Chăm sóc cơ - xương - khớp cho trẻ em và thanh thiếu niên
Cơ- xương- khớp giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, bao gồm cung cấp khả năng vận động, bảo vệ các cơ quan và lưu trữ lượng canxi cần thiết. Việc giữ gìn sức khỏe hệ xương khớp ngay từ sớm bằng những thói quen lành mạnh có thể giúp bạn tránh được các nguy cơ loãng xương và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đặc biệt trong giai đoạn bắt đầu phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên, cơ xương khớp quyết định đến chiều cao, cân nặng và thể lực của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu về ảnh hưởng của sức khỏe cơ xương khớp ở trẻ em và trẻ thanh thiếu niên qua bài viết sau.
Tầm quan trọng của sức khỏe cơ – xương – khớp trong giai đoạn phát triển
- Ảnh hưởng của sức khỏe cơ xương khớp
Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết, hệ xương cơ khớp thể người giữ vai trò hỗ trợ và cho phép chúng ta di chuyển cũng như thực hiện các hoạt động một cách dễ dàng. Hơn nữa, hệ thống xương cũng giúp bảo vệ tim, não bộ và các cơ quan khác khỏi bị tổn thương.
Tầm quan trọng của xương khớp đến sức khỏe
Ngoài ra, trong xương lưu trữ các khoáng chất chính như phốt pho và canxi, giúp giữ cho xương luôn chắc khỏe và giải phóng những chất này khi cơ thể cần. Nhìn chung, xương có xu hướng thay đổi liên tục, xương mới sẽ được tạo ra và thay thế cho phần xương cũ bị mất đi. Ở những người trẻ tuổi, tốc độ tạo xương mới nhanh hơn so với quá trình phân huỷ, đồng thời khối lượng xương cũng tăng nhanh chóng.
Khi tuổi tác ngày càng cao, mật độ xương của bạn có thể bị giảm sút và dễ mắc bệnh loãng xương. Do đó, việc giữ gìn và tăng cường sức khỏe cơ xương khớp là một điều vô cùng cần thiết, giúp ngăn ngừa nguy cơ mất và loãng xương ngay từ ban đầu.
Theo thống kê thì có khoảng 40% trẻ em trong quá trình phát triển đều mắc phải chứng đau tăng trưởng, chứng bệnh này thường bắt đầu từ khi trẻ được 3 tuổi và có khi kéo dài đến hết tuổi dậy thì, rõ nhất trong giai đoạn trẻ từ 3 đến 5 tuổi và từ 8 đến 12 tuổi.
Những dị tật cơ xương khớp có thể khiến trẻ em bị chậm phát triển vận động theo tuổi, làm hạn chế sự phát triển thể và trí tuệ. Khi các bất thường cơ xương khớp ở trẻ không được điều trị sớm và đúng cách, có thể khiến trẻ phải mang những di chứng đáng tiếc, thậm chí dẫn tới khuyết tật vĩnh viễn.
Các vấn đề sức khỏe cơ – xương – khớp phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên
Những bất thường cơ xương khớp bẩm sinh thường gặp
- Vẹo cổ bẩm sinh
Vẹo cổ bẩm sinh là tình trạng phổ biến ở trẻ từ 0-6 tháng tuổi. Nguyên nhân là do tình trạng u cơ hoặc xơ hoá cơ ức đòn chũm, tư thế trong bào thai hoặc trong khi sinh dẫn tới hạn chế tầm vận động cổ nghiêng và xoay ở trẻ.
- Chân vòng kiềng (chữ O), chân chữ X sinh lý
Đây là những biến dạng chân thường gặp ở trẻ. Chân vòng kiềng thường gặp ở bệnh nhi 1-2 tuổi, còn chân chữ X biểu hiện rõ nhất ở các bé 3-4 tuổi. Nếu người nhà thấy trẻ di chuyển khó khăn hoặc sau 3 tuổi thấy chân của bé vẫn chữ O, hay sau 7 tuổi chân vẫn chữ X, cần đưa trẻ đi đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt.
Chân vòng kiềng hay thấy ở trẻ nhỏ
- Vẹo cột sống
Vẹo cột sống là tình trạng cong vẹo bất thường ở xương cột sống. Đường cong cột sống lúc này sẽ giống như hình chữ C hoặc chữ S trên mặt phẳng trán, thay vì hình dạng bình thường sinh lý dọc theo trục thân. Tình trạng này thường xuất hiện tại cột sống ngực, đôi khi ở cột sống thắt lưng hoặc kết hợp cả hai.
- Bàn chân khoèo bẩm sinh
Dị tật bàn chân khoèo là một dạng biến dạng phức tạp ở bàn chân, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng vận động và dáng đi của bệnh nhi trong tương lai. Người bệnh có cả biến dạng về xương và về tổ chức mô mềm xung quanh xương. Tại vùng cổ bàn chân, xương sên bị biến dạng và xương ghe bị di lệch vào trong, các phần tổ chức mềm kết nối phần cơ với phần bám tận vào nền xương co rút ngắn số hơn bình thường. Tình trạng này khiến bàn chân xoay quanh chỏm xương sên thành hình dạng giống cây gậy đánh golf.
- Chứng đau xương tăng trưởng hay đau cơ
Đau khớp tăng trưởng ở trẻ có những dấu hiệu dễ nhầm lẫn sang bệnh lý khác, cha mẹ nếu không có kiến thức về chứng bệnh này thì sẽ rất dễ điều trị không đúng cách cho trẻ và làm tình trạng trầm trọng hơn.
