Chế độ ăn uống dành cho người mắc bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn là gì?
Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Thường lây qua đường ăn uống, thực phẩm hoặc qua nguồn nước bị ô nhiễm. Bệnh thường khởi phát đột ngột và có nhiều biến chứng nặng nề như xuất huyết tiêu hoá, thủng ruột, viêm cơ tim, viêm não … có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhẹ có ít hoặc không có triệu chứng. Bệnh có thể xảy ra quanh năm tuy nhiên các vụ dịch thương hàn thường xảy ra vào mùa hè (khoảng từ tháng 6 đến tháng 9). Ở Việt Nam, bệnh thường bùng phát phổ biến và nguy hiểm nhất sau các mùa mưa lũ.
Việc bùng phát dịch thương hàn có liên quan đến các vấn đề như:
- Dân số phát triển nhanh, tăng sự đô thị hoá
- Xử lý chất thải không kịp thời, đầy đủ
- Nguồn cung cấp nước sạch hạn chế
- Hệ thống chăm sóc sức khỏe bị quá tải.
Bệnh cũng có thể xảy ra với bất cứ ai và vào bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên bệnh thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi.
Nguyên nhân mắc bệnh thương hàn
- Salmonella Typhi chỉ sống ở người.
- Người bị sốt thương hàn mang vi khuẩn trong máu và đường ruột.
Trực khuẩn Salmonella Typhi là tác nhân chính gây bệnh thương hàn
Triệu chứng của bệnh thương hàn
- Thời kỳ ủ bệnh: dao động 3-21 ngày (trung bình từ 7-14 ngày) và thường không có triệu chứng gì đặc biệt.
- Thời kỳ khởi phát: Thường diễn biến từ từ với các biểu hiện:
- Sốt tăng dần từng ngày, thường tăng về buổi chiều trong 5-7 ngày đầu của bệnh.
- Nhức đầu kèm theo mệt mỏi, chán ăn, đau cơ các chi, mất ngủ.
- Đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón
- Chảy máu cam, thường chỉ gặp ở trẻ em.
- Ho khan, đau bụng, tức ngực ít gặp hơn.
- Thời kỳ toàn phát: từ tuần thứ 2 và kéo dài 2 – 3 tuần.
- Sốt là triệu chứng quan trọng nhất, sốt cao liên tục 39 – 40oC kèm theo nhức đầu và mệt mỏi. Rét run từng cơn và đổ mồ hôi
- Mạch nhiệt phân ly: ngày nay rất hiếm gặp.
- Dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng: môi khô, má đỏ, lưỡi bẩn, hơi thở hôi; bệnh nhân không tỉnh táo rồi dần chuyển thành hôn mê.
- Đi ngoài phân lỏng (5-6 lần/ngày), mùi khẳn; trướng bụng, đầy hơi, đau nhẹ lan khắp bụng; gan to, lách to gặp 30 – 50% các trường hợp.
- Lưỡi có màu trắng bẩn, cạnh lưỡi và đầu lưỡi đỏ (dấu hiệu lưỡi quay).
- Loét vòm hầu họng.
- Hồng ban: gặp 30% số trường hợp, xuất hiện vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 của bệnh, đường kính 2-4mm; vị trí thường gặp ở bụng, ngực, hông; và mất sau 2-3 ngày.
- Khám tim, phổi: thấy các dấu hiệu suy tim, viêm phổi
- Thời kỳ lui bệnh
- Nếu không có biến chứng, bệnh sẽ chuyển sang thời kỳ lui bệnh vào tuần thứ 3 – 4. Bệnh nhân sẽ hạ sốt, các triệu chứng từ từ thuyên giảm, và dần phục hồi.
- Thương hàn ở trẻ dưới 5 tuổi thường không điển hình, hay gặp tiêu chảy, nôn mửa, ít khi táo bón, sốt cao gây co giật toàn thân.
- Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bệnh cảnh thương hàn rất nặng, có tỷ lệ tử vong và biến chứng cao. Ngoài ra, ở bệnh nhân có cơ địa suy giảm miễn dịch như: dị dạng đường mật, tiểu đường, sốt rét, … cũng thường có bệnh cảnh nặng
Bệnh thương hàn nên ăn gì?
- Ăn chín, uống sôi:
- Thực phẩm khi chưa nấu chín có thể sẽ chứa vi khuẩn làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Người mắc bệnh sốt thương hàn cũng nên ăn khi thức ăn còn nóng. Điều này giúp đảm bảo thức ăn không bị tái nhiễm vi khuẩn
- Rửa sạch rau sống hoặc trái cây trước khi ăn:
- Trước khi ăn rau và các loại củ quả, cần phải rửa dưới vòi nước sạch, ngâm qua nước muối loãng rồi rửa với nước sạch và để ráo
- Không để bên ngoài quá lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập.
- Nên gọt vỏ trái cây trước khi ăn để tránh vi khuẩn bám trên vỏ trái cây
- Khi đi du lịch, nên mua nước đóng chai của các thương hiệu uy tín để tránh nguồn nước bị nhiễm khuẩn.
Đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi để giảm nguy cơ mắc bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn nên kiêng ăn gì?
- Thức ăn bày bán ngoài đường vì bụi bẩn, ruồi nhặng… , điều kiện chế biến không thực sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nặng hơn.
- Đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc.
- Sữa chưa qua thanh trùng hoặc tiệt trùng.