Chế độ dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày cấp
Người bị viêm loét dạ dày cấp cần tuân thủ chế độ ăn uống đặc biệt để giảm thiểu cơn đau và tăng cường quá trình phục hồi. Chế độ này không chỉ giúp hạn chế sự khó chịu mà còn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Thực đơn nên tập trung vào các thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng nhưng đồng thời cũng cần hạn chế một số loại thực phẩm có thể làm tăng độ acid trong dạ dày.. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về chế độ dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày cấp qua bài viết dưới đây.
Thực đơn dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày cấp
Chế độ ăn trong bệnh viêm loét dạ dày nhằm mục đích làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi và các tổn thương mau lành. Để giảm thiểu tác động lên niêm mạc dạ dày, người bệnh nên ưu tiên các thực phẩm như:
- Các loại ngũ cốc giàu chất xơ: Lúa mạch, gạo lứt.
- Rau quả tươi: Rau xanh như rau cải, bông cải xanh, cà chua.
- Thực phẩm giàu đạm: Thịt gà, cá hồi, trứng.
- Sữa chua ít chất béo: Giúp duy trì hệ vi khuẩn có lợi trong ruột.
Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày cấp:
- Thực đơn bữa sáng:
Bữa sáng nên ăn nhẹ với những nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa. Song, bữa ăn này cũng không được quá đơn giản bởi lẽ sẽ không đảm bảo được mức năng lượng cần thiết cho một ngày hoạt động. Do đó, bổ sung thêm sữa cho bữa sáng là điều cần thiết. Về các món ăn chính, người bệnh có thể sử dụng: bánh ỳ, cháo, cơm nếp, bún, phở…
- Thực đơn bữa trưa:
Ở bữa trưa, khi dùng cơm, người bệnh có thể kết hợp cùng nhiều món ăn để đa dạng thêm lượng dưỡng chất cho cơ thể. Các món luộc, canh rau củ, thịt kho nhạt, cá hấp… nên được ưu tiên. Đồng thời, không quen món tráng miệng với các loại qua quả tươi không đậm vị chua như: chuối, dưa hấu, dưa lưới, nho….
- Thực đơn bữa tối:
Bữa tối là lúc cơ thể nghỉ ngơi, vì thế người bệnh không nên ăn quá nhiều. Đồng thời, các món ăn cũng chỉ nên là những loại thực phẩm nhẹ, dễ tiêu hóa như: bánh quy, bánh mì, các món canh rau củ. Người bệnh nên hạn chế ăn đồ ngọt vào buổi tối để tránh nguy cơ tăng cần.
Các thực phẩm nên tránh
Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng, bạn hãy tránh một số loại thực phẩm không có lợi như sau:
- Những thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm như thịt quay, rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và những thức ăn xào rán nhiều dầu mỡ.
- Các loại thịt nguội chế biến sẵn: Dăm bông, lạp xưởng, xúc xích và các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc.
- Những thức ăn cứng, dai gây cọ xát niêm mạc dạ dày như: Thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ già, quả sống…
- Gia vị, dấm tỏi, tiêu ớt, dưa cà, hành muối.
- Những loại hoa quả có đậm vị chua như: cam, quýt, xoài, bưởi,..
- Chè, cà phê đặc, bỏ hẳn rượu, thuốc lá.
Lưu ý khi thực hiện chế độ ăn uống
Người bệnh viêm loét dạ dày cần nhớ một số điều sau để tránh gây nguy hại cho dạ dày:
- Chế độ ăn uống điều độ: Ăn đúng giờ, đúng bữa, không ăn uống tùy tiện theo hứng đói thì ăn no thì nhịn.
- Chia nhỏ bữa ăn giúp giảm thiểu áp lực lên dạ dày
- Uống nước đúng cách: Uống nước vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy và uống trước khi ăn một giờ được xem là thời điểm tốt nhất. Điều này giúp hỗ trợ tiêu hóa và duy trì độ ẩm cần thiết cho cơ thể.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Giúp giảm thiểu tác động lên niêm mạc dạ dày và tiêu hóa dễ dàng hơn
- Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C tốt cho tiêu hóa -hấp thu.
- Tránh ăn quá đặc làm dịch vị khó thấm vào giữa khối thức ăn, hoặc ăn quá lỏng và nhiều nước quá làm pha loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa.
- Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, chế biến luộc, hấp hay om giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán.
- Không để bụng quá đói làm dạ dày rỗng, co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí chảy máu; hoặc ăn quá no khiến dạ dày dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát làm gia tăng cơn đau.
Kết luận
Chế độ ăn uống hợp lý có vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày– tá tràng, ngăn ngừa cơn đau và cải thiện tình trạng tiêu hóa, dinh dưỡng cho người bệnh. Do đó bên cạnh việc tuân thủ điều trị, người bệnh cần có kế hoạch ăn uống phù hợp trong mỗi bữa ăn để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất trong điều trị. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn phù hợp nhất.