Viên nén Ciclevir 800 Glomed trị và phòng virus herpes simplex (10 vỉ x 5 viên)
Danh mục
Hoạt chất
Chỉ định
Dạng bào chế
Nơi sản xuất
Quy cách
Lưu ý
Đặt thuốc theo toa
Tải lên đơn thuốc của bạn để nhận sự tư vấn và hỗ trợ từ các dược sĩ của chúng tôi.
Mô tả sản phẩm
Viên nén Ciclevir 800 Glomed là gì?
Thuốc Ciclevir 800 thuộc nhóm thuốc kháng virus tác dụng trực tiếp, thuốc ức chế men sao chép ngược nucleosid và nucleotid. Thuốc này được dùng để phòng ngừa, điều trị và ngăn chặn tái nhiễm virus Herpes simplex (HSV) trên da và màng nhầy bao gồm nhiễm Herpes sinh dục khởi phát và tái phát (ngoại trừ nhiễm HSV nặng ở trẻ suy giảm miễn dịch). Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định điều trị bệnh thủy đậu và nhiễm Herpes zoster (bệnh Zona).
Thành phần Viên nén Ciclevir 800 Glomed
- Hoạt chất: Aciclovir 800mg
- Tá dược: Cellulose vi tinh thể 101, natri starch glycolat A, povidon K30, silic dioxyd, magnesi stearat
Công dụng Viên nén Ciclevir 800 Glomed
Chỉ định
Thuốc Ciclevir 800 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Điều trị nhiễm virus Herpes simplex (HSV) trên da và màng nhầy bao gồm nhiễm Herpes sinh dục khởi phát và tái phát (ngoại trừ nhiễm HSV nặng ở trẻ suy giảm miễn dịch).
- Ngăn chặn tái nhiễm Herpes simplex ở người có đáp ứng miễn dịch bình thường.
- Phòng ngừa nhiễm Herpes simplex ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
- Điều trị bệnh thủy đậu và nhiễm Herpes zoster (bệnh Zona).
Dược lực học
Nhóm dược lý: Thuốc kháng virus tác dụng trực tiếp, thuốc ức chế men sao chép ngược nucleosid và nucleotid.
Mã ATC: J05AB01.
Aciclovir là một chất kháng virus, trong in vitro có tác dụng mạnh với virus Herpes simplex (HSV) typ 1 và typ 2, virus Varicella zoster. Độc tính đối với tế bào vật chủ của động vật có vú thấp.
Aciclovir được phosphoryl hóa thành dạng có hoạt tính là aciclovir triphosphat sau khi đi vào các tế bào bị nhiễm herpes. Bước đầu tiên trong quá trình này phụ thuộc vào sự hiện diện của thymidin kinase được mã hóa bởi HSV.
Aciclovir triphosphat hoạt động như một chất ức chế và chất nền của DNA polymerase đặc hiệu của herpes, và ức chế tổng hợp DNA của virus mà không ảnh hưởng đến chuyển hóa của tế bào bình thường.
Virus Herpes simplex phát triển đề kháng aciclovir do xuất hiện thể đột biến thiếu hụt thymidin kinase, thường có độc lực giảm đi với khả năng lây nhiễm và trạng thái ẩn giảm. Kháng thuốc hiếm gặp ở bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bình thường trong các đợt điều trị ngắn hạn, nhưng thường gặp hơn ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch thường xuyên điều trị kéo dài. Đề kháng Herpes zoster phát triển theo một cơ chế tương tự và đã được báo cáo ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch đang dùng liệu pháp kéo dài với aciclovir.
Dược động học
Hấp thu
Aciclovir hấp thu chậm và không hoàn toàn từ đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt khoảng 2 giờ sau khi uống.
Phân bố
Phân bố rộng rãi vào các mô khác nhau, bao gồm cả dịch não tủy đạt khoảng 50% so với trong huyết tương. Liên kết protein được báo cáo từ 9-33%. Aciclovir đi qua nhau thai và bài tiết trong sữa mẹ ở nồng độ cao hơn khoảng 3 lần so với huyết thanh của người mẹ.
