Đau mắt đỏ có tái phát không? Tìm hiểu ngay!
Đau mắt đỏ là một bệnh lý về mắt phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa, đỏ, chảy nước mắt, rát buốt, v.v. Bệnh có thể do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng gây ra và thường lây truyền dễ dàng qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
Một trong những thắc mắc chung của nhiều người khi mắc bệnh đau mắt đỏ là bệnh có thể tái phát hay không? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về khả năng tái phát của bệnh đau mắt đỏ, từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và có cách phòng ngừa hiệu quả.
Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng viêm nhiễm lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi, gây ra triệu chứng khó chịu như ngứa, đỏ, chảy nước mắt, và rát buốt. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ người lớn đến trẻ em, và có thể bùng phát thành dịch trong thời gian ngắn. Mặc dù đau mắt đỏ không gây ra những biến chứng nghiêm trọng và thường tự khỏi trong vòng một tuần, nhưng bệnh có khả năng tái phát, đặc biệt khi hệ miễn dịch yếu.
Nguyên nhân gây tái phát bệnh đau mắt đỏ
Nếu bạn đã từng bị đau mắt đỏ, bạn hoàn toàn có thể tái phát sau khi khỏi bệnh. Bạn nên lưu ý những điều sau đây để tránh tái phát đau mắt đỏ nhé.
Với người bệnh:
- Thăm khám y tế: Đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
- Không tự ý điều trị: Tránh tự ý điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì bệnh có nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng, vi khuẩn, hoặc virus.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân: Tránh dùng chung khăn, cốc, hoặc các vật dụng cá nhân khác.
- Hạn chế tiếp xúc: Giảm tiếp xúc với người khác và hạn chế đến nơi đông người.
Với người không bệnh:
- Tránh dụi mắt: Không đưa tay dụi mắt, mũi, miệng.
- Vệ sinh mắt hàng ngày: Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo để vệ sinh mắt hàng ngày.
- Rửa tay thường xuyên: Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Sử dụng riêng vật dụng cá nhân: Không dùng chung khăn, cốc, hoặc các vật dụng cá nhân khác.
- Hạn chế tiếp xúc: Tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi mắc bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh trong cộng đồng
- Rửa tay thường xuyên: Đây là nguyên nhân phổ biến bệnh đau mắt đỏ. Khi tay chạm vào vật dụng nhiễm trùng rồi đưa lên mắt.
- Vệ sinh khăn cá nhân mỗi tuần: Hằng ngày đều sử dụng khăn lau mặt, tác nhân đau mắt đỏ sẽ bám vào khăn. Bạn nên giặt khăn mỗi tuần để phòng tránh .
- Thay vỏ gối, ga giường (không nên dùng lâu): Vỏ gối, ga giường là nơi trú ẩn của các vi khuẩn, virus gây đau mắt đỏ. Nên thường xuyên giặt và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
- Hạn chế chạm tay vào mắt: Thói quen đưa tay dụi mắt sẽ làm lây lan nhanh khi bạn chỉ đau 1 bên mắt, phần lớn khi dụi mắt khi tay chưa rửa sạch đều lây lan sang mắt còn lại.
- Hạn chế dùng chung vật dụng cá nhân như khăn, cọ trang điểm,…: Trước khi biết bạn bị đau mắt đỏ sẽ không có triệu chứng điển hình, rất khó nhận biết. Nên việc dùng chung khăn, cọ trang điểm,… là nguyên nhân lây lan cao.
- Hạn chế đeo kính áp tròng
- Nếu kính áp tròng không được vệ sinh kỹ lưỡng, tác nhân đau mắt đỏ có thể xâm nhập đến bạn.
- Khi bạn đang đau mắt đỏ, sử dụng kính áp tròng sẽ làm tình trạng của bạn nặng hơn đó.
Kết luận
Đau mắt đỏ có thể tái phát nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị đúng cách. Hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng ngừa sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như cộng đồng.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.