Giải đáp các câu hỏi thường gặp về bệnh xơ gan
Bệnh xơ gan và những câu hỏi thường gặp
Câu 1: Bệnh xơ gan là gì?
Xơ gan là giai đoạn cuối của tình trạng xơ hóa hay tạo sẹo ở gan có nguyên nhân từ những bệnh lý mạn tính khác như viêm gan do virus viêm gan do nhiễm độc từ thuốc hoặc viêm gan nhiễm mỡ. Thông thường sau mỗi lần bị tổn thương gan sẽ tự tái tạo tế bào gan mới, tuy nhiên quá trình tổn thương gan mãn tính dẫn tới hình thành các mô sẹo ở gan, lâu dài các mô sẹo ngày càng nhiều hơn và làm suy giảm chức năng gan.
Câu 2: Bệnh xơ gan sống được bao lâu?
Thời gian sống của bệnh nhân xơ gan phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh (giai đoạn 1,2,3,4) và tình trạng sức khỏe thực tế của mỗi bệnh nhân. Nếu xơ gan được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có thể sống thêm từ 15 – 20 năm, nếu phát hiện ở giai đoạn nặng thì bệnh nhân có thể sống thêm từ 5 – 10 năm. Tinh thần vui vẻ thoải mái, chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục thể thao đều đặn và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân xơ gan có thể tăng thời gian sống.
Câu 3: Bệnh xơ gan có chữa được không?
Bệnh xơ gan còn bù nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời có thể giúp bệnh nhân duy trì chất lượng cuộc sống và chức năng gan, ngăn chặn bệnh tiến triển sang xơ gan giai đoạn mất bù và hạn chế được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Câu 4: Xơ gan cổ trướng có lây không?
Bệnh xơ gan có lây hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có rất nhiều nguyên nhân gây xơ gan. Nếu xơ gan do các nguyên nhân như rượu, bia, thuốc lá, các chất độc, các bệnh lý về tim mạch, viêm ruột, xơ gan do bệnh lý bẩm sinh,… thì không có khả năng lây. Nhưng nếu nguyên nhân xơ gan là các sinh vật như virus, ký sinh trùng thì đây là loại tác nhân có thể lây nhiễm cho những người khác.
Câu 5: Dấu hiệu xơ gan giai đoạn đầu là gì?
Một số triệu chứng mà người bệnh xơ gan giai đoạn đầu có thể gặp như người mệt mỏi, thiếu năng lượng, sốt nhẹ, thỉnh thoảng thấy đau ở hạ sườn, nước tiểu đậm màu hơn bình thường,…Dấu hiệu xơ gan ở giai đoạn đầu rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng các bệnh lý khác như nhiễm trùng đường tiêu hoá, cảm cúm. Do đó, khi nhận thấy dấu hiệu bất thường hãy đi khám sức khỏe ngay.
Câu 6: Triệu chứng xơ gan giai đoạn cuối là gì?
Giai đoạn cuối, phần lớn nhu mô gan đã bị xơ hóa hoàn toàn, các hoạt động của gan cũng bị đình trệ và ảnh hưởng nhiều hệ cơ quan khác như thận, lách, não, tim mạch. Người bệnh có các vấn đề nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan, suy thận, suy hô hấp, suy tim. Cơ thể cũng xuất hiện những triệu chứng như nổi mẩn đỏ trên da, chảy máu chân răng, chảy máu cam hay xuất huyết dạ dày.
Câu 7: Bệnh nhân xơ gan cần thực hiện các xét nghiệm gì?
Người bệnh được thăm khám lâm sàng, sau đó sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm liên quan như xét nghiệm công thức máu, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), sinh thiết gan.
Câu 8: Điều trị xơ gan như thế nào?
Thắc mắc về quá trình điều trị xơ gan như thế nào cũng là câu hỏi thường gặp về bệnh xơ gan. Thực chất, việc điều trị còn tùy thuộc mức độ cũng như giai đoạn của bệnh. Bệnh xơ gan có diễn biến phức tạp và có nhiều biến chứng nên việc điều trị của bệnh nhân được bác sĩ cân nhắc kỹ càng.
Câu 9: Các biến chứng thường gặp của xơ gan là gì?
Bệnh xơ gan có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa; phù chân, chướng bụng; hôn mê gan, bệnh não gan; suy thận; nhiễm trùng huyết; ung thư gan và thậm chí tử vong.
Câu 10: Người bị xơ gan nên ăn gì?
Trong giai đoạn đầu của bệnh xơ gan, chế độ ăn kiêng đặc biệt không cần thiết mà nên ăn uống cân bằng và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Thực phẩm giàu protein là cần thiết cho những người bị xơ gan còn bù. Người bệnh nên ăn nhiều các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, ngũ cốc và sữa. Bệnh nhân bị xơ gan nên đảm bảo tiêu thụ nhiều vitamin và khoáng chất. Rau quả tươi là một nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất tốt. Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin giúp giảm sự tiến triển của bệnh này cũng như cải thiện sức khoẻ chung như vitamin A, E, D, C, B1, B6, B9 và B12.
Bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu protein từ thực vật như sữa, ngũ cốc, các loại hạt, bổ sung chất xơ và vitamin từ rau củ quả, omega 3 từ cá mòi, cá hồi, cá thu.
Câu 11: Xơ gan không nên ăn gì?
Thói quen ăn uống có tác động rất lớn đối với sức khỏe của bệnh nhân xơ gan. Người bệnh tuyệt đối kiêng không uống rượu bia, kiêng đồ ăn cay nóng và thức ăn nhanh và không nên ăn thức ăn mặn. Chế độ ăn nhiều muối sẽ làm cơ thể giữ nhiều nước, gây phù và dịch sẽ tích lũy trong bụng.
Bạn có thể xem thêm: