Hội chứng Brugada: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Tổng quan chung của hội chứng Brugada.
Hội chứng Brugada là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đột tử với nguyên nhân liên quan đến bệnh lý tim mạch. Hội chứng mang tính di truyền, gây rối loạn hình dạng phức bộ QRS trên điện tâm đồ ở các chuyển đạo trước tim V1, V2 và V3.
Hiện nay trên điện tâm đồ, HC Brugada được chia thành 3 loại gồm type 1, type 2 và type 3. Trong đó, type 1 là nặng nhất và dễ gây ra các rối loạn nhịp thất khởi phát đột ngột như nhịp nhanh thất đa dạng, thậm chí là rung thất và chết đột tử… Type 2, type 3 thường nhẹ và lành tính hơn. Tần suất mắc bệnh trung bình được ghi nhận 5/1000 người, bao gồm cả người trẻ và người khoẻ mạnh. Thường tập trung nhiều nhất ở các nước như Nhật Bản và các quốc gia vùng Nam Á.
Các phương pháp điều trị hội chứng Brugada tập trung vào các biện pháp dự phòng như tránh các thuốc làm nặng hơn tình trạng bệnh và giảm sốt. Trong các trường hợp cần thiết, việc điều trị cũng cần sử dụng đến các thiết bị y tế như máy khử rung.
Triệu chứng của hội chứng Brugada.
Hội chứng Brugada tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Phần lớn người có hội chứng này thường không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nhiều. Một số triệu chứng như:
- Ngất xỉu: nếu đã được chẩn đoán hội chứng Brugada trước đó và bị mệt, ngất, cần phải gọi cấp cứu ngay lập tức
- Đánh trống ngực
- Tim đập không đều: Cảm giác tim đập nhanh, mạnh hoặc không đều.
- Ngừng tim đột ngột
- Đột tử: Xảy ra do ngừng tim đột ngột, thường xảy ra khi nghỉ ngơi hoặc ngủ
Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Brugada có nhiều điểm tương tự với các rối loạn nhịp khác. Điều quan trọng là người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được phát hiện và chẩn đoán kịp thời hội chứng Brugada hoặc các rối loạn nhịp khác.
Nếu có biểu hiện ngất và nghi ngờ có liên quan đến bệnh lý tim mạch, người bệnh cần được đến cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất. Trong trường hợp có người thân trong gia đình được chẩn đoán hội chứng Brugada như bố mẹ, anh chị em hay con cái, bạn cần tìm đến bác sĩ để được tư vấn và chỉ định thực hiện các xét nghiệm để phát hiện hội chứng Brugada nếu có.
Nguyên nhân của hội chứng Brugada.
Hội chứng Brugada là tình trạng rối loạn nhịp tim. Mỗi nhịp đập tim được kích thích bởi 1 xung điện được tạo ra từ các tế bào đặc biệt, phía bên tâm nhĩ phải của tim. Các kênh dẫn truyền có nhiệm vụ đưa các tín hiệu này đến các phần khác của tim, giúp tim co bóp đồng bộ bơn.
Tim bơm không hiệu quả dẫn đến không đủ máu đi đến các bộ phận khác của cơ thể. Điều này có thể gây choáng ngất, rối loạn nhịp tim hoặc trong trường hợp rất nặng, có thể dẫn đến đột ngột ngừng tim.
- Bất thường cấu trúc bên trong tim. Nguyên nhân này thường khó được phát hiện và chẩn đoán.
- Mất cân bằng các chất hóa học trung gian giúp lan truyền tín hiệu điện bên trong cơ thể.
- Sử dụng một số thuốc điều trị tăng huyết áp, trầm cảm, hoặc đau ngực
- Sử dụng cocaine
- Tăng nồng độ canxi máu
- Nồng độ kali máu quá cao hoặc quá thấp.
Đối tượng nguy cơ mắc hội chứng Brugada.
Hội chứng Brugada có thể xuất hiện và gây ra các biến chứng nguy hiểm mà không báo trước. Các yếu tố nguy cơ của hội chứng Brugada làm tăng khả năng mắc bệnh nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây xuất hiện bệnh. Những đối tượng thường hay mắc hội chứng này là:
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh này thì các thành viên trong gia đình đó cũng dễ có nguy cơ mắc cao so với người bình thường.
- Tỉ lệ nam giới mắc hội chứng Brugada cao hơn nữ giới.
- Hội chứng Brugada thường xuất hiện ở những người châu Á hơn, đặc biệt ở Nhật Bản và các nước ở Nam Á.
- Sốt có thể tạo ra hội chứng Brugada hoặc làm tăng nguy cơ nhất và các biến chứng khác của hội chứng Brugada, nhất là ở trẻ em.
- Người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc hội càng cao.
Chẩn đoán của hội chứng Brugada.
Hội chứng Brugada thường gặp phải ở người lớn và thanh thiếu niên, hiếm gặp ở trẻ nhỏ và các triệu chứng cũng không rõ ràng. Thực hiện kiểm tra thể chất và dùng ống nghe để theo dõi nhịp tim của bệnh nhân là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng Brugada.
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh, một số câu hỏi cho bệnh nhân như:
- Gia đình có ai có tiền sử mắc hội chứng Brugada hoặc các bệnh về tim mạch không?
- Triệu chứng diễn ra được bao lâu rồi?
- Tần suất có xuất hiện liên tục hay thỉnh thoảng không ?
- Có bị ngất xỉu, khó thở, sốt cao hay không ?
- Có đang dùng thuốc điều trị huyết áp, đau thắt ngực,trầm cảm không?
Ngoài ra,bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm các xét nghiệm liên quan để xác định có mắc hội chứng Brugada hay không.
- Điện tâm đồ (ECG).
- Tiền sử gia đình.
- Nghiệm pháp kích thích tạo ra những thay đổi đặc trưng trên ECG
- Xét nghiệm di truyền.
Phòng ngừa bệnh.
Phòng ngừa được xem là cách tốt nhất để điều trị hội chứng Brugada. Tuy nhiên, không có biện pháp đặc hiệu giúp phòng ngừa bệnh này. Bạn chỉ có thể dự phòng làm giảm rủi ro mắc bệnh thông qua các biện pháp sau:
- Khám sức khỏe định kỳ, thực hiện các xét nghiệm sàng lọc nhất là những người có tiền sử gia đình mắc bệnh.
- Tránh sử dụng rượu bia, ma túy, thuốc lá và các chất kích thích có hại cocaine….,
- Không được tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Duy trì lối sống khoa học, ăn uống cân bằng, lành mạnh, tập thể dục thể thao điều độ, nghỉ ngơi nhiều, tránh thức khuya, kiểm soát căng thẳng… để nâng cao hệ miễn dịch.
Điều trị như thế nào.
Nếu được chẩn đoán bị hội chứng Brugada, có tiền sử rối loạn nhịp thất nguy hiểm, tiền căn ngưng tim được cứu sống hoặc khảo sát điện sinh lý ghi nhận có cơn rối loạn nhịp nguy hiểm thì bệnh được xem là nguy cơ đột tử cao. Lúc này bác sĩ của bạn có thể sẽ đề nghị cấy máy khử rung tim (ICD) để phòng ngừa đột tử. Cho đến nay, chỉ có việc cấy máy ICD là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa đột tử do loạn nhịp tim ở bệnh nhân bị hội chứng Brugada.
Kết luận
Việc cung cấp thông tin chính xác và khoa học về hội chứng Brugada không chỉ giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về tình trạng của mình mà còn giúp họ có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn.