10 Dấu Hiệu Có Thai Khi Chưa Có Kinh Sau Sinh Phổ Biến Nhất
Chắc hẳn có nhiều chị sẽ thắc mắc sau sinh khi nào sẽ có thai trở lại, hay những dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh là gì? Việc nắm được những thông tin này sẽ góp phần giúp các mẹ bỉm có thể phòng tránh việc có thai quá sớm khi đang trong giai đoạn cho con bú, cũng như lên kế hoạch thai kỳ sắp tới tốt hơn.
Sau sinh khi nào có thai trở lại?
Sau sinh, thời gian để có thai trở lại có thể khác nhau tùy thuộc vào từng người và các yếu tố sức khỏe khác nhau. Trên thực tế, dù sinh thường hay sinh mổ thì có thai khi đang cho con bú, hay chưa có kinh trở lại là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Có trường hợp nhiều chị em chỉ sau 5 tháng sinh đã có thai trở lại dù chưa có kinh nguyệt. Bởi vì một số người có thể rụng trứng trước kỳ kinh đầu tiên sau sinh, nên khi quan hệ không có biện pháp tránh thai đúng thời điểm vẫn có thể thụ thai.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng các bà mẹ sau sinh nên chờ đợi ít nhất từ 18 đến 24 tháng trước khi có thai trở lại đối với sinh thường, còn sinh mổ ít nhất 2 năm. Khoảng thời gian này giúp cơ thể phục hồi sau quá trình mang thai và sinh nở trước đó, đồng thời giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến sức khỏe cho cả mẹ và bé tiếp theo.
Do đó, nếu bạn không muốn có thai sớm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp tránh thai phù hợp trong giai đoạn này. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và khỏe mạnh cho cả mẹ và con, bạn nên thảo luận với bác sĩ của mình về kế hoạch hóa gia đình và khi nào là thời điểm tốt nhất để mang thai trở lại sau khi sinh.
Khi đang cho con bú mẹ vẫn có thể mang thai trở lại dù chưa có kinh
Dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh thường gặp ở các mẹ
Nhiều chị em, từ 4 – 6 tháng sau khi sinh, đang cho con bú thì kinh nguyệt có thể quay trở lại, nhưng có người thậm chí là 1 năm. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng khi mình chưa có kinh trở lại mà quan hệ chắc sẽ không có thai thì hoàn toàn sai lầm. Vì đã có rất nhiều trường hợp mẹ bầu “hối hận” vì cũng nghĩ như vậy.
Nhưng nếu bạn đang cho con bú, có xảy ra quan hệ tình dục không an toàn trong thời điểm này thì dưới đây là một số dấu hiệu thông thường có thể báo hiệu người mẹ có thai trước khi kinh nguyệt trở lại:
- Mệt mỏi bất thường: Cảm thấy mệt mỏi có thể là do nhiều yếu tố, nhưng nếu mức độ mệt mỏi tăng lên đáng kể mà không có nguyên nhân rõ ràng, điều này có thể là dấu hiệu của thai kỳ.
- Buồn nôn hoặc ốm nghén: Dấu hiệu phổ biến của thai kỳ là cảm giác buồn nôn hoặc ốm nghén, thường xuất hiện vào buổi sáng nhưng cũng có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Thay đổi ở bầu ngực: Ngực có thể trở nên căng tức, đau nhức hoặc nhạy cảm hơn bình thường. Đầu vú cũng có thể sẫm màu hơn.
- Tiểu tiện nhiều hơn: Nếu đi tiểu thường xuyên hơn cũng có thể là dấu hiệu của thai kỳ, do tử cung phát triển gây áp lực lên bàng quang.
- Thay đổi vị giác: Một số phụ nữ có thai có thể nhận thấy sự thay đổi về khẩu vị hoặc cảm giác thèm ăn đặc biệt hơn cũng có thể là dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh.
