Sử dụng vitamin C đúng cách và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe
Vitamin C thường được coi là thần dược với hệ miễn dịch. Nhiều người hễ mệt mỏi là uống liền một viên C sủi hoặc tự ý bổ sung vitamin C liều cao hằng ngày. Tuy nhiên, dùng vitamin C không đúng cách không những không hiệu quả mà còn rước thêm bệnh vào người. Vậy sử dụng vitamin C như thế nào mới thật sự hợp lý?
1. Vitamin C là gì?
Trước hết cần hiểu được vitamin C là chất gì và có vai trò thế nào đối với cơ thể. Vitamin C (hay acid ascorbic) là loại vitamin con người không tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ thực phẩm và các nguồn khác. Trái cây và rau quả tươi, đặc biệt là trái cây họ cam quýt có chứa một lượng vitamin C dồi dào. Vitamin C cần thiết cho chức năng của hệ miễn dịch và nhiều bộ phận trong cơ thể như xương và các mô liên kết, cơ bắp và mạch máu. Vitamin C đóng nhiều vai trò như:
- Chống oxy hóa mạnh
- Tổng hợp collagen
- Chuyển hóa các chất dinh dưỡng
- Ngăn thành lập nitrosamine (chất gây ung thư được tạo thành nhiều khi hít phải khói)
- Giúp cơ thể hấp thụ chất sắt, cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu
Trước dây, vitamin C thường được dùng để ngăn ngừa và điều trị bệnh scorbut (hay Scurvy, là bệnh do thiếu hụt vitamin C). Ngày nay, vitamin C còn được sử dụng phổ biến để ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh thông thường.
2. Uống vitamin C sao cho đúng?
Vitamin C khá an toàn khi dùng đường uống ở liều khuyến cáo. Giới hạn vitamin C (từ thực phẩm và từ thuốc nếu có) tăng theo tuổi như sau:
- 1-3 tuổi: không quá 400 mg/ngày
- 4-8 tuổi: không quá 650 mg/ngày
- 9-13 tuổi: không quá 1200 mg/ngày
- 14-18 tuổi: không quá 1800 mg/ngày
- Trên 18 tuổi: không quá 2000 mg/ngày
Nhu cầu vitamin C sẽ khác đối với với phụ nữ mang thai và cho con bú, do đó, cần sử dụng Vitamin C theo lời khuyên của bác sĩ. Vitamin C có tính acid nên có thể uống trong bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày. Trong viên NAT C 1000, vitamin C có thêm thành phần muối đệm giúp dịu dạ dày và giảm khó chịu khi sử dụng thuốc.
Khi được kết hợp với biflavonoid và các nguồn vitamin tự nhiên khác như quả tầm xuân, quả sơ ri…, khả năng hấp thụ và chống oxy hóa của vitamin C được tăng cường. Nhờ đó, sản phẩm NAT C giúp bền thành mạch, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, tránh nguy cơ mắc cảm lạnh, cảm cúm thông thường. NAT C 1000 được chỉ định 1 viên/ngày cho người lớn và trẻ từ 9 tuổi trở lên trong các trường hợp:
- Cảm lạnh thông thường
- Khả năng miễn dịch thấp
- Vấn đề về nướu
- Scurvy
Trường hợp quên thuốc, bỏ qua liều quên và uống liều tiếp theo chứ không uống thêm thuốc để bù liều. Cần lưu ý sau khi sử dụng Vitamin C lâu dài với liều cao, không ngưng dùng đột ngột do có thể gây các triệu chứng chảy máu nướu, mệt mỏi và các đốm màu đỏ hoặc xanh xung quanh nang lông. Vì vậy, cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ nếu muốn giảm liều.
Vitamin C dễ bị hỏng khi tiếp xúc với ẩm, nhiệt và ánh sáng. Do đó khi sử dụng cần dùng tay khô để cầm viên và chú ý điều kiện bảo quản phải tránh ẩm và nóng.
3. Cẩn thận khi dùng quá liều vitamin C
Vitamin C không tích lũy trong cơ thể nên dễ bị lạm dụng dùng với liều cao. Hơn nữa, một số người xem vitamin là chất bổ có thể uống bao nhiêu tùy thích. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Ở liều quá cao, vitamin C có thể gây các tác dụng không mong muốn như:
- Kích ứng dạ dày: Vitamin C có tính acid nên có thể gây kích ứng dạ dày (đau dạ dày, ợ nóng, buồn nôn), gây tiêu chảy nghiêm trọng ở liều cao.
- Sỏi thận, suy thận: Liều cao vitamin C có thể gây sỏi thận nghiêm trọng. Ở những người đã bị sỏi thận, lượng lớn hơn 1000 mg mỗi ngày làm tăng nguy cơ tái phát.
- Ứ đọng sắt: Vitamin C làm sinh kháng thể giữ sắt trong máu, gây dư thừa sắt.
- Tán huyết: Là tình trạng hồng cầu trong máu bị vỡ, do sử dụng vitamin C quá liều làm acid hóa máu.
Đặc biệt, phụ nữ lạm dụng vitamin C trong thai kì có thể làm trẻ sinh ra bị thiếu vitamin C. Ở một số người, vitamin C còn có thể gây buồn nôn, nôn, ợ nóng, co thắt dạ dày, đau đầu. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về việc sử dụng Vitamin C nếu:
- Mắc bệnh thận hoặc có tiền sử sỏi thận
- Bị rối loạn quá tải sắt di truyền
- Đang hút thuốc (hút thuốc có thể làm vitamin C kém hiệu quả hơn).
Không nên sử dụng Vitamin C nếu đã từng bị dị ứng với chất bổ sung vitamin C. Sử dụng chính xác theo chỉ dẫn trên nhãn, hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng với số lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với khuyến cáo. Ngừng sử dụng Vitamin C và gặp bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng sau:
- Đau khớp, yếu khớp, cảm giác mệt mỏi, sụt cân, đau dạ dày
- Ớn lạnh, sốt, tiểu nhiều, đi tiểu đau hoặc khó khăn
- Đau dữ dội ở bên hông hoặc lưng dưới, có máu trong nước tiểu
Nguồn: Drugs.com, Webmd.com