Cyanocobalamin là gì? Công dụng và cách sử dụng hiệu quả
Cyanocobalamin (hay vitamin B12) đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sản xuất tế bào máu, duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh và hỗ trợ trao đổi chất. Việc thiếu hụt vitamin này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như mệt mỏi, thiếu máu hay tổn thương thần kinh. Vậy làm thế nào để bổ sung đủ vitamin B12 hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay!
Tìm hiểu chung về Cyanocobalamin
Đối với những người ăn chay hoặc có bệnh lý về đường tiêu hóa thì việc thiếu hụt Cyanocobalamin dẫn đến một loạt các triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ, tổn thương hệ thần kinh hay rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, vấn đề này còn xảy ra ở những người nghiện rượu, phụ nữ mang thai, người bị thiếu máu ác tính, ung thư ruột và sau ca phẫu thuật cắt bỏ dạ dày với sán dây cá. Khi đó, Cyanocobalamin chính là lựa chọn hàng đầu để điều trị tình trạng thiếu hụt vitamin B12 và giúp cải thiện đáng kể sức khỏe cho cơ thể.
Cyanocobalamin có thể được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm đường uống, tiêm bắp thịt hoặc xịt mũi. Một số người sẽ gặp phải các tác dụng phụ ở mức độ nhẹ khi dùng thuốc như tiêu chảy hoặc ngứa. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các tác dụng phụ nghiêm trọng như sốc phản vệ, kali máu thấp và suy tim cũng có thể xảy ra. Do đó, người bị dị ứng với coban hoặc mắc bệnh Leber không nên sử dụng thuốc này.
Công dụng của Cyanocobalamin đối với cơ thể
Các tác dụng của Cyanocobalamin đối với cơ thể, gồm:
- Điều trị tốt các bệnh về máu: Như là bệnh thiếu máu ác tính, thiếu máu hồng cầu to (do tự phát hay biến chứng sau khi phẫu thuật cắt dạ dày).
- Cải thiện tình trạng đau dây thần kinh: Gồm có đau dây thần kinh tọa, cảm giác đau do bị bệnh thần kinh, đau dây thần kinh cổ và cánh tay.
- Bổ sung vitamin B12 khi cho người bệnh: Đặc biệt đối với người bị mắc chứng Spru (tình trạng hệ tiêu hóa bị rối loạn), sau phẫu thuật cắt dạ dày, bị nhiễm giun móc, phụ nữ mang thai hoặc người gặp tình trạng tiêu chảy phân mỡ.
- Ngăn ngừa thiếu máu và thiếu hụt Cyanocobalamin: Nhờ vào vitamin B12 mà các bệnh nhân bị rối loạn hấp thu, trải qua ca phẫu thuật cắt bỏ dạ dày hay loại bỏ viêm hồi tràng duy trì được lượng hồng cầu ổn định.
Liều dùng và cách sử dụng Cyanocobalamin, hay vitamin B12, sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và nhu cầu cụ thể của từng người. Dưới đây là các khuyến nghị về liều lượng bổ sung Cyanocobalamin:
Liều lượng khuyến nghị hàng ngày theo độ tuổi
- Bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: 0,4 mcg.
- Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 0,5 mcg.
- Bé từ 1 – 3 tuổi: 0,9 mcg.
- Bé từ 4 – 8 tuổi: 1,2 mcg.
- Bé từ 9 – 13 tuổi: 1,8 mcg.
- Thanh thiếu niên và người trưởng thành:
- Từ 14 tuổi trở lên: 2,4 mcg/ngày.
- Phụ nữ mang thai: 2,6 mcg/ngày.
- Phụ nữ cho con bú: 2,8 mcg/ngày.
Hướng dẫn cách dùng
- Dạng viên uống hoặc dạng gel mũi: Trước khi sử dụng, cần đọc kỹ hướng dẫn của sản phẩm. Vitamin B12 có thể dùng cùng hoặc không cùng với bữa ăn.
- Dạng tiêm: Với các trường hợp thiếu vitamin B12 nặng hoặc do yếu tố sức khỏe đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định tiêm Cyanocobalamin.
Ứng dụng của Cyanocobalamin hiện nay
Cyanocobalamin (vitamin B12) có nhiều ứng dụng trong y học, đặc biệt đối với các tình trạng thiếu hụt vitamin B12 nghiêm trọng hoặc các bệnh lý liên quan. Dưới đây là các ứng dụng phổ biến của Cyanocobalamin hiện nay:
1. Bổ sung sau phẫu thuật dạ dày hoặc ruột
- Bệnh nhân sau phẫu thuật như cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày hoặc ruột non thường gặp khó khăn trong việc hấp thu vitamin B12 từ thực phẩm. Cyanocobalamin giúp bổ sung lượng vitamin B12 thiếu hụt để duy trì sức khỏe tổng thể.
2. Điều trị thiếu máu ác tính
- Thiếu máu ác tính là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ tế bào hồng cầu do thiếu vitamin B12. Cyanocobalamin được sử dụng để hỗ trợ tạo máu và giảm các triệu chứng do thiếu hụt vitamin B12.
3. Điều trị thiếu hụt vitamin B12 do chế độ ăn uống
- Những người ăn chay trường hoặc chế độ ăn không đủ vitamin B12 có thể cần bổ sung Cyanocobalamin để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt và các biến chứng liên quan như suy nhược, mệt mỏi, và rối loạn thần kinh.
4. Điều trị một số bệnh lý khác
- Cyanocobalamin cũng được sử dụng trong các tình trạng sức khỏe khác như:
- Nhiễm độc giáp: Bổ sung vitamin B12 có thể hỗ trợ giảm triệu chứng trong một số trường hợp.
- Xuất huyết nghiêm trọng, bệnh gan hoặc bệnh thận: Các bệnh này có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và sử dụng vitamin B12 trong cơ thể.
5. Sử dụng trong xét nghiệm Schilling
- Xét nghiệm Schilling là một phương pháp để xác định khả năng hấp thu vitamin B12 của cơ thể, giúp chẩn đoán các vấn đề liên quan đến hấp thu và chuyển hóa vitamin B12.
Cyanocobalamin có nhiều dạng sử dụng, từ dạng uống đến dạng tiêm, đặc biệt phù hợp cho những bệnh nhân có vấn đề về tiêu hóa hoặc không thể hấp thu đủ từ chế độ ăn uống thông thường.
Lưu ý trước khi dùng Cyanocobalamin
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trước khi sử dụng Cyanocobalamin, các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Chủ động tìm hiểu, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm vì hàm lượng Cyanocobalamin có thể khác nhau ở mỗi sản phẩm.
- Không dùng liều lượng lớn vitamin C khoảng 1 giờ trước hay sau khi dùng Cyanocobalamin nhằm hạn chế sự tương tác thuốc, gây giảm lượng vitamin B12 mà cơ thể hấp thụ.
- Tuyệt đối không dùng Cyanocobalamin khi cá nhân bị dị ứng với coban, mắc bệnh Leber, tình trạng giảm thị lực do hút thuốc lá hoặc cơ thể có khối u ác tính.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Cyanocobalamin và tầm quan trọng của vitamin B12 đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học để có một sức khỏe toàn diện nhé!