Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh thận tiết niệu
Những điều cần biết về bệnh thận tiết niệu
- Bệnh thận – tiết niệu chỉ tình trạng thận không hoạt động tốt như bình thường.
- Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể do di chứng tổn thương, thận hư hoặc suy giảm chức năng do biến chứng từ bệnh khác như đái tháo đường, tăng huyết áp…
- Mức độ nguy hiểm của bệnh tăng lên theo thời gian.
Các dấu hiệu của bệnh thận – tiết niệu
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể:
- Khi chức năng thận – tiết niệu suy giảm có thể dẫn đến sự tích tụ độc tố và tạp chất trong máu.
- Khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cơ thể yếu ớt và khó tập trung.
- Khó ngủ:
- Khi quá trình lọc máu ở thận gặp vấn đề, chất độc sẽ ở lại trong máu thay vì thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.
- Khiến người bệnh gặp phải tình trạng khó ngủ.
- Da khô và ngứa:
- Thận đảm nhận vai trò quan trọng trong quá trình loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, giúp xương chắc khỏe và hoạt động để duy trì lượng khoáng chất phù hợp trong máu.
- Khi mắc bệnh thận, thận không còn khả năng giữ cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu gây nên da khô và ngứa.
- Hay mắc tiểu và đi tiểu
- Nước tiểu có bọt
- Sưng mắt cá chân, bàn chân
- Suy giảm chức năng thận trong quá trình lọc máu có thể dẫn đến tình trạng tích tụ lượng lớn natri trong cơ thể. Điều này gây sưng ở bàn chân và mắt cá chân của bệnh nhân.
- Mất khẩu vị, chán ăn
- Hay bị chuột rút
Người bệnh thận – tiết niệu nên ăn gì?
- Súp lơ:
- Chứa vitamin K, folate và chất xơ.
- Giàu chất chống oxy hóa và kháng viêm
- chứa ít kali và protein
- Bắp cải:
- Chứa khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa. Có tác dụng quản lý lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tổn thương thận và gan, ngăn stress, oxy hóa và béo phì.
- Ớt chuông:
- Chứa nhiều vitamin A, C và các chất chống oxy hóa, ít kali.
- Hành tây:
- Cung cấp vitamin C, mangan và vitamin B, folate.
- Chứa các sợi prebiotic, giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa luôn khỏe mạnh, cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
- Tỏi:
- Chứa mangan và vitamin B6 tốt.
- Chứa các hợp chất lưu huỳnh có đặc tính chống viêm.
- Củ cải:
- Chứa rất ít kali và phốt pho
- Chứa các chất dinh dưỡng quan trọng khác như folate và vitamin A.
- Việt quất:
- Chứa chất chống oxy hóa anthocyanin, có thể bảo vệ chống lại bệnh tim, tiểu đường và các bệnh khác.
- Chứa ít natri, phốt pho và kali
- Nho đỏ:
- Chứa chất chống oxy hóa, flavonoid, giúp giảm viêm nhiễm
- Dứa:
- Có hàm lượng phốt pho, kali và natri thấp hơn cam, chuối, kiwi
- Cung cấp chất xơ và vitamin A , chứa bromelain – một loại enzyme có thể giúp giảm viêm.
- Lòng trắng trứng:
- Chứa protein chất lượng cao, thân thiện với thận và ít phốt pho.
- Lòng trắng là lựa chọn tốt cho những người ăn kiêng vì bệnh thận.
- Ức gà:
- Ức gà không da có ít chất béo và phốt pho hơn thịt gà có da.
- Người mắc bệnh thận nên hạn chế khẩu phần thịt và cá, vì lượng protein cao có thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn.
Người bệnh thận – tiết niệu không nên ăn gì?
- Bơ, chuối, cam: do giàu Kali, không tốt cho người bệnh thận
- Quả mơ:
- Giàu vitamin C, vitamin A và chất xơ nhưng chúng cũng chứa nhiều kali
- Mơ khô có hàm lượng kali cao hơn mơ tươi gấp nhiều lần
- Nho khô, mận khô là những loại trái cây chứa hàm lượng kali, đường và calo cao.
- Khoai tây: Có hàm lượng kali cao tự nhiên.
- Cà chua
- Gạo lứt:
- Có hàm lượng phốt pho và kali cao
- Nên thay thế bằng gạo trắng
- Bánh mì nguyên cám:
- Bánh mì càng có nhiều cám và ngũ cốc nguyên hạt thì hàm lượng phốt pho và kali càng cao
- Yến mạch:
- yến mạch và bột yến mạch đều chứa nhiều kali, phốt pho, natri không tốt cho người bị bệnh thận – tiết niệu
- Thịt hộp, ướp muối, sấy khô: có chứa chất bảo quản, muối nhiều không tốt cho sức khỏe
- Dưa chua: có hàm lượng natri cao và nên tránh trong chế độ ăn kiêng thận
- Sữa: chứa nhiều phốt pho và kali không tốt cho bệnh thận – tiết niệu
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.