Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em có nguy hiểm không?
Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em thường rất khó xác định vì chúng không biết cách diễn tả chính xác các triệu chứng, bố mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để chăm sóc trẻ tốt hơn.
Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em
Triệu chứng của bệnh hội chứng ruột kích thích ở trẻ em
Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em thường có những biểu hiện điển hình như:
- Đau bụng (ít nhất 4 cơn mỗi tháng), kéo dài ít nhất 2 tháng.
- Thay đổi số lần đi ngoài (thường xuyên hoặc hạn chế).
- Thay đổi tính chất phân (phân lỏng và chảy nước, hoặc phân cứng hoặc khó đi).
Một số trẻ em bị hội chứng ruột kích thích đôi khi có thể cảm thấy như không thể ngừng đi toilet. Ngược lại, một số trẻ khác lại cảm thấy thường xuyên đầy hơi, chướng bụng, phân có thể mắc kẹt bên trong và làm trẻ rất khó chịu.
Đau bụng đi ngoài kéo dài sẽ làm trẻ khó chịu và quấy khóc
Nguyên nhân của bệnh IBS ở trẻ em
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng về nguyên nhân gây nên ruột kích thích ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc IBS ở trẻ em như:
- Căng thẳng, khó chịu: Làm tăng tốc độ hoạt động của ruột già và làm chậm hoạt động ở dạ dày.
- Di truyền: Trẻ có nguy cơ mắc IBS nếu một hoặc cả hai bố mẹ đều mắc chứng rối loạn này.
- Quá nhiều hại khuẩn phát triển trong ruột
- Chế độ ăn uống có nhiều chất béo, đồ cay nóng
Những yếu tố trên khiến ruột già (đại tràng) của bé gặp vấn đề khi thải bỏ phân ra khỏi cơ thể, đôi khi chúng bị tắc nghẽn hoặc di chuyển quá nhanh. Điều này có thể khiến trẻ bị đau và cảm thấy khó chịu. Các bác sĩ cũng cho rằng hệ tiêu hóa của trẻ em rất nhạy cảm, nên nếu trẻ bị hội chứng ruột kích thích thì sẽ càng khó chịu hơn.
Chưa rõ nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích ở trẻ em
Cách phòng ngừa bệnh IBS ở trẻ em
Hiện chưa có phương pháp điều trị triệt để các triệu chứng của IBS. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có thể kiểm soát, phòng ngừa các triệu chứng bằng một số cách như:
– Thay đổi khẩu phần dinh dưỡng theo chế độ FODMAP (giảm các carbohydrate khó tiêu hóa ra khỏi thực đơn)
– Bổ sung lợi khuẩn nếu trẻ thường xuyên gặp rối loạn tiêu hóa hoặc các triệu chứng của IBS
– Hạn chế các thực phẩm kích thích hệ tiêu hóa của trẻ như: hạn chế thực phẩm giàu chất béo, chia nhỏ bữa ăn, tránh các bữa ăn chính quá tải chất dinh dưỡng,…
Nếu trẻ mắc phải các triệu chứng kéo dài như đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy có thể sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị tạm thời. Tuy nhiên, giải pháp tối ưu nhất với trẻ là hạn chế tối đa những nguyên nhân có thể kiểm soát được khi mắc phải hội chứng ruột kích thích.
Thay đổi khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