Estradiol là thuốc gì? Hướng dẫn liều dùng và các tác dụng phụ
Khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể giảm đi, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, như mất ngủ, cáu kỉnh hay khô âm đạo. Lúc này, Estradiol là loại thuốc được sử dụng để bổ sung estrogen, đồng thời giúp làm dịu các triệu chứng này một cách hiệu quả.
Tìm hiểu chung về Estradiol
Estradiol là một loại thuốc thuộc hormon estrogen, không chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng sau thời kỳ mãn kinh mà còn được dùng cho cả nam giới nhằm điều trị bệnh ung thư, gồm ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú đã di căn đến những khu vực khác của cơ thể.
Ngoài ra, các sản phẩm từ estrogen cũng được dùng cho chị em sau thời kỳ mãn kinh để ngăn ngừa bệnh loãng xương. Tuy nhiên, không chỉ estrogen, mà còn có nhiều loại thuốc khác như raloxifene, bisphosphonates cũng giúp bảo vệ xương ở phụ nữ mãn kinh, do đó mà bạn nên trao đổi với bác sĩ trước để chọn loại thuốc phù hợp nhất.
Liều dùng của thuốc Estradiol
Thời điểm dùng thuốc Estradiol có thể là ngay khi ăn hoặc sau bữa ăn để giảm thiểu tình trạng đau bao tử. Trong trường hợp bạn đang sử dụng viên nén phóng thích kéo dài thì phải nuốt nguyên viên, tuyệt đối không được nhai, nghiền hoặc hòa tan vì dễ làm vỡ thuốc, khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều thuốc cùng một lúc và gây tác dụng phụ.
Hiện nay, thuốc Estradiol vẫn chưa được nghiên cứu để sử dụng cho trẻ em nên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho bé. Bên cạnh đó, đối với người lớn sẽ có liều dùng phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân như sau:
- Đối với thuốc Estradiol dạng uống:
- Người bị ung thư tuyến tiền liệt: 10mg với 3 lần/ngày và uống trong 3 tháng khi bệnh không thể phẫu thuật hay tiến triển.
- Nữ giới sau thời kỳ mãn kinh, có triệu chứng vận mạch từ trung bình đến nghiêm trọng: 1 – 2 mg/ngày, có thể dùng 3 tuần và ngưng 1 tuần hoặc liên tục tùy vào tình trạng bệnh.
- Phụ nữ giai đoạn mãn kinh, mong muốn phòng ngừa bệnh loãng xương: 0,5 mg/ngày và nên dùng liên tục đến 23 ngày và ngưng 5 ngày.
- Người lớn bị thiểu năng sinh dục: 1 – 2 mg/ngày và dùng đều đặn trong 3 tuần và ngưng 1 tuần.
- Đối với thuốc Estradiol dạng tiêm bắp:
- Người bị ung thư tuyến tiền liệt: Sử dụng thuốc dạng muối valerate 30 mg và sử dụng từ 1 – 2 tuần.
- Nữ giới sau thời kỳ mãn kinh, có triệu chứng vận mạch từ trung bình đến nghiêm trọng: Sử dụng thuốc dạng muối cypionate từ 1 – 5 mg và tiêm trong 3 – 4 tuần, có thể dùng dạng muối valerate và tiêm từ 10 – 20 mg trong 4 tuần.
- Người lớn bị thiểu năng sinh dục: Sử dụng thuốc dạng muối cypionate từ 1,5 – 2 mg/tháng hoặc dạng muối valerate từ 10 – 20mg/4 tuần.
- Đối với thuốc Estradiol dạng dán:
- Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, có triệu chứng vận mạch từ trung bình đến nghiêm trọng: Dùng miếng dán có chứa 0,025 mg/ngày với liều khởi đầu là 1 lần/tuần, giảm dần hoặc ngừng sử dụng từ 3 – 6 tháng.
- Phụ nữ giai đoạn mãn kinh, mong muốn phòng ngừa bệnh loãng xương: Dùng miếng dán có chứa 14 mg/ngày, dán từ 1 – 2 lần/tuần và điều chỉnh liều bằng việc theo dõi các dấu hiệu sinh hóa cùng với mật độ khoáng xương.
- Đối với thuốc Estradiol dạng đặt vào âm đạo:
- Phụ nữ mắc bệnh teo âm hộ hoặc âm đạo: Nên bôi từ 2 – 4g/ngày vào âm đạo hay âm hộ trong 2 tuần. Sau đó, giảm liều còn một nửa trong 2 tuần và duy trì bôi 1g từ 1 – 3 lần/tuần.
- Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và bị teo âm đạo: Có thể đặt vòng chứa 2mg Estradiol vào khu vực âm đạo và giữ trong khoảng 90 ngày.
