Đau cổ tay bên trụ: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
Đau cổ tay bên trụ là gì?
Đau cổ tay bên trụ là tình trạng thường gặp ở những đối tượng thường xuyên vận động cơ bàn tay và cánh tay.
Tình trạng này khiến cho người bệnh gặp nhiều trở ngại trong cử động và sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân đau cổ tay bên trụ
- Gãy xương cổ tay
- Thường xảy ra trong các hoạt động thể thao như bóng đá, bowling, golf, tennis… khiến trật khớp cổ tay.
- Viêm khớp giữa các xương
- Hội chứng xung đột bên trụ (ulnar impaction syndrome): khi xương trụ dài hơn xương quay, có thể làm cho nó “va vào” các xương cổ tay nhỏ hơn
- Viêm các gân gấp và duỗi cổ tay, hay gặp là viêm hoặc mất vững gân duỗi cổ tay trụ tại khoang của nó ở mặt lưng bên trụ cổ tay
- Chấn thương dây chằng sụn sợi tam giác cổ tay (TFCC) khi các dây chằng kết nối giữa xương trụ và các xương khác trong cổ tay bị rách do chấn thương hoặc cọ mòn theo thời gian
- Tổn thương thần kinh hoặc bị chèn ép (hội chứng Guyon)
- Khối u lành tính, thường là u nang hoạt dịch
Dấu hiệu của đau cổ tay bên trụ
- Đau cổ tay bên “ngón út” khi cử động, làm việc nhưng lúc nghỉ ngơi thì thuyên giảm.
- Có tiếng lách cách hoặc bốp, đặc biệt là khi xoay cổ tay hoặc sấp ngửa cẳng tay.
- Đau khi bạn chống bàn tay để đứng dậy sau khi ngồi.
- Giảm sức cầm nắm bàn tay.
- Giảm hoặc hạn chế vận động cổ tay.
Phương pháp chẩn đoán bệnh đau cổ tay bên trụ
- Chụp X-quang: Giúp bác sĩ nhận biết các vấn đề như gãy xương, biến dạng xương hay bất thường về kích thước của xương, khớp.
- CT Scan và MRI: Cung cấp hình ảnh chi tiết 3D về cấu trúc xương, sụn, gân và dây chằng, giúp chẩn đoán chính xác về các tổn thương, bệnh lý.
- Nội soi khớp: Nội soi thông qua một vết mổ nhỏ trên cổ tay để thăm dò và quan sát trực tiếp tình trạng của khớp.
- Siêu âm đầu dò: Nhận diện tăng kích thước của dây thần kinh, sự tồn tại của u nang hoặc viêm bao hoạt dịch.
- Xét nghiệm máu, nước tiểu đối với các tình trạng nhiễm trùng
- Kiểm tra dịch khớp: Phân tích chất lượng và thành phần của dịch khớp để đánh giá tình trạng viêm nhiễm, tổn thương nếu có.
Điều trị đau cổ tay bên trụ
Tùy thuộc vào chẩn đoán bệnh:
- Nẹp cố định ống tay:
- Vào ban đêm, nẹp giúp giữ cố định cổ tay, giảm sưng và đau cổ tay.
- Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách sử dụng nẹp, giúp hỗ trợ hiệu quả trong quá trình hồi phục.
- Sử dụng các loại thuốc chống viêm hoặc giảm đau NSAIDS:
- Ibuprofen
- Naproxen
- Paracetamol
- Tập các bài vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ phục hồi chức năng để củng cố cơ bàn tay và cổ tay, giúp cải thiện sự linh hoạt cho bàn tay, giảm căng cứng các cơ xung quanh
Các biện pháp phòng và hạn chế cổ tay bên trụ
Cần cung cấp đủ lượng canxi thiết yếu:
- Giúp tăng độ vững chắc và hạn chế tổn thương xương khớp cổ tay.
- Người trưởng thành cần cung cấp 100mg canxi và ở phụ nữ trên 50 tuổi thì cần ít nhất là 1200mg canxi mỗi ngày
Giảm thiểu tình trạng té ngã:
- Phản xạ tự nhiên của con người thường khi té ngã là sẽ đưa tay ra chống đỡ cơ thể.
- Cần mang giày dép phù hợp không quá cao và có đế ma sát tốt, không gian đi lại luôn đủ ánh sáng, sàn phòng tắm luôn được vệ sinh và tránh trơn trượt, cầu thang cần lắp tay vịn để di chuyển vững chắc hơn để tránh tình trạng té ngã
Sử dụng đồ bảo hộ khi chơi thể thao: Nên mang theo dụng cụ bảo vệ cổ tay, đầu gối khi tham gia các môn thể thao có nguy cơ chấn thương cao: bóng đá, trượt tuyết, trượt patin…
Nghỉ ngơi thường xuyên khi làm việc văn phòng:
- Nếu công việc gõ bàn phím liên tục trong 8 giờ thì nên để cổ tay và bàn tay được nghỉ ngơi thường xuyên.
- Lựa chọn các loại bàn phím gọn nhẹ để cổ tay không phải cong lên quá nhiều.
Không nên xoay lắc hoặc vặn bẻ cổ tay. Những thói quen này có thể gây tổn thương sụn khớp, xương và dây chằng quanh khớp, đây cũng chính là nguyên nhân gây đau khớp.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.