Khoai môn: Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của khoai môn đối với sức khỏe
Xuất hiện từ những vùng đất màu mỡ, khoai môn trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam. Loại củ này được trồng rộng rãi ở nhiều vùng miền, mang đến hương vị đặc trưng của từng vùng đất. Vậy, bạn đã biết hết những lợi ích tuyệt vời của khoai môn chưa? Hãy cùng Pharmacity khám phá qua bài viết sau đây nhé!
Giá trị dinh dưỡng có trong khoai môn
Từ lâu, cây khoai môn đã được đánh giá cao về thành phần chất xơ dồi dào, vitamin nhóm B, các carbohydrate, vitamin A, C, E, folate,… cần cho các hoạt động của cơ thể, điển hình như quá trình trao đổi chất.
Hơn nữa, trong khoai môn cũng có một lượng protein nhất định, tuy không quá cao nhưng đây cũng là nguồn đạm thực vật nên bổ sung để có thể đa dạng dinh dưỡng hơn trong bữa ăn hàng ngày. Cụ thể giá trị dinh dưỡng có trong khoai môn gồm:
- Carbohydrate: Khoai môn là nguồn cung cấp carbohydrate tự nhiên cho cơ thể, giúp đảm bảo năng lượng cho các hoạt động sống hàng ngày.
- Chất xơ: Nhờ có dồi dào chất xơ hòa tan và không hòa tan nên ăn khoai môn giúp nhuận tràng, làm giảm tình trạng táo bón và tốt cho đường ruột.
- Vitamin C: Hàm lượng vitamin C trong khoai môn đóng vai trò như một chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do và giữ cơ thể luôn được khỏe mạnh.
- Vitamin B6: Đây là một vitamin rất quan trọng với hệ thần kinh. Bổ sung đầy đủ vitamin B6 sẽ giúp các xung thần kinh được hoạt động tốt hơn, dẫn truyền thần kinh nhanh và nhạy bén hơn.
- Kali: Kali trong khoai môn giúp duy trì mức cân nặng ổn định và ngừa bệnh tim mạch.
- Magie: Khoáng chất magie có trong khoai môn giúp hỗ trợ thần kinh và nhiều bộ phận khác, đây là một trong những chất khoáng quan trọng.
Lợi ích của khoai môn đối với sức khỏe
Khoai môn không chỉ là một loại củ quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày mà còn là một kho tàng dinh dưỡng vô cùng quý giá. Với vị ngọt thanh cùng với kết cấu mềm dẻo, khoai môn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Ngăn ngừa các loại bệnh ung thư
Khoai môn đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động chống oxy hóa trong cơ thể và góp phần giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Trong khoai môn hàm có lượng cao vitamin C, vitamin A và các chất chống oxy hóa phenol khác giúp tăng cường hệ miễn dịch và loại bỏ các gốc tự do nguy hiểm ra khỏi cơ thể. Các gốc tự do là sản phẩm phụ nguy hiểm sinh ra từ quá trình tế bào trao đổi chất và có thể “biến” các tế bào khỏe mạnh trở thành các tế bào ung thư.
Bằng cách loại bỏ các gốc tự do này, loại củ này gần như bảo vệ chúng ta hoàn toàn khỏi các bệnh ung thư nguy hiểm. Hơn nữa, trong khoai môn còn có chất cryptoxanthin với khả năng giúp ngăn ngừa ung thư vòm họng và ung thư phổi.
Phòng bệnh tiểu đường
Một trong những lợi ích của khoai môn rất được đón nhận, đó là giúp làm giảm nguy cơ tiểu đường. Nhiều người nghĩ rằng ăn khoai môn có thể làm đường huyết tăng dẫn đến tình trạng đái tháo đường tuy nhiên trên thực tế, điều này chưa hẳn đã đúng.
Chất xơ có trong khoai môn sẽ giúp tiêu hóa chậm hơn, giải phóng lượng đường vào máu từ từ nên sẽ không làm đường huyết tăng quá cao – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường.