Chuyển hóa và thải trừ
Thải trừ qua thận là con đường thải trừ chính bao gồm cả lọc cầu thận và thải trừ ở ống thận. Thời gian bán thải cuối cùng hoặc của giai đoạn beta được báo cáo là khoảng 2 - 3 giờ đối với người lớn không bị suy thận. Vì aciclovir vẫn còn trong huyết tương của bệnh nhân suy thận, nên ở bệnh nhân suy thận mãn tính giá trị này tăng lên và có thể lên đến 19,5 giờ ở bệnh nhân khó tiểu.
Khi chức năng thận suy giảm, một tỷ lệ thuốc lớn hơn được thải trừ bằng cách chuyển hóa thành carboxymethoxymethyl guanin. Trong quá trình thẩm tách máu, thời gian bán thải giảm xuống còn 5,7 giờ, với 60% liều aciclovir được loại bỏ trong 6 giờ. Sự bài tiết qua phân chiếm 2% liều.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Ciclevir 800, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Tần số liên quan đến các tác dụng bất lợi bên dưới là các con số ước tính. Đối với hầu hết các tác dụng, không có sẵn dữ liệu phù hợp để ước lượng tỷ lệ. Ngoài ra, các tác dụng bất lợi có thể khác nhau tùy theo chỉ định.
Ước tính tần suất các tác dụng không mong muốn tuy nhiên không chắc chắn cho tất cả các tác dụng phụ. Quy ước sau đây đã được sử dụng để phân loại tần suất các tác dụng không mong muốn: rất thường gặp (> 1/10), thường gặp(>1/100,<1/10), ít gặp(>1/1000,<1/100), hiểm (>1/10000,<1/1000), rất hiếm (<1/10000).
Rối loạn hệ máu và bạch huyết
- Rất hiếm: Thiếu máu, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu.
Rối loạn hệ miễn dịch
- Hiếm gặp: Sốc phản vệ.
Rối loạn hệ thần kinh
- Thường gặp: Chóng mặt và đau đầu.
- Rất hiếm: Phản ứng thần kinh có hồi phục bao gồm kích động, run, mất điều hòa, loạn thị, triệu chứng tâm thần, bệnh não, buồn ngủ, trạng thái lẫn lộn, ảo giác, buồn ngủ, co giật, hôn mê và khó ở. Những tác dụng này thường được báo cáo ở những bệnh nhân dùng liều cao aciclovir (thường được tiêm tĩnh mạch), suy thận, hoặc với các yếu tố ảnh hưởng khác trước đó. Nên thận trọng sử dụng aciclovir ở những bệnh nhân có bất thường thần kinh.
Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất
- Hiếm gặp: Khó thở.
Rối loạn tiêu hóa
- Thường gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau bụng.
Rối loạn gan - mật
- Hiếm gặp: Tăng bilirubin và tăng men gan có hồi phục.
- Rất hiếm gặp: Viêm gan và vàng da.
Rối loạn da và mô dưới da
- Thường gặp: Ban da, ngứa (kể cả nhạy cảm ánh sáng).
- Ít gặp: Mày đay, gia tăng rụng tóc lan tỏa.
- Chứng gia tăng rụng tóc lan tỏa có liên quan đến nhiều loại thuốc và các tiến triển bệnh khác nhau, mối liên hệ giữa biểu hiện này với liệu pháp aciclovir không được chắc chắn.
- Hiếm gặp: Phù mạch, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc.
Rối loạn thận và tiết niệu
- Hiếm gặp: Tăng ure và creatinin máu, suy thận, thường trong truyền tĩnh mạch, thường phục hồi và đáp ứng bù nước và hoặc giảm liều nhưng có thể gây ra suy thận cấp ở bệnh nhân có các yếu tố phơi nhiễm trước đó.
- Rất hiếm gặp: Suy thận cấp, cơn đau quặn thận
Rối loạn chung
- Thường gặp: Mệt mỏi, sốt.
Ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu: Các tác dụng ngoại ý nặng hơn hoặc xuất hiện các triệu chứng mới bất thường.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Báo cáo phản ứng có hại
Báo cáo phản ứng có hại sau khi thuốc được cấp phép lưu hành rất quan trọng để tiếp tục giám sát cân bằng lợi ích/nguy cơ của thuốc. Cán bộ y tế cần báo cáo tất cả phản ứng có hại về Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Thuốc Ciclevir 800 chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Quá mẫn cảm với aciclovir, valaciclovir hoặc bất cứ tá dược nào của thuốc.
