 đến 32 ngày, tuy nhiên cũng có thể ngắn hơn (21 – 25 ngày) hoặc dài hơn (40 – 45 ngày). Đặc biệt, quan trọng là chu kỳ kinh nguyệt lặp lại đều đặn, không chênh lệch quá 3 ngày. Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt không đều bao gồm:
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn hoặc dài hơn so với bình thường (ví dụ: chu kỳ trước 28 ngày, chu kỳ sau 21 ngày hoặc chu kỳ trước 30 ngày, chu kỳ sau 42 ngày).
- Khoảng cách giữa các kỳ kinh không đều, có thể sớm hơn hoặc trễ hơn so với dự kiến.
- Lượng máu kinh thay đổi so với bình thường.
- Có thể kèm theo các triệu chứng khác như: Đau bụng kinh dữ dội, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi, buồn nôn,…
Chu kỳ kinh nguyệt là một quá trình sinh lý tự nhiên diễn ra ở phụ nữ
Nguyên nhân chậm kinh 2 tháng
Trường hợp bạn đã từng quan hệ trước đó hãy thử thai, nếu chậm kinh 2 tháng thử que 1 vạch thì có thể do những lý do sau:
- Căng thẳng, mệt mỏi: Cô bé rất nhạy cảm với tâm trạng, căng thẳng quá đà khiến cơ thể tiết ra nhiều cortisol, đẩy cơ thể vào trạng thái sinh tồn, dẫn đến việc dỗi hờn.
- Sụt cân hoặc tăng cân: Cô bé cần dinh dưỡng đầy đủ để hoạt động tốt, việc sụt cân quá nhiều khiến cơ thể thiếu hụt lượng mỡ cần thiết, trứng không rụng, dẫn đến việc dỗi hờn.
- Tập luyện quá sức: Tập luyện thể thao cường độ cao liên tục cũng có thể khiến lượng estrogen giảm, dẫn đến việc bị chậm kinh 2 tháng.
- Tăng cân: Ngược lại, tăng cân quá nhiều cũng khiến cơ thể sản xuất estrogen quá mức, cô bé bị rối loạn.
- Đồng hồ sinh học lộn xộn: Ngủ không đủ giấc, thay đổi giờ giấc đột ngột cũng khiến cô bé lạc nhịp, dẫn đến chậm kinh.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến cân bằng hormone, gây ra kinh nguyệt không đều.
- Bệnh lý: Hội chứng buồng trứng đa nang, đái tháo đường, rối loạn chức năng tuyến giáp, bệnh gan,… cũng có thể là những nguyên nhân khiến kinh nguyệt không xuất hiện.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm kinh 2 tháng
Trường hợp chậm kinh 2 tháng thì bị làm sao?
Chậm kinh lên đến 2 tháng khiến nhiều chị em lo lắng, băn khoăn. Tuy nhiên, việc này không phải lúc nào cũng đáng ngại. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ vốn nhạy cảm và có thể thay đổi do nhiều yếu tố như: Nội tiết tố, chế độ ăn uống, sinh hoạt, căng thẳng,… Do đó, chậm kinh 2 tháng vẫn nằm trong giới hạn bình thường nếu bạn đã loại trừ khả năng mang thai.
Còn nếu chậm kinh từ 3 tháng trở lên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tiềm ẩn các vấn đề về sức khỏe sinh sản và cần được đi khám để xem xét và điều trị. Ngoài ra, cũng nên lưu ý các triệu chứng bất thường khác như:
- Đau đầu ngày càng tăng.
- Thay đổi thị lực.
- Buồn nôn, nôn.
- Sốt.
- Rụng tóc.
- Núm vú tiết dịch hoặc sữa.
Chậm kinh 2 tháng khiến nhiều chị em lo lắng, băn khoăn
Bị chậm kinh 2 tháng phải làm sao?
Mang thai là nguyên nhân phổ biến nhất gây chậm kinh trong thời gian dài. Tuy bạn đã thử que thử thai và có kết quả âm tính, nhưng để khẳng định chắc chắn, bạn nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ beta-hCG để xác định chậm kinh 2 tháng thai được mấy tuần.
Trường hợp vẫn không có thai, bạn nên đi khám phụ khoa để xác định nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng chậm kinh. Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng, kết quả khám và các xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, cũng nên điều chỉnh lối sống để cơ thể trở lại trạng thái bình thường như:
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất, ngoài ra không nên tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, các loại đồ ngọt,….
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và tập thể dục thường xuyên nhưng vừa sức, để cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, stress.
- Không dùng chất kích thích.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc áp dụng các biện pháp điều trị khác. Đối với liệu pháp hormone sẽ giúp cân bằng nội tiết tố, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Trường hợp do bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… sẽ cần phẫu thuật.
Trường hợp không có thai, bạn đi khám phụ khoa để xác định nguyên nhân
Có thể thấy, tình trạng chậm kinh 2 tháng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Mang thai, chế độ sinh hoạt, rối loạn nội tiết,… Nếu sang tháng thứ 3 không có kinh và bạn xác định mình không mang thai, hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán điều trị kịp thời nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.