Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách các mẹ không nên bỏ qua
Ăn dặm được xem là bước ngoặt đánh dấu giai đoạn phát triển mới của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ về cách thức cũng như những lưu ý trong suốt quá trình. Việc cho bé ăn dặm đúng cách sẽ giúp cho bé làm quen với các loại thức ăn mới, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện cũng như hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.
Ăn dặm là gì?
Để giúp ba mẹ biết được ý nghĩa của việc cho bé ăn dặm đúng cách thì trước hết cần hiểu được ăn dặm là gì. Ăn dặm là giai đoạn bổ sung cho trẻ sơ sinh các loại thực phẩm và thức ăn khác ngoài sữa mẹ, bao gồm những nhóm chất trong tháp dinh dưỡng như:
- Tinh bột: gạo, bún, bánh mì,…
- Protein: thịt, cá trứng, sữa các loại đậu
- Rau củ và trái cây
Tuy vậy, những loại thực phẩm này chỉ hỗ trợ bổ sung thêm dinh dưỡng mà không thay thế được sữa mẹ. Trong giai đoạn sơ sinh, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ bởi vì trong sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Nên cho bé ăn dặm khi nào?
Theo như khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm lý tưởng để có thể bắt đầu cho bé ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, bé đã hoạt động nhiều hơn trước, cơ thể cũng tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Vì vậy, sữa mẹ không thể cung cấp đủ năng lượng cho bé hoạt động mỗi ngày. Lúc này, bạn cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng bên ngoài để bù đắp cho phần năng lượng thiếu hụt đó.
Đặc biệt, khi thấy người lớn ăn thì bé sẽ chóp chép miệng như muốn ăn. Điều này cho thấy, bé đã sẵn sàng cho việc nhai nuốt. Vì vậy, bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm với một tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Nếu bé bị ốm hoặc mệt, bạn có thể dời lại thời điểm ăn dặm đến khi bé thực sự khỏe khoắn.
Các phương pháp cho bé ăn dặm đúng cách và phù hợp
Ngày nay, có nhiều phương pháp cho bé ăn dặm khác nhau, mỗi phương pháp đều sẽ có những ưu điểm và phù hợp với từng bé. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến mà các mẹ có thể tham khảo:
Phương pháp ăn dặm truyền thống
Tập cho bé ăn dặm đúng cách bằng phương pháp ăn dặm truyền thống được nhiều mẹ áp dụng. Với phương pháp này, mẹ dùng muỗng đưa thức ăn đã được xay nhuyễn hoặc nghiền nát vào miệng cho bé ăn dặm. Mẹ hãy tập ăn dặm cho bé bằng cách từ từ chuyển thức ăn sang dạng đặc và cứng hơn cho đến khi bé cảm thấy thích thức ăn của người lớn.
Cho bé ăn dặm đúng cách với phương pháp truyền thống khá phổ biến bởi ưu điểm đơn giản và tiện lợi của nó. Bố mẹ có thể đút cho bé ăn hết lượng thực phẩm mong muốn và có thể biết được khoảng thời gian bé tiến bộ.
Tuy vậy, theo một nghiên cứu của Medical Daily, cho bé ăn dặm truyền thống bằng cách đút thìa cho bé ăn sẽ dễ gây tình trạng béo phì và kén ăn sau này. Trong giai đoạn tập cho bé ăn dặm, nguồn dinh dưỡng chính của bé vẫn là sữa mẹ. Việc cho bé ăn lượng thực phẩm nhiều sẽ khiến cho bé dễ bị béo phì và khó hấp thu dinh dưỡng từ sữa mẹ.
Ngoài ra, bé sẽ khó nhận biết được mùi vị của từng loại thức ăn khi thực phẩm được xay nhuyễn và được trộn lẫn. Bố mẹ sẽ khó để biết được đâu là mùi vị, thức ăn mà con yêu thích hoặc loại nào có thể sẽ gây dị ứng cho bé.
Phương pháp ăn dặm Baby-Led Weaning (BLW)
Một trong những phương pháp cho bé ăn dặm đúng cách là ăn dặm bé chỉ huy (Baby led weaning) hay còn được gọi là ăn dặm kiểu BLW, cho phép bé tự quyết định món ăn và cách ăn. Trẻ sẽ tự lựa chọn món ăn trước, ăn sau, hoặc trẻ cũng có thể bốc ăn hoặc tự tay cầm thức ăn đưa lên miệng.