Thận trọng khi sử dụng
Sử dụng ở bệnh nhân suy thận và người già:
Nguy cơ suy thận tăng nếu dùng đồng thời với các thuốc độc với thận.
Aciclovir được đào thải qua thận, do đó phải điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận. Bệnh nhân lớn tuổi thường suy giảm chức năng thận và do đó cần điều chỉnh liều cho nhóm bệnh nhân này. Cả bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân suy thận đều tăng nguy cơ tác dụng phụ gây độc thần kinh và nên theo dõi cẩn thận các biểu hiện của tác dụng phụ.
Trong các trường hợp đã báo cáo, các phản ứng này nhìn chung đều phục hồi khi ngưng điều trị.
Liệu trình dùng aciclovir kéo dài hoặc lặp đi lặp lại ở những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng có thể dẫn đến giảm nhạy cảm của một số chủng virus và không tiếp tục đáp ứng với việc điều trị aciclovir.
Bù nước: Để tránh nguy cơ nhiễm độc thận, cần thận trọng để duy trì đủ nước ở bệnh nhân uống liều cao hơn hoặc truyền tĩnh mạch, ví dụ: Điều trị nhiễm Herpes zoster (tiêm 4g mỗi ngày).
Sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: Dữ liệu về việc sử dụng aciclovir trên phụ nữ có thai còn hạn chế. Nên cân nhắc
giữa lợi ích điều trị so với bất kỳ rủi ro nào có thể xảy ra.
Phụ nữ cho con bú: Aciclovir được bài tiết trong sữa mẹ khi dùng đường uống, tuy nhiên chưa
có ghi nhận về tác dụng có hại cho trẻ bú mẹ khi người mẹ đang dùng aciclovir. Nên thận trọng khi dùng aciclovirđường uống cho phụ nữ đang cho con bú.
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Nên lưu ý tình trạng lâm sàng của bệnh nhân và các tác dụng không mong muốn của aciclovir khi xem xét khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc của bệnh nhân. Vì dùng aciclovir đôi khi có liên quan đến buồn ngủ và ngủ gà (thường ở những bệnh nhân dùng liều cao hoặc có suy giảm chức năng thận), bệnh nhân nên đảm bảo không bị ảnh hưởng trước khi lái xe hoặc sử dụng máy móc.
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác động của aciclovir lên khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc. Hơn nữa, một tác động bất lợi đối với các hoạt động như vậy không thể dự đoán được từ đặc tính dược lý của hoạt chất.
Tương tác thuốc
Probenecid ngăn cản thanh thải aciclovir qua thận.
Nguy cơ suy thận tăng nếu dùng đồng thời với các thuốc độc với thận.
Aciclovir ức chế chuyển hóa theophylin dẫn đến tích lũy thuốc.
Tình trạng mệt mỏi quá độ đã được báo cáo khi dùng chung aciclovir với zidovudin.
Amphotericin B đã được chứng minh làm tăng tác dụng kháng virus của aciclovir chống lại virus pseudorabies in vitro.
Ketoconazol và aciclovir đã được chứng minh có tác dụng kháng virus hiệp đồng phụ thuộc liều chống lại virus Herpes simplex typ 1 và 2 (HSV-1 và -2) in vitro.
Aciclovir được thải trừ chủ yếu dưới dạng không thay đổi trong nước tiểu thông qua hoạt động bài tiết ở ống thận.
Bất kỳ thuốc nào dùng đồng thời thì sẽ cạnh tranh với cơ chế này, dẫn đến có thể làm tăng nồng độ aciclovir trong huyết tương.
Ciclosporin: Đã có một số ít bệnh nhân cấy ghép có tăng nồng độ ciclosporin trong huyết thanh và các dấu hiệu của độc tính trên thận khi dùng đồng thời với aciclovir. Nên theo dõi chặt chẽ chức năng thận ở những bệnh nhân dùng cả hai loại thuốc.
Cimetidin và probenecid: Cimetidin và probenecid làm tăng AUC của aciclovir bằng cách cạnh tranh thải trừ chủ động qua ống thận và giảm độ thanh thải thận của aciclovir. Điều chỉnh liều thường không cần thiết vì chỉ số trị liệu rộng của aciclovir.
Mycophenolat mofetil: Khi dùng đồng thời đã cho thấy tăng AUC trong huyết tương của aciclovir và chất chuyển hóa không có hoạt tính của mycophenolat mofetil, một tác nhân ức chế miễn dịch được sử dụng ở bệnh nhân cấy ghép. Tuy nhiên, không cần phải điều chỉnh liều vì chỉ số trị liệu rộng của aciclovir.
Một nghiên cứu thực nghiệm về năm đối tượng nam chỉ ra rằng liệu pháp đồng thời với aciclovir làm tăng AUC của theophylin khoảng 50%. Khuyến cáo đo nồng độ trong huyết tương khi điều trị đồng thời với aciclovir.
Zidovudin: Mặc dù dùng đồng thời zidovudin và aciclovir thường không liên quan đến độc tính, tuy nhiên có một báo cáo đơn lẻ về sự mệt mỏi xảy ra ở bệnh nhân dùng đồng thời 2 thuốc này. Điều này không xảy ra khi zidovudin và aciclovir dùng một mình.
Cách sử dụng Viên nén Ciclevir 800 Glomed
Cách dùng
Thuốc Ciclevir 800 dùng đường uống. Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc nuốt các viên thuốc có thể phân tán chúng trong ít nhất 50 ml nước và cần khuấy trước khi uống.
Liều dùng
Người lớn:
Điều trị nhiễm Herpes simplex: Nên dùng 200mg aciclovir 5 lần mỗi ngày cách khoảng 4 giờ để khỏi phải uống vào ban đêm. Có thể điều trị trong vòng 5 ngày, nhưng có thể phải kéo dài hơn cho những nhiễm virus khởi phát trầm trọng.
Trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch trầm trọng (như sau khi ghép tủy) hay những bệnh nhân bị giảm hấp thu ở ruột, liều lượng có thể tăng gấp đôi thành 400mg aciclovir hay có thể thay đổi bằng cách xem xét dùng đường tĩnh mạch.
Nên bắt đầu trị liệu càng sớm càng tốt ngay khi nhiễm bệnh; cho những giai đoạn tái phát, trị liệu nên áp dụng trong giai đoạn tiền triệu hay ngay lúc bắt đầu xuất hiện sang thương.
Ngăn chặn tái nhiễm Herpes simplex ở người có đáp ứng miễn dịch bình thường: Nên dùng 200mg aciclovir 4 lần mỗi ngày, cách khoảng 6 giờ.
Nhiều bệnh nhân thấy tiện lợi khi dùng liều 400 mg 2 lần mỗi ngày cách khoảng 12 giờ.
Giảm liều xuống còn 200mg aciclovir 3 lần mỗi ngày cách khoảng 8 giờ hay thậm chí 2 lần mỗi ngày cách khoảng 12 giờ cũng có thể cho kết quả hữu hiệu.
Một vài bệnh nhân có thể bị nhiễm đột phát với tổng liều hàng ngày là 800mg aciclovir.
Điều trị nên dừng lại sau mỗi 6 - 12 tháng để quan sát những thay đổi có thể xảy ra trong tiến trình tự nhiên của bệnh.
Phòng ngừa nhiễm Herpes simplex ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch: Nên dùng 200 mg aciclovir 4 lần mỗi ngày cách khoảng 6 giờ.
Ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng (như sau khi ghép tủy) hay bị giảm hấp thu thuốc ở ruột, có thể gấp đôi liều lên 400 mg aciclovir hay có thể xem xét thay đổi bằng phương pháp tiêm tĩnh mạch.
Thời gian dùng thuốc phòng ngừa tùy thuộc vào thời kỳ có nguy cơ dài hay ngắn.
Trẻ em:
Điều trị nhiễm Herpes simplex, và phòng ngừa nhiễm Herpes simplex ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch:
Trẻ em trên 2 tuổi nên dùng với liều dùng cho người lớn và trẻ em dưới 2 tuổi nên dùng liều bằng một nửa liều cho người lớn.