- Chảy máu hoặc ra dịch bất thường: Mặc dù có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng chảy máu nhẹ hoặc dịch tiết bất thường có thể là dấu hiệu của sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
- Tâm trạng thay đổi: Cảm xúc thất thường, lo lắng hoặc khó chịu có thể liên quan đến sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai.
- Bé bỏ bú: Nếu đột nhiên con giảm bú, bỏ bú hoặc bị tiêu chảy sau khi bú sữa mẹ thì rất có thể bạn đang có thai. Bởi vì khi có thai thì hormone trong cơ thể của mẹ sẽ thay đổi nhiều, làm ảnh hưởng tới mùi vị của sữa khiến con giảm bú hoặc không muốn bú nữa.
- Giảm tiết sữa: Nếu đột nhiên sữa bỗng nhiên giảm đột ngột mà không có nguyên nhân cụ thể thì rất có thể là dấu hiệu quả việc mang thai trở lại.
- Khát nước: Thường các mẹ mang thai khi đang cho con bú thì sẽ dễ khát nước hơn so với bình thường, bởi lượng nước mẹ cần để đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của em bé đang bú và thai nhi trong bụng.
Có thai khi chưa có kinh sau sinh sẽ xuất hiện một số dấu hiệu để mẹ nhận biết
Có thai khi đang cho con bú cần phải làm gì?
Chắc hẳn khi đang cho con bú mà có thai trở lại là nỗi lo, ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh. Bởi vì hầu hết chị em chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc mang thai trở lại quá sớm, cũng như lo về sức khỏe của mẹ, bé và cả thai nhi. Vậy nên, khi đã nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng, dấu hiệu bất thường trên thị các mẹ nên:
- Kiểm tra chắc chắn việc mang thai: Để chắc chắn rằng bạn đã mang thai trở lại thì có thể dùng que thử thai, đến bệnh viện để được siêu âm hay làm những xét nghiệm để kiểm tra.
- Thăm khám bác sĩ: Dù kết quả xét nghiệm tại nhà có dương tính hay âm tính, bạn nên bệnh viện gặp bác sĩ. Nếu bạn thực sự có thai, bác sĩ sẽ thảo luận về các bước tiếp theo và các khuyến nghị về chăm sóc thai kỳ. Điều này bao gồm lời khuyên về dinh dưỡng, các xét nghiệm cần thiết và lên kế hoạch cho các cuộc hẹn theo dõi sức khỏe.
- Tiếp tục cho con bú: Mặc dù có thai trở lại nhưng hãy vẫn đảm bảo cho bé bú bình thường, quá trình này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ hay thai nhi. Bởi vì khi con bú sẽ kích thích tuyến vú, gây ra tình trạng co thắt tử cung. Chưa kể, nếu mẹ có tiền sử đẻ con, sảy thai, mang đa thai hay không tăng cân đủ trong thai kỳ mà bé đã trên 6 tháng mẹ có thể cho con bú ít hơn, bổ sung thêm sữa công thức để đảm bảo an toàn cho mẹ, đủ dinh dưỡng cho bé.
- Lập kế hoạch chăm sóc cho con hiện tại và con sắp tới: Mang thai sớm sau khi sinh có thể là thử thách cho cả bạn và gia đình. Nếu bạn đang cho con bú, bạn cần thảo luận với bác sĩ về cách tốt nhất để tiếp tục hoặc điều chỉnh lịch trình cho con bú.
- Chú ý đến sức khỏe cá nhân: Mang thai liên tiếp có thể gây áp lực lên cơ thể bạn. Hãy đảm bảo bạn đang có chế độ ăn uống cân bằng, nghỉ ngơi đầy đủ, và tránh những stress không cần thiết.
Kiểm tra để chắc chắn mình có mang thai trở lại hay không bằng que thử thai
Kết luận
Trên đây là những thông tin về các dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh mà các mẹ cần chú ý. Đặc biệt, nếu chưa có ý định mang thai sớm trở lại, khi quan hệ cần có biện pháp tránh thai an toàn, cũng như tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, bé mẹ nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.