Khi áp dụng phương pháp này, bố mẹ cần hết sức tôn trọng trẻ. Nhờ vậy, trẻ có thể sẽ làm quen với ăn uống một cách tự nhiên nhất. Tuy nhiên, theo một số thống kê cho thấy, trẻ ăn dặm theo phương pháp này sẽ thường chậm tăng cân hơn, vì vậy các bậc mẹ cần phải lựa chọn, tính toán kỹ về lượng ăn cũng như loại thực phẩm để giúp bé phát triển toàn diện cả về kỹ năng, thể chất và thói quen ăn uống.
Phương pháp ăn dặm kiểu nhật (ADKN)
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp cho bé ăn dặm đúng cách kiểu Nhật ADKN đó là kích thích vị giác cho trẻ. Bé sẽ tập ăn dặm với từng món ăn được chế biến riêng như: cháo trắng, rau/hoa quả(xay nhuyễn), canh,… Ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp cho bé cảm nhận được sự khác biệt về hương vị của từng loại thực phẩm, từ đó tạo sự hứng thú trong ăn uống cho bé.
Món ăn trong ADKN rất phong phú và có chút cầu kỳ trong chế biến. Các mẹ bỉm sữa bận rộn nên chuẩn bị cho mình một kế hoạch thật khoa học cũng như một tâm lý sẵn sàng để có thể giúp bé trải nghiệm những bữa ăn vui vẻ. Hơn nữa, các mẹ nên sắm một số dụng cụ như bộ rây, cối, khay trữ thực phẩm để giúp quá trình chế biến diễn ra suôn sẻ hơn.
Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm
Cho bé ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự tỉ mỉ của người mẹ. Để có thể đảm bảo bé nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh, mẹ nên lưu ý một số điều sau:
Thực phẩm ăn dặm tốt cho bé
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bạn có thể bổ sung cho bé ăn những loại thực phẩm sau:
- Trái cây: Các loại hoa quả có chứa nhiều dưỡng chất giúp cho bé phát triển và thông minh hơn.
- Nước ép trái cây: Cho bé uống nước ép hoa quả tươi với hàm lượng vừa phải rất có lợi cho sự phát triển toàn diện của bé.
- Rau củ: Bổ sung rau củ hữu cơ chứa nhiều chất xơ và dưỡng chất giúp trẻ khỏe mạnh.
- Nước: Cho bé uống nhiều nước khi đã ăn dặm để giúp tăng trao đổi chất, giúp giảm nguy cơ bị táo bón, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn,…
- Thịt gà: Đây được xem là nguồn cung cấp chất đạm lý tưởng cho trẻ.
Các thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặm
Khi cho bé ăn dặm, các mẹ cần tránh tuyệt đối những thực phẩm sau:
- Mật ong: Không cho trẻ dùng mật ong khi con chưa đủ 12 tháng tuổi, bởi vì có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc.
- Trứng chưa chín và các thực phẩm có chứa trứng sống như mayonnaise tự làm tại nhà. Không cho bé ăn trước 12 tháng bởi vì vi khuẩn trong trứng sống có nguy cơ gây hại cho trẻ.
- Không cho bé uống sữa ít béo trước 2 tuổi vì trẻ cần sữa đầy đủ chất béo để có thể tăng trưởng tốt.
- Các loại hạt nguyên hạt và các loại thực phẩm cứng: Không cho bé ăn trước 3 tuổi bởi sẽ có nguy cơ gây nghẹt thở.
- Không dùng sữa bò nguyên chất tiệt trùng cho bé trước 12 tháng.
- Không cho bé uống trước 2 tuổi uống các loại sữa thực vật như sữa đậu nành, sữa yến mạch, sữa gạo, sữa hạnh nhân và sữa dừa.
- Trà, cà phê hoặc đồ uống có đường. Đối với nước trái cây, các mẹ cũng nên hạn chế. Thay vì ép thành nước, bạn nên cho bé ăn trái cây bởi vì như vậy sẽ giúp bé phát triển kỹ năng nhai tốt hơn.
Quá trình tập ăn sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Do đó, bố mẹ nên tập cho bé ăn dặm đúng cách và đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng. Thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để được tư vấn cụ thể hơn.