Huyết áp cao - Nỗi ám ảnh của nhiều người: Bí quyết phòng ngừa hiệu quả
Tăng huyết áp đang trở thành mối đe dọa sức khỏe cộng đồng ngày càng nghiêm trọng. Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có đến 1,13 tỷ người mắc bệnh, dự kiến con số này sẽ tăng lên 1,56 tỷ người vào năm 2025. Đáng lo ngại, bệnh thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, thậm chí tử vong.
Tăng huyết áp, một căn bệnh nguy hiểm
Nguyên nhân bị tăng huyết áp
Đa phần bệnh thường gặp ở người lớn tuổi không có nguyên nhân (tăng huyết áp vô căn hay nguyên phát); khoảng 10% tình trạng có nguyên nhân, còn gọi là tăng huyết áp thứ phát.
Tăng huyết áp nguyên phát (vô căn)
Khoảng 90% trường hợp huyết áp tăng cao không xác định được nguyên nhân.
Bệnh có tính gia đình, nhiều người trong gia đình cùng mắc tình trạng này, đặc biệt khi lớn tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường. Ngoài ra còn có các yếu tố khác dễ đưa đến mắc bệnh cao huyết áp như thói quen ăn mặn (nhiều muối), hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, dư cân hoặc béo phì, ít vận động thể lực, có nhiều căng thẳng, áp lực trong cuộc sống.
Tăng huyết áp thứ phát
Khi xác định có một nguyên nhân trực tiếp thì gọi là tăng huyết áp thứ phát. Tình trạng này chiếm khoảng 10% ca bệnh nhưng nếu điều trị theo đúng nguyên nhân thì bệnh có thể chữa khỏi. Các nguyên nhân thường gặp là:
- Bệnh thận là nguyên nhân thường gặp nhất trong tăng huyết áp thứ phát (Ví dụ: viêm cầu thận, hội chứng thận hư, suy thận mãn, hẹp động mạch thận…)
- Bệnh lý tuyến thượng thận, là một tuyến nội tiết nằm ngay phía trên thận mỗi bên, tiết ra các hormone điều hòa muối – nước và huyết áp của cơ thể. Nếu u của tuyến này tiết bất thường các hormon sẽ làm huyết áp tăng. Điều trị cắt bỏ khối u có thể chữa khỏi bệnh huyết áp cao, không cần uống thuốc lâu dài hoặc lượng thuốc uống ít lại.
- Một số bệnh lý nội tiết khác cũng khiến huyết áp tăng như cường giáp, suy giáp, bệnh Cushing,…
- Một số loại thuốc khi uống như corticoides (điều trị bệnh viêm khớp, bệnh Lupus, hen suyễn, dị ứng,..), thuốc kháng viêm, giảm đau, hormon thay thế hoặc thuốc tránh thai,…
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Tăng huyết áp ở trẻ em hoặc người trẻ cần phải loại trừ bệnh tim bẩm sinh do hẹp eo động mạch chủ. Khi đó huyết áp ở hai tay rất cao, trong khi huyết áp ở chân thì thấp hoặc không đo được. Điều trị bệnh này bằng phẫu thuật hoặc nong đặt stent trong lòng động mạch chủ đoạn bị hẹp.
Thực phẩm dinh dưỡng cho người bị tăng huyết áp
Người bị tăng huyết áp nên chú ý đến chế độ ăn uống để kiểm soát tình trạng huyết áp. Dưới đây là một số loại thực phẩm hữu ích cho người bị tăng huyết áp:
- Trái cây có múi: Chanh, cam và bưởi là những loại trái cây có tác dụng hạ đường huyết rất hiệu quả. Chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật. Uống nước chanh hàng ngày kết hợp với luyện tập thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ, có thể giúp giảm huyết áp tâm trương. Tuy nhiên, nếu bạn bị huyết áp cao, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ loại trái cây nào vào chế độ ăn uống hàng ngày
- Cá béo: Bổ sung các loại cá béo vào chế độ ăn uống hàng ngày. Cá béo chứa thành phần omega-3 rất có lợi cho sức khỏe tim mạch và giúp hạ huyết áp bằng cách giảm viêm và hoạt động của các hợp chất gây co thắt mạch máu.
- Rau cải thuỵ Sĩ: Rau cải thuỵ Sĩ là một loại rau xanh lá, có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp điều hòa huyết áp hiệu quả. Mỗi ngày chỉ cần tăng khoảng 0,6 gam kali trong chế độ ăn uống để giảm được 1,0 mmHg huyết áp tâm thu và 0,52 mmHg huyết áp tâm trương.
Ngoài ra, hạn chế ăn muối, bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất từ rau xanh và trái cây cũng giúp kiểm soát huyết áp. Hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn
Phương pháp thiền, yoga cho người bị tăng huyết áp
- Hít thở sâu và thiền định: Hơi thở là một phần quan trọng của yoga. Việc hít thở đúng cách không chỉ giúp thư giãn tinh thần mà còn có lợi cho sức khỏe tim mạch. Hãy thử luyện tập hít thở sâu kết hợp với thiền định hàng ngày. Điều này giúp kiểm soát huyết áp và giảm căng thẳng.
Tư thế cây cầu
Tư thế cây cầu: Tư thế này giúp săn chắc cơ vùng mông bụng, chữa chứng đau lưng và tăng cường tiêu hóa. Đặc biệt, nâng tim cao hơn vùng đầu trong tư thế này giúp hỗ trợ lưu thông máu, cân bằng huyết áp và giữ tinh thần phấn chấn. Cách thực hiện:
- Nằm ngửa lên thảm, hai chân co lại.
- Tỳ hai tay xuống thảm, đồng thời hít sâu và dùng lực hông-bụng để nâng thân trên lên cao, cổ gáy tỳ xuống thảm.
- Luyện tập lâu dài: Duy trì việc tập yoga và thiền định trong thời gian dài giúp giảm nhịp tim khoảng 10% và huyết áp giảm từ 15 – 25%. Hãy kiên nhẫn và duy trì thói quen này để cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn.
Nhớ luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào, đặc biệt là khi bạn có tình trạng huyết áp cao. Chúc bạn sức khỏe và thực hiện tốt những phương pháp trên.