Điều trị bệnh thủy đậu:
- Trẻ em dưới 2 tuổi nên dùng 200 mg aciclovir 4 lần mỗi ngày.
- Trẻ em từ 2 - 5 tuổi nên dùng 400 mg aciclovir 4 lần mỗi ngày.
- Trẻ em trên 6 tuổi nên dùng 800 mg aciclovir 4 lần mỗi ngày.
Có thể điều trị trong vòng 5 ngày. Liều dùng có thể được tính chính xác hơn là 20 mg/kg thể trọng (không vượt quá 800 mg 4 lần mỗi ngày).
Chưa có số liệu đặc hiệu về ngăn chặn nhiễm Herpes simplex hay điều trị bệnh zona (Herpes zoster) ở trẻ em có đáp ứng miễn dịch bình thường. Khi điều trị nhiễm Herpes zoster ở trẻ bị suy giảm miễn dịch có thể xem xét thay đổi bằng phương pháp tiêm tĩnh mạch.
Người già: Phải xem xét khả năng suy thận ở người già và nên điều chỉnh liều cho phù hợp.
Ở người già, độ thanh thải toàn phần aciclovir của cơ thể sút giảm song song với thanh thải creatinin. Nên duy trì bổ sung nước cho bệnh nhân dùng aciclovir với liều cao. Nên đặc biệt chú ý giảm liều ở bệnh nhân cao tuổi bị suy thận.
Suy thận: Thận trọng khi dùng aciclovir ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận. Nên duy trì bù nước đầy đủ.
Trong việc kiểm soát nhiễm Herpes simplex ở bệnh nhân suy thận, liều khuyến cáo đường uống không đưa đến sự tích tụ aciclovir trên mức được xác định là an toàn khi tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, ở những người suy thận trầm trọng (độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút) nên điều chỉnh liều thành 200 mg 2 lần mỗi ngày, cách khoảng 12 giờ.
Trong điều trị bệnh zona (Herpes zoster), nên dùng 800 mg 2 lần mỗi ngày, cách khoảng 12 giờ đối với bệnh nhân suy thận trầm trọng (thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút) và 800 mg 3 lần mỗi lần, cách khoảng 8 giờ cho bệnh nhân suy thận trung bình (thanh thải creatinin trong khoảng 10 - 25 ml/phút).
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng: Các triệu chứng liên quan đến dùng thuốc quá liều bao gồm kích động, hôn mê, co giật, và ngủ lịm. Có thể có kết tủa aciclovir trong ống thận khi nồng độ trong dịch ống thận vượt quá độ tan (2,5 mg/ml).
Xử trí: Trong trường hợp vô niệu và suy thận cấp, thẩm tách máu cho đến khi chức năng thận phục hồi có thể giúp ích cho bệnh nhân.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Thông tin sản xuất
Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 5 viên
Thương hiệu: Abbott - Glomed
Nơi sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Glomed (Việt Nam)
Câu hỏi thường gặp
1. Viên nén Ciclevir 800 Glomed là gì?
Viên nén Ciclevir 800 Glomed chứa hoạt chất aciclovir, thuộc nhóm thuốc kháng virus tác dụng trực tiếp, cụ thể là thuốc ức chế men sao chép ngược nucleosid và nucleotid. Thuốc được sử dụng để phòng ngừa, điều trị, và ngăn chặn tái nhiễm virus Herpes simplex (HSV) và điều trị bệnh thủy đậu, nhiễm Herpes zoster (bệnh Zona).
2. Công dụng của Ciclevir 800 Glomed là gì?
- Điều trị nhiễm virus Herpes simplex (HSV): Trên da và màng nhầy, bao gồm nhiễm Herpes sinh dục khởi phát và tái phát (ngoại trừ nhiễm HSV nặng ở trẻ suy giảm miễn dịch).
- Ngăn chặn tái nhiễm Herpes simplex: Ở người có đáp ứng miễn dịch bình thường.
- Phòng ngừa nhiễm Herpes simplex: Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
- Điều trị bệnh thủy đậu và nhiễm Herpes zoster (bệnh Zona).
3. Thành phần của viên nén Ciclevir 800 Glomed là gì?
Mỗi viên nén Ciclevir 800 Glomed chứa 800 mg aciclovir.
