Quả chanh: Giá trị dinh dưỡng và những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe
Quả chanh là một trong những thực phẩm quen thuộc với mọi người. Chanh xuất hiện trong rất nhiều loại đồ ăn, thức uống, không những giúp cải thiện hương vị mà còn góp phần đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy, có bao giờ bạn thắc mắc tác dụng của quả chanh là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Quả chanh là một trong những thực phẩm quen thuộc với mọi người
Giá trị dinh dưỡng có trong quả chanh
Quả chanh tuy bé nhỏ, nhưng lại chứa hàm lượng chất dinh dưỡng gây ấn tượng. Trong 100g chỉ chứa 30kcal, nhưng lại là nguồn cung cấp vitamin C, chất chống oxy hóa cũng như các chất dinh dưỡng khác dồi dào. Sau đây là thành phần dinh dưỡng trong 100g chanh tươi:
- Năng lượng: 30 kcal
- Chất đạm: 0.7 g
- Tổng lipid (chất béo): 0.2 g
- Carbohydrate: 10.5 g
- Thiamin: 0.03 mg
- Chất xơ: 2.8 g
- Canxi, Ca: 33mg
- Kali, K: 102 mg
- Kẽm, Zn: 0.11 mg
- Vitamin C: 30 mg
- Magie, Mg: 6 mg
- Phốt pho, P: 18 mg
- Vitamin B-6: 0.043 mg
Hơn nữa, quả chanh còn có chứa nhiều loại khoáng chất như: sắt, selen, natri, đồng, mangan…Quả chanh ta còn cung cấp cho cơ thể một lượng nhỏ niacin, folate, riboflavin,…
Quả chanh tuy bé nhỏ, nhưng lại chứa hàm lượng chất dinh dưỡng gây ấn tượng
Một số tác dụng của quả chanh đối với sức khỏe
Sự đa dạng trong thành phần dinh dưỡng của quả chanh giúp nó trở thành một nguồn bổ sung dinh dưỡng và giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng chống cũng như ngăn ngừa sỏi thận, các bệnh về tim mạch, tăng khả năng hấp thụ sắt trong thực phẩm và còn có khả năng giúp cho làn da khỏe mạnh hơn. Một số lợi ích cụ thể như sau:
Quả chanh giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Chanh là một loại thực phẩm cung cấp vitamin C dồi dào. Một quả chanh cung cấp khoảng 30 mg vitamin C, chiếm 51% lượng vitamin C khuyến cáo hàng ngày dành cho mỗi người (RDI). Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, ăn trái cây và rau quả giàu vitamin C sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Tuy vậy, không chỉ vitamin C giúp đem lại lợi ích cho tim của chúng ta. Chất xơ và các hợp chất thực vật có trong quả chanh cũng có thể làm giảm một số yếu tố nguy cơ mắc các bệnh tim mạch chuyển hóa. Chẳng hạn, một nghiên cứu đã tiết lộ rằng, ăn 24 gam chiết xuất chất xơ từ cam quýt và chanh hàng ngày trong vòng một tháng làm giảm tổng mức cholesterol trong máu. Các hợp chất thực vật được tìm thấy trong chanh – cụ thể là hesperidin và diosmin, được cho là có tác dụng đáng kể làm giảm lượng cholesterol.
Chống oxy hóa và giảm viêm
Tác dụng của quả chanh đa phần đến từ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào của nó. Chanh tươi có chứa nhiều hợp chất hoạt tính có chức năng như chất chống oxy hóa trong cơ thể. Những hoạt chất có khả năng chống oxy hóa gồm: flavonoid, kaempferol, limonoids, quercetin và axit ascorbic…
Các gốc tự do là tác nhân làm hỏng tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Khi tế bào bị tấn công, nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như: bệnh tim, đái tháo đường và nhiều loại ung thư,… Chất chống oxy hóa là những hợp chất quan trọng giúp bảo vệ cho tế bào khỏi các gốc tự do.
Tăng cường hệ miễn dịch
Quả chanh có tác dụng gì? Chanh có nhiều vitamin C, một chất dinh dưỡng có thể giúp làm tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Trong một số nghiên cứu ống nghiệm, vitamin C đã cho thấy khả năng tăng cường sản xuất các tế bào bạch cầu, từ đó giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Ngoài ra, trong một số các nghiên cứu ở người, việc uống vitamin C còn giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh cảm cúm thông thường.
Hơn nữa, vitamin C có thể giúp vết thương phục hồi nhanh hơn bằng cách giảm viêm, kích thích sản xuất collagen – một loại protein thiết yếu giúp hỗ trợ sửa chữa vết thương. Ngoài ra, bên cạnh vitamin C, chanh cũng là một nguồn chất chống oxy hóa và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách bảo vệ các tế bào, chống lại tổn thương do gốc tự do.