Trẻ em dễ có nguy cơ mắc chứng đau xương khớp tăng trưởng
Biểu hiện đau cơ xương khớp
- Đau chân hoặc đi kèm với đau nhức mỏi tay, đau bụng.
- Cơn đau có cảm giác không rõ ràng, không tìm được vị trí đau, thường là ở mặt sau bắp chân, mặt trước đùi hoặc mặt sau của gối.
- Cơn đau tăng trưởng thường đến đột ngột, hay xảy ra vào ban đêm nên có thể khiến trẻ thức giấc, khóc.
- Cơ thể trẻ vẫn bình thường và không bị ảnh hưởng.
- Cơn đau diễn ra theo đợt và không có triệu chứng cụ thể.
- Đối với trẻ từ 6 đến 12 tuổi có thể mô tả cơn đau như chuột rút, mỏi, tê.
Chăm sóc cơ – xương – khớp cho trẻ em và thanh thiếu niên
- Bổ sung cho trẻ những thực phẩm giàu canxi
Canxi là một loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng một hệ xương chắc khỏe. Chúng ta có thể tìm thấy canxi chủ yếu trong các sản phẩm từ sữa, hạt, rau xanh lá và đậu. Ngoài ra, nó cũng có mặt trong một số thực phẩm khác như nước cam và ngũ cốc.
Bạn nên cho trẻ uống sữa theo khẩu phần khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng dựa trên độ tuổi. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên uống khoảng 2 – 3 phần sữa ít béo mỗi ngày. Những trẻ lớn hơn có thể cần đến 4 phần sữa ít béo mỗi ngày.
Thay thế thực phẩm thông thường bằng các thực phẩm có nhiều canxi chẳng hạn như bơ hạnh nhân thay cho bơ đậu phộng, hoặc nước cam tăng cường canxi thay cho nước trái cây thông thường.
Cho bé uống sữa để bổ sung canxi
- Cung cấp lượng vitamin D cần thiết cho trẻ
Vitamin D được biết đến với vai trò giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Tuy nhiên thực trạng hiện nay, hầu hết trẻ em đều không tiêu thụ nhiều các thực phẩm có chứa vitamin D. Do đó, việc cung cấp lượng vitamin này cho trẻ ngay từ sớm là điều cần thiết, giúp trẻ có một hệ cơ xương khớp chắc khỏe.
Ngay cả trẻ sơ sinh cũng cần được bổ sung vitamin D, trừ khi chúng được uống ít nhất 32 ounce sữa công thức mỗi ngày. Để bảo đảm bổ sung đầy đủ lượng vitamin D cho trẻ, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có biện pháp tốt n
Để xương chắc khỏe, nên bổ sung vitamin D cần thiết cho trẻ
Một cách đơn giản giúp trẻ tăng cường tổng hợp vitamin D và giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn là tắm nắng. Tuy nhiên, bạn cần cho trẻ tắm nắng với thời gian phù hợp, tránh để làn da trẻ tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da và lão hoá sớm ở trẻ.
Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn uống thường ngày nhằm giúp xương trẻ chắc khỏe hơn. Những nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, bao gồm các loại cá béo (cá mòi, cá trích, cá thu và cá hồi), lòng đỏ trứng, gan bò, ngũ cốc và nước cam.
- Khuyến khích trẻ tích cực tập thể dục mỗi ngày
Cơ bắp của con người trở nên mạnh mẽ hơn khi chúng ta tập luyện và sử dụng chúng thường xuyên, và điều này cũng đúng đối với hệ xương khớp trẻ em. Một số hoạt động thể chất như đi bộ, nhảy, chạy bộ và leo núi đặc biệt tốt đối với việc xây dựng hệ thống xương khớp.
Những hoạt động trên hay còn được gọi là hoạt động chịu trọng lượng, vì chúng sử dụng lực của cơ cũng như trọng lực nhằm tạo ra áp lực lên xương. Áp lực này sẽ tạo tiền đề giúp hình thành xương chắc khỏe hơn.
Vận động thể thao giúp xương khớp của trẻ phát triển
Ngoài ra, bạn cũng nên khuyến khích trẻ thực hiện thường xuyên các hoạt động khác như đạp xe và bơi lội. Đây là những hoạt động không tạo ra áp lực chịu trọng lượng, không chỉ tốt cho sức khoẻ tổng thể mà còn giúp hỗ trợ tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho xương.
Bài viết trên đã cung cấp một số các thông tin hữu ích về các ảnh hưởng của cơ- xương- khớp và các biện pháp chăm sóc- cơ xương- khớp cho trẻ em và thanh thiếu niên. Mong rằng bạn đọc sẽ thấy các thông tin trên hữu ích để áp dụng cho trẻ nhà mình.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin hữu ích về các ảnh hưởng của cơ – xương – khớp và các biện pháp chăm sóc cơ – xương – khớp cho trẻ em và thanh thiếu niên. Mong rằng các bậc phụ huynh sẽ thấy các thông tin trên hữu ích để áp dụng cho con em mình. Việc chăm sóc sức khỏe cơ – xương – khớp không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng mà còn góp phần xây dựng một nền tảng vững chắc cho sức khỏe tương lai của trẻ. Hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý và tham khảo ý kiến chuyên gia khi cần thiết để đảm bảo con bạn luôn có một hệ cơ xương khớp khỏe mạnh.