Chấn thương sọ não nặng ở trẻ: Nguyên nhân và cách chăm sóc
Chấn thương sọ não ở trẻ em thường gặp trên lâm sàng. Đa phần là mức độ nhẹ và trung bình, bé có thể hồi phục mà không có di chứng. Tuy nhiên, một tỷ lệ chấn thương sọ não nặng để lại di chứng và tỉ lệ tử vong cao. Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về chấn thương sọ não nặng ở trẻ em.
Nguyên nhân gây Chấn thương sọ não nặng ở trẻ
Chấn thương sọ não nặng ở trẻ em thường do:
- Bất cẩn trong sinh hoạt (chiếm 60% trường hợp), thường gặp nhất là té cầu thang, té giường, té võng hay do người lớn bồng ẵm tuột tay…
- Các lý do tiếp theo là té xe đạp, tai nạn giao thông, vật nặng va đập trúng đầu…
- Chấn thương sọ não thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái do hiếu động hơn, đa số ở lứa tuổi 1 – 6. Trẻ càng nhỏ càng dễ bị chấn thương sọ não do phần đầu còn to và nặng, thường rơi xuống trước, các bé lại chưa có khả năng điều chỉnh tư thế cân bằng khi ngã.
Dấu hiệu nhận biết
Trong trường hợp bị trẻ bị chấn thương đầu, nếu có một trong những dấu hiệu kể sau, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
- Ngay sau ngã, trẻ bất tỉnh hơn 1 phút.
- Sau chấn thương, trẻ thường quấy khóc, đôi khi vật vã hoặc lừ đừ, rên rỉ và bỏ bú.
- Nhiều trẻ ngay sau khi ngã vẫn tỉnh táo nhưng sau đó một thời gian lại xuất hiện những dấu hiệu tri giác bất thường như ngủ nhiều, lơ mơ, tiếp xúc kém hoặc bất tỉnh hoàn toàn.
- Trẻ có thể buồn nôn hay nôn trên 5 lần trong một thời gian ngắn hoặc nôn kéo dài hơn 6 giờ sau khi ngã (mà trước đó trẻ bình thường), kể cả không ăn uống gì.
- Thóp của trẻ sau một thời gian chấn thương bị phồng, căng lên, kèm theo vẻ mặt xanh xao và than đau đầu.
- Trẻ bị chấn thương nhiều nơi, có máu chảy nhiều.
- Trong một số trường hợp, lỗ tai hay lỗ mũi trẻ có thể bị chảy máu hoặc chảy dịch trong vài giờ hay vài ngày sau tai nạn.
Sau khi té ngã nếu trẻ chấn thương nhiều nơi và chảy máu thì có thể đây là dấu hiệu bị chấn thương sọ não
Cách xử lý và chăm sóc trẻ bị Chấn thương sọ não
Cách xử lý với trẻ em bị chấn thương sọ não
- Trước tiên, cha mẹ và người chăm sóc trẻ phải thật sự bình tĩnh, không sợ hãi, la khóc, sẽ khiến trẻ hoảng sợ, trấn an trẻ.
- Khuyến khích trẻ bị thương giảm thiểu mọi cử động ở đầu hoặc cổ.
- Nếu vết thương trên đầu chảy máu nhiều, có thể ấn trực tiếp và băng vết thương lại để cầm máu.
- Lưu ý, không được vắt chanh vào miệng khi trẻ co giật.
- Ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa ngoại thần kinh để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn, trường hợp cần có thể trẻ phải nhập viện để theo dõi.
Trường hợp chấn thương sọ não ở trẻ em khiến trẻ bất tỉnh, khi sơ cứu cần lưu ý:
- Không di chuyển trẻ trừ khi trẻ đang trong tình trạng nguy cấp, bởi việc di chuyển có thể gây ra các biến chứng lớn hơn đối với chấn thương sọ não, cột sống hoặc những chấn thương có liên quan khác.
- Bố mẹ cần bảo vệ trẻ khỏi mọi nguy hiểm tiềm ẩn tại hiện trường.
- Theo dõi đường thở và hô hấp của trẻ cho đến khi xe cấp cứu đến. Nếu trẻ thở yếu do có vấn đề với đường hô hấp, cần thận trọng ngửa đầu trẻ ra sau và nâng đỡ trẻ đến khi nhịp thở của trẻ trở lại bình thường. Nếu trẻ ngừng thở hoặc không bắt được mạch, có thể cần phải hồi sức tim phổi cho trẻ.
Sau khi té ngã nếu bé có dấu hiệu như bị chấn thương sọ não thì ba mẹ nên đưa con tới có sở y tế để kiểm tra sớm
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não:
- Quản lý huyết áp: Đặt ống thông động mạch để theo dõi huyết áp và lấy mẫu máu thường xuyên. Tránh hạ huyết áp, đánh giá và điều chỉnh nhanh chóng nếu xảy ra.
- Oxy hóa não và mô: Duy trì độ bão hòa oxy ngoại vi và oxy máu động mạch. Nhiều bệnh nhân TBI cần thở máy kéo dài và có thể được hưởng lợi từ phẫu thuật mở khí quản.
- Thuốc gây mê và giảm đau: Sử dụng thuốc gây mê tác dụng ngắn và thuốc giảm đau an thần như propofol và fentanyl. Khi bệnh nhân cải thiện, liều lượng sẽ được giảm dần.
- Quản lý nhiệt độ: Giữ nhiệt độ bệnh nhân ở mức 35° đến 37°C để giảm chuyển hóa não và thúc đẩy tác dụng chống viêm.
- Dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch: Sử dụng tất chống tắc mạch hoặc thiết bị nén khí nén. Khi nguy cơ xuất huyết qua đi, có thể tiêm heparin trọng lượng phân tử thấp.
- Dinh dưỡng: Đưa vào ống thông mũi-dạ dày hoặc dạ dày để giải nén dạ dày và giảm nguy cơ hít phải .
Kết luận
Chấn thương sọ não ở trẻ em, đặc biệt là những trường hợp nặng, đòi hỏi sự chú ý và chăm sóc đặc biệt từ gia đình và các nhân viên y tế. Nguyên nhân chính thường do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông và các hoạt động vui chơi của trẻ. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu nguy hiểm và có biện pháp xử lý kịp thời là vô cùng quan trọng. Các bậc phụ huynh cần luôn cẩn thận, theo dõi sát sao trẻ sau khi bị chấn thương, và đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Hãy luôn nhớ rằng, sự an toàn và sức khỏe của trẻ là ưu tiên hàng đầu. Đối với các bé đã bị chấn thương, việc chăm sóc đúng cách và tuân thủ các hướng dẫn y tế sẽ giúp giảm thiểu các di chứng và cải thiện quá trình hồi phục. Chúng tôi hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn chăm sóc con em mình tốt hơn.