Ngăn ngừa sỏi thận
Mỗi ngày ăn 1 quả chanh có tác dụng gì? Ngừa sỏi thận là một trong những tác dụng của quả chanh mà ít người biết. Sỏi thận được hình thành khi nước tiểu bị cô đặc hoặc hàm lượng các khoáng chất như canxi trong nước tiểu quá cao. Theo các nghiên cứu cho thấy, chanh có thể ngừa sỏi thận với cách tăng lượng citrate trong nước tiểu với axit citric có trong nước chanh.
- Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng: Bệnh nhân sỏi thận uống nước chanh trong quá trình điều trị có thể làm giảm tỷ lệ hình thành sỏi.
- Hơn nữa, những người ăn nhiều trái cây họ cam quýt cũng được chứng minh có nguy cơ bị sỏi thận thấp hơn đáng kể.
Ngừa sỏi thận là một trong những tác dụng của quả chanh mà ít người biết
Tăng cường hấp thụ sắt trong thực phẩm
Sắt là một nguyên tố thiết yếu trong quá trình hình thành và sản xuất các tế bào hồng cầu. Nồng độ sắt có trong máu thấp có thể dẫn đến thiếu máu. Những dấu hiệu thiếu máu, thiếu sắt có thể dễ dàng thấy như xanh xao, mệt mỏi, khô da, rụng tóc và khó thở khi tập thể dục. Vitamin C có trong quả chanh khi ở dạng acid sẽ làm tăng khả năng hấp thu sắt trong bữa ăn, giảm nguy cơ thiếu sắt.
Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Quả chanh được cấu thành từ khoảng 10% carbs, chủ yếu là ở dạng chất xơ hòa tan và đường đơn. Chất xơ chính có trong chanh là pectin, đây là một dạng chất xơ hòa tan có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Chất xơ hòa tan còn giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột. Những tác động này có thể làm giảm lượng đường trong máu. Tuy vậy, để có được những lợi ích của chất xơ từ quả chanh, chúng ta cần ăn cả cùi. Những người uống nước chanh mà không có chất xơ có trong cùi sẽ bỏ lỡ những lợi ích của hợp chất quan trọng này trong chanh.
Cải thiện sức khỏe làn da
Quả chanh có tác dụng gì? Không chỉ giúp kháng viêm và đẩy nhanh quá trình lành vết thương, vitamin C trong quả chanh còn có tác dụng chăm sóc da. Đây là loại vitamin thiết yếu trong việc hình thành collagen. Theo nghiên cứu trên 4.000 phụ nữ phát hiện ra rằng: Những người ăn nhiều vitamin C hơn sẽ có ít nguy cơ xuất hiện nếp nhăn và khô da khi già đi.
Những người ăn nhiều vitamin C sẽ có ít nguy cơ xuất hiện nếp nhăn và khô da
Giảm nguy cơ ung thư
Một chế độ ăn uống lành mạnh cùng với nhiều trái cây và rau quả, trong đó có trái cây thuộc họ cam quýt, có khả năng giúp ngăn ngừa ung thư. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật đã chứng minh các hợp chất thực vật trong quả chanh, như naringenin và limonene, có thể ngừa ung thư.
Theo một nghiên cứu sử dụng bột quýt có chứa beta-cryptoxanthin và hesperidin (cũng tương tự có trong chanh) có thể giúp ngăn chặn các khối u ác tính ở lưỡi, phổi và ruột kết của loài gặm nhấm. Tuy vậy, nghiên cứu đã sử dụng lượng chất rất lớn so lượng có thể ăn và cũng chưa có nghiên cứu trên người.
Giúp giảm đau và tránh nhiễm khuẩn răng miệng
Những cơn đau ở nướu sẽ được giảm bớt đi rất nhiều nếu bạn ngậm một ít nước ép chanh. Ngoài ra, nếu răng bị chảy máu, bạn cũng có thể thoa một ít nước cốt chanh vào chỗ vết thương. Nó sẽ giúp ngăn máu và chống tình trạng viêm. Hơn nữa, nước cốt quả này còn có tác dụng làm trắng răng.
Một số lưu ý nếu sử dụng quá nhiều chanh
Chanh là một loại quả an toàn và lành tính. Việc xuất hiện tác dụng phụ xảy ra khi sử dụng là điều cực kỳ hiếm thấy, hầu như là không có. Tuy vậy, đối với một số trường hợp đặc biệt có tiền sử dị ứng với các loại trái cây có múi khác thì nên tránh dùng chanh bởi nó có thể khiến người bị dị ứng xuất hiện các triệu chứng như sưng mặt, nổi mề đay hay khó thở. Nếu gặp tình trạng này, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
Ngoài ra, trong một vài trường hợp, vì tính axit có trong quả chanh sẽ khiến cho một số người bị trào ngược dạ dày. Theo đó là một vài triệu chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, ợ nóng, gây nôn và khó nuốt. Việc tăng nguy cơ sâu răng bởi vì tiêu thụ quá nhiều chanh do axit trong chanh có thể làm mòn men răng. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sâu răng, ta nên thực hiện súc miệng bằng nước thường sau khi ăn chanh hoặc uống nước chanh.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.