- Người có triệu chứng tiết niệu sinh dục: Đặt vòng chứa 2mg Estradiol vào khu vực âm đạo và giữ trong khoảng 90 ngày.
- Phụ nữ bị viêm teo âm đạo: Với liều khởi đầu nên là 1 viên nén (khoảng 2 mcg) với 1 lần/ngày và dùng trong 2 tuần. Sau đó, chỉ nên dùng 1 viên với liều lượng 2 lần/ngày, giảm hoặc ngừng dùng từ 3 – 6 tháng.
Tác dụng phụ của Estradiol đối với cơ thể
Nếu bạn nhận thấy cơ thể bị phát ban, khó thở, hoặc mặt, môi, lưỡi, họng sưng lên, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Không những vậy, cần ngưng sử dụng Estradiol và gọi bác sĩ khi gặp các triệu chứng sau:
- Chảy máu âm đạo bất thường khi đã trải qua thời kỳ mãn kinh.
- Cảm giác đau ở vùng ngực, cơn đau lan đến cánh tay và vai, đổ mồ hôi, suy nhược và buồn nôn.
- Bị tê hay yếu một bên cơ thể.
- Nhức đầu nặng, kèm theo tình trạng lú lẫn, nhìn mờ, nói ngọng hoặc mất thăng bằng.
- Chân bị đau, sưng hoặc nổi mẩn đỏ.
- Chán ăn, khát nhiều, yếu cơ, cảm thấy mệt mỏi và bồn chồn.
- Xuất hiện khối u ở vú.
- Cảm thấy chóng mặt, có thể bị ngất xỉu.
- Vùng dạ dày bị đau nhức hoặc sưng.
- Vàng da, vàng mắt.
- Đau nhói ở ngực, thở khò khè, ho và tim đập nhanh bất thường.
Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng khác mà người bệnh cũng nên lưu ý:
- Bị đầy hơi, cảm giác đau bụng nhẹ, buồn nôn và nôn.
- Vùng ngực bị sưng hoặc đau.
- Da mặt bị sạm, xuất hiện tàn nhang.
- Rụng tóc.
- Âm đạo bị ngứa, tiết dịch bất thường.
- Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, thậm chí xuất huyết đột ngột.
Thận trọng trước khi dùng thuốc Estradiol
Thực tế, không chỉ đối với Estradiol mà hầu hết các thuốc điều trị khác, bạn cần cung cấp cho bác sĩ thông tin đầy đủ về tình trạng sức khỏe, độ tuổi, mục đích sử dụng thuốc, các bệnh lý đang mắc phải và các loại thuốc đang dùng. Ngoài ra, bạn cũng nên chia sẻ trước với bác sĩ trong các trường hợp khi:
- Cơ thể dị ứng với aspirin, tartrazine (chất tạo màu thực phẩm), đặc biệt là dị ứng với Estradiol hay các thành phần có trong thuốc.
- Bạn đã từng bị vàng da, vàng mắt khi mang thai, đang điều trị bằng estrogen, thường xuyên đau nửa đầu, lạc nội mạc tử cung, lượng canxi trong máu quá cao hay quá thấp, người bệnh từng bị động kinh, mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp, gan, thận, tuyến tiền liệt và túi mật,…
- Phụ nữ có kế hoạch mang thai, đang có thai, đang cho con bú, mang thai khi đang sử dụng Estradiol.
Tương tác thuốc Estradiol với các loại thuốc khác
Đặc biệt với các loại thuốc sau, bạn cần thông báo với bác sĩ trước khi dùng, cụ thể là:
- Thuốc chống đông máu, chẳng hạn warfarin (Coumadin)
- Các loại thuốc kháng sinh, bao gồm Clarithromycin hay Erythromycin.
- Cimetidine (Tagamet).
- Carbamazepine (Carbatrol, Tegretol).
- Phenobarbital (Luminal, Solfoton).
- Phenytoin (Dilantin).
- Ritonavir (Norvir).
- Thảo dược về St.John’s wort.
- Rifampin (Rifadin, Rifater, Rifamate, Rimactane).
- Thuốc chống nấm như là ketoconazole.
Trường hợp khẩn cấp/quá liều khi dùng Estradiol
Hãy báo ngay với Trung tâm cấp cứu hay Trạm y tế gần nhất khi cơ thể bị đau bao tử, nôn mửa hay chảy máu âm đạo trong quá trình uống Estradiol. Thêm vào đó, trường hợp quên một liều thuốc, bạn nên uống bù ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu thời điểm uống liều quên quá gần với liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp theo đúng lịch trình.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về thuốc Estradiol thông qua tác dụng, liều dùng và cách sử dụng thuốc sao cho đúng nhất. Nếu muốn tìm hiểu thêm về các thông tin y tế và sức khỏe khác, hãy xem thêm các bài viết khác từ website chính thức của Pharmacity nhé!