Cách chăm sóc người bị ung thư vú
Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên khắp thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân chưa kịp thời phát hiện, đi chữa trị bệnh khi còn ở giai đoạn đầu. Để chủ động chăm sóc sức khỏe, phát hiện và điều trị sớm, nữ giới nên nắm một số điều cần biết về ung thư vú sau đây.
Những điều cần biết về ung thư vú
Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, mặc dù nó cũng có thể xảy ra ở nam giới. Đây là tình trạng các tế bào trong vú phát triển một cách không kiểm soát, tạo thành khối u. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư vú có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Tần suất ung thư
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) cho thấy, mỗi năm nước ta ghi nhận khoảng 21.555 ca mắc mới ung thư vú, chiếm 25.8 % tổng số các bệnh ung thư ở nữ giới. Khi phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi của ung thư vú lên tới hơn 90%. Ngoài ra, Ung thư vú chiếm tới 25,8% các trường hợp ung thư ở nữ giới tại Việt Nam.
Yếu tố nguy cơ
Có nhiều yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ phổ biến:
- Tuổi tác: Khi cơ thể càng cao tuôỉ thì quá trình sửa chữa về đột biến, thương tổn kém đi gây phát sinh ung thư. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư vú của có xu hướng trẻ hơn thế giới. Theo đó, đối với khu vực Âu Mỹ, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ung thư vú cao nhất ở lứa tuổi 55-60 tuổi trở lên, trong khi đó tại Việt Nam, các bác sĩ gặp rất nhiều trường hợp mắc bệnh ở lứa tuổi 40, thậm chí chỉ ngoài 20 tuổi.
- Tiền sử gia đình: Khoảng 15% phụ nữ mắc ung thư vú có tiền sử gia đình có người bị ung thư vú trước đó. Nếu trong gia đình có một người bị ung thư vú (mẹ, dì, chị em gái ruột) thì nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp đôi. Có hai người bị bệnh ung thư vú nguy cơ sẽ tăng gấp 3 lần. Phụ nữ có cha hoặc anh em trai bị mắc bệnh có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người bình thường khác. Phần lớn các trường hợp ung thư vú do di truyền thường từ 2 gen BRCA 1 và 2.
- Tuổi hành kinh sớm và mãn kinh muộn: Những người có tiền sử dậy thì sớm ( trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn ( sau 55 tuổi) có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường khác. Nguyên nhân là do những người phụ nữ này chịu tác động lâu dài của hormone Estrogen và Progesterone.
- Không sinh con hoặc không cho con bú: Những phụ nữ không sinh con hoặc sinh con đầu lòng muộn sau tuổi 30, không cho con bú có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường.
- Bản thân mắc bệnh lý về tuyến vú hoặc từng bị ung thư: Xơ vú, áp xe vú…nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khó hồi phục ở vùng vú và tiến triển thành ung thư. Hơn nữa việc chẩn đoán ung thư vú sẽ khó khăn hơn rất nhiều nếu bệnh nhân mắc thêm những bệnh lý về tuyến vú này. Những người từng bị ung thư như ung thư buồng trứng, phúc mạc, vòi trứng hoặc đã từng xạ trị vùng ngực cũng có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn người bình thường.
Triệu chứng ung thư vú
Ung thư vú có thể bao gồm bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Xuất hiện khối u hoặc sưng trong vú hoặc dưới cánh tay.
- Thay đổi kích thước, hình dạng hoặc cấu trúc của vú.
- Đau hoặc nhạy cảm ở vú.
- Tiết dịch từ núm vú không bình thường.
Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư vú
Chăm sóc y tế
Theo dõi và điều trị
- Điều trị hóa trị, xạ trị và phẫu thuật: Tùy thuộc vào giai đoạn và tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
- Kiểm tra định kỳ: Theo dõi sức khỏe và tiến triển của bệnh, điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời.
Hỗ trợ tâm lý
- Tư vấn tâm lý: Hỗ trợ bệnh nhân vượt qua những lo lắng và stress do bệnh gây ra.
- Nhóm hỗ trợ: Tham gia các nhóm hỗ trợ để chia sẻ kinh nghiệm và nhận được sự đồng cảm.
