Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản: Những điều cần biết
Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc ống phế quản, gây ra bởi virus, vi khuẩn và các tác nhân môi trường khác. Dấu hiệu của bệnh viêm phế quản rất dễ nhận biết. Tuy nhiên có khá nhiều người chủ quan không điều trị bệnh viêm phế quản sớm dễ dẫn đến những biến chứng khó lường.
Viêm phế quản được điều trị như thế nào?
Điều trị viêm phế quản cấp và mãn tính bao gồm: điều trị nguyên nhân và triệu chứng. Việc sử dụng thuốc và các biện pháp hỗ trợ, chăm sóc đi kèm để cải thiện triệu chứng cùng, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Viêm phế quản được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên có một vài trường hợp dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh lý khác thì bệnh nhân sẽ được thực hiện một số kỹ thuật như chụp X-quang phổi, xét nghiệm đờm, xét nghiệm máu, đo phế dung.
Chẩn đoán viêm phế quản bằng X-quang phổi
Phương pháp điều trị viêm phế quản?
Cách điều trị viêm phế quản ở người lớn: điều trị nguyên nhân và triệu chứng. Điều trị viêm phế quản thường bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn gây ra.
- Thuốc giảm đau và hạ sốt: Giúp giảm các triệu chứng đau họng, sốt và mệt mỏi.
- Thuốc long đờm: Giúp làm loãng đờm và dễ dàng thải ra ngoài.
- Điều trị tại nhà: Uống nhiều nước, nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể. Sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ cho không khí ẩm mượt, giúp làm dịu niêm mạc hô hấp.
Trong đó, hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp là do virus, không cần điều trị bằng kháng sinh.
Điều trị triệu chứng:
- Sốt: dùng thuốc hạ sốt như paracetamol và ibuprofen khi nhiệt độ từ 38.5 độ C trở lên. Mặc quần áo thoáng mát, chườm ấm bằng khăn hạ sốt, uống bù điện giải, ăn thức ăn lỏng như súp, cháo….
- Ho: Ho là một phản xạ có lợi để tống đờm, vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi ho nhiều dẫn đến nôn ói, mất ngủ. Uống nhiều nước ấm, hạn chế ăn những thức ăn cay nóng, nhiều dạ vị dễ kích thích và gây ho nhiều hơn.
- Đờm: sử dụng thuốc long đờm hoặc tan đờm: acetylcystein, bromhexin, carbocistein… uống đủ nước để đờm loãng và dễ khạc ra.
- Sổ mũi, nghẹt mũi: dùng nước muối để vệ sinh khoang mũi. Tùy từng trường hợp có thể sử dụng thuốc chống sung huyết mũi, kháng histamin H1 theo chỉ định của bác sĩ.
- Các triệu chứng khác như mệt mỏi, uể oải…: tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung vitamin C, nước trái cây để tăng đề kháng.
– Lưu ý nếu có các triệu chứng bất thường phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
Biến chứng của bệnh viêm phế quản?
Bệnh viêm phế quản nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm thì sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:
- Bệnh viêm phế quản cấp tính kéo dài trở thành bệnh viêm phế quản mãn tính, rất khó điều trị dứt điểm đặc biệt là ở trẻ em
- Nhiễm trùng thứ cấp: nhiễm trùng tai giữa ở trẻ em, viêm xoang, viêm phổi, nhiễm trùng máu. Viêm phổi: biến chứng thường gặp ở trẻ em và người từ 65 tuổi trở lên.
- Áp xe phổi: Đây là một trong các mô xung quanh phổi bị sưng tấy và có thể có mủ, áp xe phổi có thể gây tử vong do khả năng hoạt tử dẫn đến nhiễm trùng ở phổi.
- Khó thở là biến chứng thường gặp phải ở bệnh nhân viêm phế quản mạn tính và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống đáng kể
- Suy hô hấp xảy ra khi phổi không cung cấp đủ oxy để cung cấp cho mô của cơ thể. Nếu không có đủ oxy, một số hệ thống cơ thể bị tổn thương, dễ dẫn đến tích tụ carbon dioxide trong máu.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm phế quản?
- Tránh tiếp xúc với nguồn không khí ô nhiễm: khói độc hại, hóa chất…
- Tránh xa thuốc lá, các môi trường có nhiều khói thuốc lá
- Hạn chế tiếp xúc với người bị viêm phế quản, nếu tiếp xúc phải mang khẩu trang
- Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý…, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau mỗi bữa ăn
- Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung thêm viên uống vitamin C, vitamin tổng hợp nếu cần thiết
- Tập luyện thể dục hàng ngày để nâng cao sức đề kháng: đi bộ, chạy bộ, bơi lội….
Tập luyện thể thao để nâng cao sức khoẻ và phòng ngừa viêm phế quản
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, phòng ở gọn gàng
- Điều trị bệnh trào ngược dạ dày- thực quản
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi thất thường bên cạnh đó còn ngăn ngừa được các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp…
- Ngủ đủ giấc. Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể. Ngủ giúp cơ thể giải phóng hormone và các hợp chất duy trì hệ thống miễn dịch để phòng ngừa bệnh
Kết luận
Viêm phế quản là một bệnh lý không thể xem thường, đặc biệt nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa, điều trị bệnh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe đường hô hấp một cách tốt nhất. Hãy luôn chú ý đến các biện pháp phòng ngừa như tiêm phòng, giữ vệ sinh cá nhân và tránh các tác nhân kích thích để giảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào của viêm phế quản, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.