Các cách khắc phục suy giảm trí nhớ
Trí nhớ là phần rất quan trọng của con người, nhờ có trí nhớ con người có thể tiến bộ, phát triển toàn diện. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, theo thời gian không chỉ ở những người cao tuổi mà bất kì ai cũng sẽ mắc bệnh suy giảm trí nhớ. Điều này quả thật rất ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Suy giảm trí nhớ là gì?
Suy giảm trí nhớ hay còn gọi là chứng hay quên là tình trạng bệnh lý kém dần của trí nhớ, não bộ mất khả năng ghi nhận thông tin mới hoặc không nhớ gì các thông tin đã biết trước đây. Tình trạng hay quên này thường xảy ra đột ngột, thường xuyên lặp đi lặp lại và trở nên nặng hơn là dấu hiệu cho thấy có thể người bệnh sẽ bị các bệnh như: Sa sút trí tuệ, Alzheimer, trầm cảm…
Thời gian đầu, các triệu chứng thường xảy ra và sớm nhất là: Khó nhớ các đồ vật dụng như khóa xe, thẻ, tên. Sau dần, tình trạng nặng hơn sẽ quên giờ giấc,quên khóa cửa khi ra khỏi nhà, quên thanh toán hóa đơn, trầm trọng hơn quên đã ăn rồi nhưng nói chưa ăn, dễ đi lạc, quên người thân…
Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ
Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng phổ biến thường theo nhóm đối tượng liên quan đến tuổi tác: theo thời gian khi con người có tuổi, quá trình lão hóa diễn ra làm khả năng ghi nhớ thông tin mới của não bộ giảm dần. Một số nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm trí nhớ:
- Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên: Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi cơ thể và tâm trí, duy trì và củng cố trí nhớ. Thực tế những người hay bị thiếu ngủ, mất ngủ thời gian dài thường sẽ có tỉ lệ bị suy giảm trí nhớ cao. Bình thường sóng não được tạo ra khi ngủ tham gia vào chuyển những thông tin về ký ức đến vỏ não trước trán giúp lưu trữ ký ức trong thời gian dài. Việc không ngủ đủ giấc quá trình lưu giữ ký ức bị gián đoạn làm cho khả năng ghi nhớ các ký ức bị lãng quên gây mất trí nhớ ngắn hạn. Để cải thiện được tình trạng mất trí nhớ nên ngủ đủ giấc, trung bình 8 giờ mỗi ngày.
- Các tế bào thần kinh bị thoái hóa: Não bộ hoạt động và hình thành bởi các tế bào thần kinh và hàng nghìn tỷ tế bào, sau 25 tuổi các nơ ron thần kinh dần bị mất bớt dần đi, do đó con người cũng dần dần bị suy giảm trí nhớ.
- Do tuổi tác: Khi càng có tuổi, quá trình lão hóa diễn ra, khả năng học hỏi điều mới và ghi nhớ của não bị giảm dần dẫn đến một số mức độ suy giảm trí nhớ.
- Do trầm cảm và stress: Stress lâu ngày gây giảm trí nhớ tạm thời bằng cách làm giảm khả năng tập trung. Trầm cảm thường xuyên sẽ gây mất trí nhớ dài hạn.
- Mất cân bằng nội tiết tố: Rối loạn hệ thống nội tiết gây rối loạn liên quan đến tuyến giáp, tiểu đường…..ví dụ tăng học giảm hoạt động của tuyến giáp có thể gây ra những vấn đề về trí nhớ.
- Ăn uống, chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho phát triển não bộ khiến tình trạng suy giảm trí nhớ diễn ra nhiều lần hơn: thiếu sắt, các vitamin nhóm B….
- Các bệnh lý: Một số bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của não như: viêm não, chấn thương sọ não, thiếu máu não, đột quỵ….. đặc biệt thường gặp nhất là nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi là mắc bệnh Alzheimer.
Suy giảm trí nhớ có thể chữa khỏi không?
Ở giai đoạn sớm và nhẹ, suy giảm trí nhớ thường sẽ được cải thiện, hoặc sẽ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Vì vậy nếu có dấu hiệu của suy giảm trí nhớ, nên đi kiểm tra thăm khám sớm để có phác đồ điều trị bằng thuốc hoặc các biện pháp để tránh những hệ lụy nghiêm trọng hơn.
Cách khắc phục suy giảm trí nhớ
- Tập thể dục đều đặn, vận động vừa phải tăng lưu thông máu não, giúp ngủ ngon giấc, tăng khả năng nuôi dưỡng não bộ, tăng vòng tuần hoàn cho não, tăng thái độc cho thần kinh.
- Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, củ quả: chế độ ăn cần giảm lượng đường vì đường là một trong số nguyên nhân có thể gây giảm trí nhớ. Tránh chế độ ăn nhiều calo , ăn nhiều calo dẫn tới béo phì và ảnh hưởng đến não bộ
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng để nuôi dưỡng não bộ, ngủ đủ giấc ngủ ngon giống như cho não bộ được nghỉ ngơi. Có rất nhiều nghiên cứu minh chứng chỉ ra rằng tình trạng suy giảm trí nhớ được cải thiện đáng kể khi người bệnh có giấc ngủ hoàn chỉnh.
- Không hút thuốc, sử dụng chất kích thích.
- Thường xuyên tham gia vào các hoạt động xã hội, giải trí để kích thích não bộ như: đọc sách, chơi trò chơi vì khi tập trung vào điều này não bộ sẽ được kích hoạt, tư duy, huy động các tế bào thần kinh hình thành trí nhớ. Tham gia vào các câu lạc bộ, xây dựng các mối quan hệ hài hòa với mọi người tạo hormon vui vẻ.
- Kiểm soát căng thẳng, stress: không nên suy nghĩ, làm việc nhiều cùng một lúc sẽ khiến các tế bào thần kinh bị thương tổn. Thi thoảng tạo thói quen thiền định để tăng độ dẻo dai cho não bộ, bảo vệ não bộ.
- Khám sức khỏe định kỳ.
- Thận trọng các thương tích vùng quanh đầu.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.