Chăm sóc dinh dưỡng
- Chế độ ăn uống cân bằng: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, vitamin và khoáng chất.
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
- Hạn chế thực phẩm có hại: Thức ăn nhanh, đồ chiên, thức uống có cồn và đường.
Hoạt động thể chất
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Đi bộ, yoga, bơi lội giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và tinh thần.
- Tránh vận động quá sức: Điều chỉnh mức độ hoạt động phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư
Khi chăm sóc bệnh nhân ung thư vú, có một số điều quan trọng cần lưu ý để đảm bảo họ nhận được sự chăm sóc toàn diện và hiệu quả. Dưới đây là một số điều lưu ý quan trọng
Thấu hiểu và đồng cảm
- Lắng nghe và chia sẻ: Hãy lắng nghe những tâm sự và lo lắng của bệnh nhân, chia sẻ và đồng cảm với họ.
- Tránh phán xét: Đừng phán xét hay áp đặt suy nghĩ của mình lên bệnh nhân.
Hỗ trợ hàng ngày
- Giúp đỡ việc nhà: Hỗ trợ bệnh nhân trong các công việc hàng ngày như nấu ăn, dọn dẹp, giúp họ có thời gian nghỉ ngơi.
- Đi cùng khi khám bệnh: Hãy đi cùng bệnh nhân khi họ cần đến bệnh viện, giúp họ cảm thấy yên tâm hơn.
- Theo dõi chặt chẽ lịch thăm khám, điều trị của người bệnh và đưa họ đến bệnh viện theo đúng lịch
- Theo dõi lịch uống thuốc (nếu được chỉ định) và nhắc nhở người bệnh uống đúng lịch, đúng liều lượng
- Theo dõi các triệu chứng mà người bệnh gặp phải trong quá trình điều trị cũng như thực hiện các biện pháp giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng này
- Hỏi bác sĩ những điều cần lưu ý về bệnh, về thuốc hoặc về các phương pháp điều trị đang được áp dụng để hỗ trợ người bệnh một cách tốt nhất
Tạo môi trường sống lành mạnh
- Không gian thoải mái: Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát và yên tĩnh.
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh: Đảm bảo vệ sinh cá nhân và nhà cửa để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Hỗ trợ tinh thần
Người bệnh ung thư vú có thể có cảm giác sợ hãi, bối rối, không chắc chắn, tức giận, tội lỗi, lo lắng… về nhiều vấn đề như tình trạng bệnh, tác dụng phụ của các phương pháp điều trị, sự thay đổi ngoại hình, tài chính gia đình, nỗi lo về tương lai, thời gian sống còn… Do đó, khi chăm sóc, bạn sẽ cần đặc biệt chú ý đến tâm trạng, tinh thần của người bệnh.
- Hoạt động giải trí: Khuyến khích bệnh nhân tham gia các hoạt động giải trí như đọc sách, xem phim, làm vườn.
- Khuyến khích giao tiếp: Tạo điều kiện cho bệnh nhân gặp gỡ bạn bè, người thân để giảm cảm giác cô đơn.
Bất kỳ phương pháp điều trị ung thư vú nào cũng có khả năng gây ra tác dụng phụ. Chẳng hạn, tác dụng phụ sau phẫu thuật có thể kể đến như đau, mệt mỏi, chảy máu, nhiễm trùng… Trong khi đó, hóa trị liệu đôi khi dẫn đến giảm bạch cầu, thiếu máu, buồn nôn, nôn, rụng tóc… còn xạ trị lại thường gây ra các vấn đề trên da và tình trạng mệt mỏi.
Lúc này, người thân và gia đình cần chú ý theo dõi các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải. Nếu các triệu chứng quá nghiêm trọng hoặc ngày một tăng dần, tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ để có phương án can thiệp phù hợp.
Kết luận
Chăm sóc bệnh nhân ung thư vú đòi hỏi sự kiên nhẫn, thấu hiểu và đồng cảm từ người chăm sóc. Việc chăm sóc đúng cách không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc chăm sóc người thân bị ung thư vú.