Kích thích tiêu hóa
Một trong những tác dụng to lớn nhất của khoai môn là kích thích hoạt động tiêu hóa trong cơ thể. Khoai môn có chứa khoảng 27% lượng chất xơ bạn cần hấp thụ mỗi ngày từ khẩu phần ăn. Do đó, loại thực phẩm này có ích trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Khoai môn còn giúp ngăn ngừa một số các vấn đề như xì hơi, chuột rút, đầy bụng, táo bón và thậm chí là bệnh tiêu chảy. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể cũng như giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Tốt cho huyết áp và tim
Không chỉ đề phòng bệnh tật, khoai môn còn rất có lợi cho huyết áp và tim mạch. Khoáng chất kali có trong thành phần của khoai môn giúp cho mạch máu khỏe mạnh, khả năng giãn nở tốt hơn nên sẽ đề phòng tăng huyết áp.
Hỗ trợ giảm cân
Khoai môn có chỉ số đường huyết trung bình, lại có chứa hàm lượng chất xơ cao, đây là đặc tính cần thiết giúp hỗ trợ quá trình giảm cân và kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Ngoài ra, khoai môn còn cung cấp đầy đủ các khoáng chất cần thiết như canxi, magie, kali, photpho, sắt và kẽm) và chất xơ rất có lợi cho sức khỏe.
Giúp điều hòa miễn dịch
Theo trung tâm y khoa quốc gia Hoa Kỳ, khoai môn là nguồn giàu chất chống oxy hóa, chủ yếu là các hợp chất phenolic, có tính đa dạng và số lượng. Ngoài các chất chống oxy hóa, các chất phytochemical có trong khoai môn còn có công dụng giúp điều hòa miễn dịch, chống di căn, chống đột biến, chống oxy hóa, chống ung thư, chống tăng đường huyết và chống tăng cholesterol máu.
Do đó, bạn có thể tận dụng những lợi ích của khoai môn để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Một số các món ăn chế biến từ khoai môn
Khoai môn có kết cấu nhiều tinh bột và vị ngọt nhẹ, tương tự như khoai lang. Có thể được dùng trong cả món ngọt và món mặn.
Một số cách phổ biến để thưởng thức nó bao gồm:
Khoai môn Hawaii: Hấp và nghiền khoai thành bột nhuyễn màu tím.
Trà khoai môn : Xay khoai hoặc dùng bột khoai trong trà boba để có màu tím đẹp mắt.
Bánh khoai môn: Nướng nhân khoai ngọt bên trong bột bánh ngọt bơ để làm món tráng miệng.
Bánh khoai môn chiên: Trộn khoai đã nấu chín với gia vị sau đó cho vào chảo chiên giòn.
Làm súp và món hầm: Cắt khoai thành các khối và dùng trong các món hầm.
Cách chọn khoai môn không bị sượng
Chọn mua khoai môn ngon là bước đầu để chế biến những món ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Để có những củ khoai môn và chất lượng, bạn hãy tham khảo một số mẹo nhỏ khi chọn mua sau đây:
Vỏ: Chú ý lớp lông bên ngoài vỏ, tránh những củ có dấu hiệu nấm mốc hay bị thối rữa. Những củ có nhiều đất ẩm bám xung quanh thường còn tươi bởi vì chúng vừa được đào lên. Bạn nên chọn những củ có nhiều lỗ trũng hay còn gọi là mắt khoai. Củ nào càng nhiều lỗ thì càng bùi và ngon.
Trọng lượng: Để có thể kiểm tra trọng lượng, bạn cầm 2 củ khoai bằng 2 tay của mình và chọn củ nhẹ, ít nước. Củ khoai môn nào nặng hơn thường sẽ có nhiều nước bên trong, nên khi chế biến thường sẽ rất nhạt và bị sượng. Khoai môn có trọng lượng nhẹ sẽ ít nước hơn, khi chín khoai có vị ngọt và bùi.
Phần ruột: Bạn có thể quan sát những củ khoai đã được cắt đôi sẵn, củ có ruột đỏ tím đậm thì sẽ ngon hơn. Ngược lại, ruột màu nhợt nhạt, sau khi nấu sẽ không ngon.
Khoai môn là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để tận dụng tối đa các lợi ích của khoai môn, bạn có thể chế biến chúng theo nhiều cách như luộc, hấp, chiên hoặc nướng. Bổ sung khoai môn vào chế độ ăn uống hàng ngày là một cách tuyệt vời để duy trì sức khỏe và cung cấp năng lượng cho cơ thể.