Cách chẩn đoán bệnh viêm âm đạo
Viêm âm đạo là viêm nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng của niêm mạc âm đạo, đôi khi có viêm âm hộ. Triệu chứng bao gồm ra khí hư, kích ứng, ngứa và ban đỏ. Chẩn đoán bệnh bằng cách đánh giá dịch tiết âm đạo, và điều trị theo nguyên nhân, triệu chứng của bệnh.
Dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo
Tiết dịch âm đạo là cơ chế làm sạch cơ thể tự nhiên mà ai cũng phải có, đây là cách âm đạo tự làm sạch các tế bào chết cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng và các vi khuẩn có hại xâm nhập vào âm đạo. Âm đạo của phụ nữ thường tiết dịch có màu trắng trong hoặc hơi đục.
Dịch tiết âm đạo bình thường (không phải bệnh lý) sẽ không gây cảm giác đau hay ngứa ngáy. Lượng dịch tiết ra cũng khác nhau ở từng thời điểm. Có khi nó chỉ là một lượng nhỏ rất loãng, có lúc tiết nhiều hoặc đặc hơn.
Tuy nhiên, sẽ là bất thường khi âm đạo của bạn có các triệu chứng dưới đây, bởi đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm âm đạo:
- Thay đổi màu sắc, mùi hoặc lượng dịch tiết ra từ âm đạo: dịch màu vàng hoặc trắng đục, có mùi hôi, ra rất nhiều.
- Ngứa hoặc kích ứng âm đạo.
- Đau khi giao hợp.
- Rát, buốt mỗi lần đi tiểu.
- Chảy máu âm đạo nhẹ.
Gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy khó chịu, đã có dấu hiệu âm đạo bất thường, đặc biệt khi:
- Có mùi âm đạo đặc biệt khó chịu, tiết dịch hoặc ngứa
- Đã từng bị nhiễm trùng âm đạo trước đây.
- Đã có nhiều đối tác tình dục hoặc một đối tác mới gần đây. Bạn có thể bị nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Một số bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như nhiễm trùng nấm men hoặc nhiễm khuẩn âm đạo.
- Bạn vừa sử dụng xong một liệu trình thuốc chống nấm men không kê đơn và các triệu chứng của bạn vẫn còn.
- Bạn bị sốt, ớn lạnh hoặc đau vùng chậu.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm âm đạo
Một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm âm đạo phổ biến thường là:
- Do vi khuẩn: bệnh viêm âm đạo có thể do nấm Candida, vi khuẩn, trùng roi Trichomonas,… gây ra. Do cấu tạo của âm đạo nên phụ nữ luôn có tỉ lệ viêm nhiễm bộ phận sinh dục cao hơn nam giới. Một trong những nguyên nhân gây ra điều này là do bộ phận sinh dục của phụ nữ có cấu tạo mở và âm đạo rất gần với hậu môn nên nguy cơ bị viêm nhiễm sẽ rất cao.
- Nhiễm trùng nấm men: Nấm Candida là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm âm đạo do nấm.
- Nhiễm trùng trichomonas: Đây là một loại ký sinh trùng lây truyền qua đường tình dục, gây ra viêm âm đạo.
- Kích ứng hóa chất: Sử dụng các sản phẩm hóa chất như xà phòng, nước hoa vùng kín hoặc chất diệt tinh trùng có thể gây kích ứng và dẫn đến viêm âm đạo.
- Rối loạn nội tiết tố khi mang thai, hay đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, trong chu kỳ kinh, hoặc mắc một số bệnh lý khiến cho chị em bị rối loạn nội tiết tố. Đây là nguyên nhân khiến môi trường âm đạo bị mất cân bằng và đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại gây bệnh.
- Môi trường âm đạo mất cân bằng là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn có cơ hội gây bệnh. Khi phụ nữ bị giảm sức đề kháng, mắc một số bệnh, chẳng hạn như tiểu đường hay dùng một số loại thuốc kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng tại môi trường âm đạo. Chính yếu tố này khiến cho vùng kín của chị em bị tấn công và viêm nhiễm.
- Vệ sinh không đúng cách: đây là một việc làm hằng ngày của mỗi phụ nữ, nhưng không phải ai cũng thực hiện vệ sinh đúng cách. Vệ sinh vùng kín không đúng, chẳng hạn như thụt rửa, lạm dụng dung dịch vệ sinh, dùng sản phẩm vệ sinh kém chất lượng,… cũng khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công, gây bệnh. Đây là nguyên nhân phổ biến gây viêm âm đạo.
- Quan hệ tình dục không an toàn: khi quan hệ với người bị bệnh nhưng không có biện pháp an toàn, chẳng hạn như không sử dụng bao cao su,… thì sẽ rất dễ bị lây bệnh truyền nhiễm như lậu, sùi mào gà,…
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm âm đạo
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm âm đạo như sau:
- Tắm rửa thường xuyên (đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt). Vệ sinh âm hộ hằng ngày và sau mỗi lần đi tiểu, đi đại tiện bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ khuyên dùng.
- Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch, không sử dụng khăn, vật lạ đưa vào trong âm đạo để lau âm đạo. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.
- Băng vệ sinh phải đảm bảo sạch,đủ thấm và còn thời gian sử dụng (4 giờ thay băng một lần).
- Vệ sinh cho cả hai người trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.
- Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch… để tắm rửa.
- Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Lựa chọn sản phẩm rửa phụ khoa thích hợp, an toàn khi dùng hằng ngày, đảm bảo các yêu cầu : làm sạch nhẹ nhàng, giảm ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa, khử mùi hôi vùng kín, dưỡng da vùng kín đem lại cảm giác thoải mái, tự tin cho phụ nữ.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất, để tăng cường hệ miễn dịch và duy trì cân bằng vi khuẩn trong âm đạo.
Viêm âm đạo là một bệnh lý phổ biến nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được nhận biết sớm và chăm sóc đúng cách. Việc giữ gìn vệ sinh vùng kín, sử dụng các biện pháp phòng ngừa và duy trì lối sống lành mạnh là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe phụ khoa. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng của viêm âm đạo, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để được điều trị kịp thời và tránh những biến chứng không mong muốn. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ không chỉ là chăm sóc cơ thể mà còn là chăm sóc tâm hồn, giúp bạn luôn tự tin và hạnh phúc trong cuộc sống.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.