Đột quỵ có chữa được không?
Đột quỵ là một cấp cứu y tế đe dọa tính mạng, cần được điều trị kịp thời để hạn chế tổn thương não bộ và phục hồi chức năng. Nhiều người thường băn khoăn liệu đột quỵ có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về khả năng chữa trị đột quỵ, các phương pháp điều trị hiện đại và những yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh.
Đột quỵ là gì?
- Đột quỵ là tình trạng chết đột ngột của các tế bào não do thiếu oxy, gây ra bởi sự tắc nghẽn lưu lượng máu hoặc vỡ động mạch máu não.
- Có hai loại đột quỵ xuất huyết não bao gồm xuất huyết nội sọ (chảy máu xảy ra bên trong não) và xuất huyết dưới nhện (chảy máu xảy ra giữa não và màng bao phủ não).
Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ
Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ có thể kiểm soát được
- Tăng huyết áp
- Hút thuốc lá
- Rối loạn lipid máu
- Bệnh tiểu đường
- Kháng Insulin
- Béo bụng
- Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
- Uống nhiều rượu bia
- Thiếu hoạt động thể lực
- Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển dạng và năng lượng
- Căng thẳng tâm lý và xã hội (trầm cảm)
- Bệnh tim (nhồi máu cơ tim cấp, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, rung nhĩ)
- Hẹp động mạch cảnh
- Tăng động (chỉ đột quỵ do huyết khối tắc mạch)
- Phình mạch trong sọ (chỉ chảy máu dưới nhện)
- Sử dụng một số chất: cocaine, amphetamines
- Thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tập tiểu cầu
- Viêm mạch
Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ không thể kiểm soát được
- Đột quỵ trước đó
- Tuổi tác: Mặc dù hiện nay đột quỵ đang bị trẻ hóa, nhưng nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi mỗi 10 năm kể từ tuổi 55.
- Tiền sử gia đình có đột quỵ: nếu trong gia đình từng có người bị đột quỵ thì có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.
- Chủng tộc dân tộc: Theo các số liệu thống kê cho thấy người Mỹ gốc Phi có nguy cơ đột quỵ cao hơn gần gấp đôi so với người da trắng.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới
Đột quỵ có chữa được không?
- Khi đột quỵ xuất huyết não xảy ra, khối máu tụ trong não gây ra phản ứng viêm, sản sinh hóa chất trung gian làm tổn thương tế bào não xung quanh.
- 0-4 giờ đầu sau đột quỵ, phản ứng viêm hình thành, sinh ra độc tố làm tổn thương tế bào não.
- Sau 4-7 giờ, hàng rào máu não bị tổn thương kích thích sản sinh nhiều độc tố hơn. Lúc này, vùng não xung quanh khối máu tụ bị phù nề, tổn thương, thoái hóa não nhiều hơn ban đầu.
- Theo Hội Đột quỵ Thế giới, loại bỏ khối máu tụ cho người bệnh đột quỵ xuất huyết não tốt nhất là trong vòng 24 giờ đầu (kể từ khi có dấu hiệu đột quỵ), “giờ vàng” cấp cứu là trước 8 giờ đầu hoặc càng sớm càng tốt.
- Nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện trong 4-6 giờ đầu tiên sau khi khởi phát cơn đột quỵ và được điều trị bằng các phương pháp phù hợp thì có thể giảm tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
- Sau khi điều trị đột quỵ, người bệnh có thể mất từ 4-6 tuần hoặc lâu hơn để phục hồi các biến chứng đột quỵ. Thời gian phục hồi này còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, biến chứng đột quỵ có nghiêm trọng hay không, người bệnh có được điều trị đột quỵ kịp thời hay không,…
- Nhiều trường hợp thời gian hồi phục sau đột quỵ có thể kéo dài lên đến vài tháng, vài năm hay thậm chí một số biến chứng sẽ để lại tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi.
Phòng ngừa bệnh đột quỵ
Đột quỵ có thể phòng ngừa hiệu quả bằng lối sống lành mạnh
- Chế độ ăn: giảm béo, dầu mỡ, giảm mặn,.. Ăn nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý:
- Thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ.
- Thường xuyên theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết cân nặng của mình có ở mức bình thường hay không.
- Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn:
- Giúp duy trì cân nặng ở mức hợp lý và giảm lượng cholesterol trong máu cũng như hỗ trợ giảm huyết áp.
- Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trung bình mỗi người trưởng thành cần dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động như đi bộ, đạp xe, bơi lội… để duy trình sức khỏe
- Không hút thuốc:
- Khói thuốc có thể làm tăng huyết áp và hẹp động mạch dẫn đến tăng khả năng bị đột quỵ.
- Nếu đang hút thuốc hãy cố gắng giảm rồi dần dần từ bỏ thói quen này trước khi chúng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với cơ thể.
- Hạn chế uống rượu và các chất kích thích vì chúng có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ. Không uống quá 2 ly mỗi ngày đối với nam và 1 ly mỗi ngày đối với nữ.
- Nên khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe cũng như điều trị kịp thời khi mắc bệnh
Đột quỵ là một tình trạng nghiêm trọng nhưng việc điều trị và phục hồi có thể khả thi nếu được can thiệp kịp thời. Nhớ rằng “thời gian là vàng” trong việc cấp cứu đột quỵ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như méo miệng, yếu một bên cơ thể hoặc khó nói, hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Để phòng ngừa đột quỵ, hãy duy trì lối sống lành mạnh: ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn, không hút thuốc và hạn chế rượu bia. Bằng những thói quen đơn giản này, bạn có thể bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.