Tìm hiểu rõ kem chống nắng vật lý và cách phân biệt các loại
Kem chống nắng vật lý được nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn bởi thành phần lành tính, an toàn cho da và khả năng chống nắng hiệu quả.
Kem chống nắng vật lý là gì?
Kem chống nắng vật lý hay còn gọi sunblock là loại kem chống nắng vô cơ, gồm có 2 thành phần chủ yếu là Zinc Oxide và Titanium Dioxide. Trong đó, Titanium Dioxide là thành phần chính tạo nên một lớp kem màu trắng trên da, có tác dụng bảo vệ làn da, ngăn chặn các tia UV gây hại cho da.
Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học
Kem chống nắng được chia thành 2 loại chính gồm có kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.
1.Kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng vật lý là sản phẩm chống nắng có thành phần chính gồm Zinc Oxide và Titanium Dioxide, giúp da ngăn chặn và phản xạ lại tia UV, không để các tia này xuyên qua da.
Ưu điểm:
- Kem chống nắng được điều chế từ các thành phần khoáng chất tự nhiên, vì vậy sản phẩm lành tính và ít gây kích ứng da, kể cả làn da nhạy cảm.
- Khả năng thẩm thấu nhanh vào da và có tác dụng chống nắng ngay sau khi sử dụng.
- Có khả năng chống nắng trong một khoảng thời gian dài.
- Phù hợp với da nhạy cảm, da bị kích ứng và làn da dễ bị ửng đỏ khi tiếp xúc với nắng nóng.
Nhược điểm:
- Kết cấu kem chống nắng thuần vật lý thường đặc, vì vậy dễ gây bí da, bít tắt lỗ chân lông, nguy cơ gây mụn.
- Sản phẩm chống nắng vật lý khi thoa lên da thường lên tông da, để lại các vệt trắng không tiệp vào màu da.
- Dễ bị trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi, không phù hợp dùng khi tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc khi tiếp xúc với môi trường nước.
2.Kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học hay còn gọi là suncream được điều chế từ những thành phần hóa học như avobenzone, oxybenzone, Tinosorb, octylcrylence…. Khác với kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học sẽ hấp thụ các tia UV và xử lý trước khi chúng có khả năng gây hại cho da.
Ưu điểm:
- Kem có kết cấu mỏng nhẹ, ít gây bít tắc lỗ chân lông, phù hợp sử dụng hàng ngày.
- Khả năng thấm nhanh vào da, cho làn da khô thoáng, không gây bóng nhờn và không để lại vệt trắng trên da, tiệp màu da.
- Sử dụng tiết kiệm hơn so với kem chống nắng vật lý.
- Phù hợp với làn da dầu, da mụn.
Nhược điểm:
- Kem chống nắng hóa học dễ gây kích ứng cho da, đặc biệt là da nhạy cảm. Có thể gây khó chịu hoặc cay mắt khi bôi lên mắt do các thành phần hóa học.
- Không có khả năng chống nắng ngay, nên thoa kem 15-20 phút trước khi ra ngoài.
- Thời gian chống nắng kém hơn sản phẩm chống nắng vật lý.
Phương pháp hiệu quả nhất để phân biệt kem chống nắng vật lý hay hóa học là đọc kỹ thành phần của sản phẩm.
Ngoài 2 loại kem chống nắng chính kể trên, còn có kem chống nắng lai vật lý và hóa học. Thành phần kem chứa chất hóa học và các chất có khả năng phản xạ tia UV như Titanium Dioxide.
Kem chống nắng vật lý phù hợp với loại da nào?
Mỗi loại kem chống nắng tốt phù hợp với đối tượng người dùng khác nhau, tùy vào loại da, tình trạng da và nhu cầu, mục đích sử dụng để lựa chọn sản phẩm chống nắng hiệu quả. Với thành phần lành tính và ít gây kích ứng da, kem chống nắng vật lý phù hợp với làn da nhạy cảm, loại da dễ bị kích ứng và làn da dễ bị ửng đỏ khi tiếp xúc với nắng nóng.
Các loại kem chống nắng vật lý rất được ưa chuộng và phổ biến trên thị trường với đa dạng thương hiệu, vì vậy, hiểu rõ làn da và mục đích sử dụng trước khi lựa chọn loại kem chống nắng.
Ngoài ra, người dùng nên mua kem chống nắng từ các thương hiệu uy tín, chú ý thành phần an toàn, mức độ chống nắng phù hợp để bảo vệ an toàn cho da mỗi ngày. Một số thương hiệu nổi tiếng như: La Roche-Posay, Neutrogena, Anessa, Bioderma,…
Xem thêm thông tin chi tiết các sản phẩm chống nắng chính hãng tại đây.