Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường? Bao nhiêu ngày là biết có thai?
Trễ kinh là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của việc mang thai, nhưng bên cạnh đó cũng là triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Vậy trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường? Bao nhiêu ngày là biết có thai? Nội dung sau đây Pharmacity sẽ giải đáp chi tiết.
Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?
Trên cơ sở khoa học thì chu kỳ hành kinh khỏe mạnh của chị em phụ nữ sẽ rơi vào khoảng từ 21 – 35 ngày. Tùy thuộc vào cơ địa, tình hình sức khỏe của mỗi người sẽ có chu kỳ khác nhau và không phải ai cũng đều đặn như vậy. Do đó, nhiều chị em băn khoăn trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?
Thực chất, theo các bác sĩ cho biết nếu ngày “rụng dâu” của chị em đến muộn khoảng 1 – 3 ngày thì đây là một hiện tượng bình thường. Trường hợp nếu vượt quá 3 ngày thì bạn có thể theo dõi thêm các dấu hiệu bất thường trên cơ thể để đi kiểm tra, hoặc bạn đang mang thai.
Nếu trễ kinh từ 1 – 3 ngày là bình thường
Chậm kinh bao lâu thì có thai?
Trễ kinh cũng là một dấu hiệu đặc trưng nhất của việc mang thai. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau, nhưng nếu bị chậm kinh từ 4 – 10 ngày sau quãng thời gian quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai thì rất có thể bạn đã có thai. Lúc này, chị em có thể dùng que thử thai để kiểm tra, hoặc đến bệnh viện để chắc chắn hơn về kết quả này.
Vì sao trễ kinh là dấu hiệu của mang thai?
Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung của phụ nữ sẽ dày hơn để sẵn sàng đón hợp tử đến làm tổ và phát triển thành bào thai. Trường hợp mà quá trình thụ tinh không diễn ra, dưới tác động của quá trình co bóp tử cung, nội tiết tố thì lớp niêm mạc này sẽ bong ra và được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo, được gọi là kinh nguyệt.
Còn trường hợp nếu quá trình thụ thai diễn ra thành công thì lớp niêm mạc đó sẽ không bong ra mà sẽ phát triển tiếp để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Vậy nên sẽ không có hiện tượng lớp niêm mạc bị đào thải và xuất hiện tình trạng bị trễ kinh.
Vì sao chậm kinh nhưng không mang thai?
Trễ kinh một vài ngày là một hiện tượng khá phổ biến và có thể xảy ra với nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì dấu hiệu này không phải là mang thai, chẳng hạn như:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Bởi vì chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau, nên do một số nguyên nhân như căng thẳng, stress, thay đổi cân nặng, môi trường sống cũng dễ khiến bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Stress và bệnh lý: Căng thẳng, lo lắng hoặc cơ thể mắc một số bệnh lý như đa nang, u xơ…có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn, khiến cho kinh nguyệt trễ hoặc không đều.
- Thay đổi hormone: Bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể của bạn, như thay đổi cân nặng, việc tăng cường tập thể dục hoặc ăn uống mới cũng có thể gây ra sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
- Sử dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc tránh thai hoặc các loại thuốc khác cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Tuổi: Trong giai đoạn tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt có thể không đều và cần thời gian để ổn định.
Có nhiều yếu tố gây trễ kinh không phải do mang thai
Trễ kinh nhưng không phải do mang thai thì nên làm gì?
Khi bạn bị trễ kinh, đầu tiên hãy giữ bình tĩnh và không quá lo lắng. Trong trường hợp này thì chị em nên:
- Đảm bảo rằng bạn đã đánh dấu đúng ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của mình và tính toán số ngày trễ chính xác.
- Nếu trước đó chị em có quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai, nếu trễ kinh lâu khoảng 10 ngày thì có thể dùng que thử thai để xác định liệu bạn có thai hay không.
- Cố gắng giảm căng thẳng và duy trì một lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc.
- Nếu chị em thường xuyên trễ kinh hoặc có bất kỳ triệu chứng khác không bình thường, hãy đến bệnh viện để đánh giá và điều trị bất kỳ vấn đề sức khỏe nào có thể.
Phòng ngừa tình trạng chậm kinh bằng cách nào?
Trễ kinh được xem là dấu hiệu bình thường khi mang thai, hay không xảy ra thường xuyên. Vậy nên, để phòng tránh trường hợp này xuất hiện, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm thì chị em nên:
- Nếu bạn không muốn mang thai, hãy sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong mọi quan hệ tình dục.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tập thể dục đều đặn và giữ trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng. Tránh căng thẳng quá mức và đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
- Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu và sử dụng các chất kích thích để bảo vệ sức khỏe toàn diện.
- Học cách giảm căng thẳng thông qua các phương pháp như thiền, yoga, chạy bộ và tạo ra thói quen giảm stress hàng ngày.
- Ghi chú chu kỳ kinh nguyệt của bạn và theo dõi các biến đổi. Nếu bạn thấy bất kỳ biến đổi lớn nào, hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
- Nên thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm những bất thường nếu có, từ đó đưa ra hướng xử lý kịp thời.
Tránh căng thẳng là yếu tố giúp phòng tránh trễ kinh
Kết luận
Trên đây là những giải đáp thắc mắc Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường? Tóm lại, việc trễ kinh có thể là một dấu hiệu của việc có thai, nhưng cũng có thể là kết quả của nhiều yếu tố khác. Nhớ rằng một số trường hợp trễ kinh có thể do các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nên chị em cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình hàng tháng cẩn thận, nếu thường xuyên trễ kinh hoặc có triệu chứng khác không bình thường, hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.