4. Cách sử dụng viên nén Ciclevir 800 Glomed như thế nào?
- Cách dùng: Uống thuốc qua đường miệng với một cốc nước. Bệnh nhân có thể phân tán viên thuốc trong ít nhất 50 ml nước nếu gặp khó khăn trong việc nuốt.
- Liều dùng cho người lớn:
- Điều trị nhiễm Herpes simplex: 200 mg aciclovir 5 lần/ngày cách khoảng 4 giờ trong vòng 5 ngày. Có thể điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch trầm trọng.
- Ngăn chặn tái nhiễm: 200 mg aciclovir 4 lần/ngày cách 6 giờ hoặc 400 mg 2 lần/ngày.
- Điều trị bệnh thủy đậu và Herpes zoster: Liều điều trị phụ thuộc vào mức độ suy thận và thể trạng bệnh nhân.
- Liều cho trẻ em: Thay đổi tùy theo độ tuổi và trọng lượng cơ thể, thường là 200 mg đến 800 mg mỗi ngày.
5. Có tác dụng phụ nào khi sử dụng Ciclevir 800 Glomed không?
- Thường gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, đau đầu.
- Ít gặp: Mày đay, gia tăng rụng tóc lan tỏa.
- Hiếm gặp: Sốc phản vệ, viêm gan, vàng da, suy thận cấp, cơn đau quặn thận.
Nếu xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng như khó thở, sưng mặt, hoặc phản ứng dị ứng, bạn nên ngừng thuốc và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
6. Ai không nên sử dụng viên nén Ciclevir 800 Glomed?
- Chống chỉ định: Người quá mẫn cảm với aciclovir, valaciclovir, hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Thận trọng: Bệnh nhân suy thận, người cao tuổi (do có nguy cơ cao bị suy thận và tác dụng phụ thần kinh).
7. Ciclevir 800 Glomed có tương tác với thuốc khác không?
- Tương tác thuốc: Probenecid, cimetidin, và các thuốc độc với thận có thể ảnh hưởng đến thải trừ aciclovir qua thận, làm tăng nồng độ trong huyết tương. Aciclovir cũng có thể tương tác với theophylline và zidovudin, gây ra mệt mỏi hoặc tăng nguy cơ độc tính.
- Lưu ý: Theo dõi chặt chẽ chức năng thận khi dùng đồng thời với các thuốc ảnh hưởng đến thận.
8. Làm gì khi dùng quá liều Ciclevir 800 Glomed?
- Triệu chứng quá liều: Kích động, hôn mê, co giật, có thể có kết tủa aciclovir trong ống thận.
- Xử trí: Thẩm tách máu có thể giúp loại bỏ thuốc và phục hồi chức năng thận. Theo dõi cẩn thận và điều trị triệu chứng.
9. Nếu quên một liều, phải làm gì?
- Nếu quên một liều, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục với liều kế tiếp theo kế hoạch. Không nên dùng gấp đôi liều để bù đắp cho liều đã quên.
10. Viên nén Ciclevir 800 Glomed có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc không?
- Aciclovir có thể gây buồn ngủ hoặc chóng mặt ở một số người, đặc biệt là khi dùng liều cao hoặc ở bệnh nhân suy thận. Bệnh nhân nên đảm bảo không bị ảnh hưởng trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
11. Có cần xét nghiệm thường xuyên khi sử dụng Ciclevir không?
- Xét nghiệm định kỳ: Có thể cần theo dõi chức năng thận, đặc biệt nếu bạn có bệnh thận hoặc đang dùng thuốc lâu dài.
12. Thời kỳ mang thai và cho con bú: Có cần lưu ý gì không?
- Thời kỳ mang thai: Nên cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Dữ liệu còn hạn chế, nên thận trọng khi sử dụng.
- Thời kỳ cho con bú: Aciclovir được bài tiết trong sữa mẹ. Nên thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang cho con bú.
13. Có cần lưu ý gì khi sử dụng Ciclevir với thực phẩm hoặc đồ uống không?
- Thực phẩm không ảnh hưởng đến việc hấp thu aciclovir, nhưng nên uống thuốc cùng với nhiều nước để giảm nguy cơ tác dụng phụ liên quan đến thận.