Bạn đang tìm gì hôm nay...
- Trang chủ
- Thuốc
- Thuốc kê đơn
- Thuốc kháng sinh
Sản phẩm 100% chính hãng, mẫu mã có thể thay đổi theo lô hàng
Lamivudin Stada 150mg (Hộp 6 vỉ x 10 viên)
P03051
Thương hiệu: STADASản phẩm cần tư vấn từ dược sĩ
Danh mục
Thuốc kháng sinh
Nhà sản xuất
Chi nhánh Công ty TNHH LD STADA (Việt Nam)
Bảo quản
Trong bao bì kín, nơi khô. Nhiệt độ không quá 30oC
Đặt thuốc theo toa
Tải lên đơn thuốc của bạn để nhận sự tư vấn và hỗ trợ từ các dược sĩ của chúng tôi.

Đủ thuốc
chuẩn
Giao hàng
siêu tốc
Miễn phí
vận chuyển
Mô tả sản phẩm
Thành phần
- Hoạt chất: Lamivudine 150mg
- Tá dược: Microcrystalline cellulose, croscarmellose sodium, povidone K30, stearic acid, colloidal anhydrous silica, hypromellose 6 cps, macrogol 6000, talc, titanium dioxid vừa đủ 1 viên
Chỉ định (Thuốc dùng cho bệnh gì?)
Lamivudin STADA 150mg được chỉ định điều trị nhiễm virus HIV ở người lớn và trẻ em trong liệu pháp kháng retrovirus phối hợp.
Chống chỉ định (Khi nào không nên dùng thuốc này?)
- Mẫn cảm với lamivudine hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Mẫn cảm với lamivudine hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Suy thận nặng.
- Không dùng các chế phẩm kết hợp lamivudine và các thuốc kháng retrovirus cho bệnh nhân có độ thanh thải creatinin ≤ 50ml/phút, bệnh nhân bị suy gan.
Liều dùng
Cách dùng:
Cách dùng:
Lamivudin STADA 150mg được dùng bằng đường uống, cùng hoặc không cùng với thức ăn. Để đảm bảo uống trọn vẹn liều, tốt nhất nên nuốt nguyên viên thuốc, không nghiền viên. Trẻ em trên 3 tháng tuổi và có cân nặng dưới 14kg hoặc bệnh nhân không thể uống được dạng viên nên dùng dung dịch uống lamivudin. Ngoài ra, nếu bệnh nhân không thể nuốt được viên thuốc, có thể nghiền viên và thêm vào một lượng nhỏ thức ăn sệt hoặc chất lỏng và dùng ngay.
Liều dùng:
- Người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em (cân nặng ≥ 25kg): Liều khuyến cáo là 300mg/ngày. Có thể uống 150mg (1 viên) x 2 lần/ngày hoặc 300mg (2 viên) x 1 lần/ngày.
- Trẻ em (cân nặng < 25kg):
+ Trẻ em cân nặng ≥ 20kg đến < 25kg: Liều khuyến cáo là 225mg/ngày. Có thể uống 75mg (1/2 viên) vào buổi sáng và 150mg (1 viên) vào buổi tối, hoặc 225mg ( 1 và 1/2 viên) x 1 lần/ngày
+ Trẻ em cân nặng từ 14 đến < 20kg: Liều khuyến cáo là 150mg/ngày. Có thể uống 75mg (1/2 viên) x 2 lần/ngày, hoặc 150mg (1 viên) x 1 lần/ngày.
+ Trẻ em dưới 3 tháng tuổi: Chưa có đủ dữ liểu để đề xuất liều khuyến cáo riêng biệt.
Bệnh nhân thay đổi chế độ liều dùng 2 lần/ngày thành 1 lần/ngày nên dùng liều khuyến cáo 1 lần/ngày (như trên) khoản 12 giờ sau liều cuối của 2 lần/ngày, sau đó tiếp tục dùng liều khuyến cáo 1 lần/ngày (như trên) khoảng mỗi 24 giờ. Khi thay đổi lại chế độ liều dùng 2 lần/ngày, bệnh nhân nên dùng liều khuyến cáo 2 lần/ngày khoảng 24 giờ sau liều cuối của 1 lần/ngày.
- Bệnh nhân suy thận:
+ Người lớn và trẻ em (cân nặng ≥ 25kg):
. ClCr ≥ 50ml/phút: Liều khởi đầu là 300mg (2 viên) hoặc 150mg (1 viên), liều duy trì là 300mg (2 viên) x 1 lần/ngày hoặc 150mg (1 viên) x 2 lần/ngày.
. ClCr từ 30 đến < 50ml/phút: Liều khởi đầu là 150mg (1 viên), liều duy trì là 150mg (1 viên) x 1 lần/ngày.
. ClCR < 30ml/phút: Vì chỉ cần dùng liều dưới 150mg nên khuyến cáo dùng dung dịch uống.
+ Trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên và cân nặng dưới 25kg: Dung dịch uống là dạng phù hợp nhất để đạt được liều duy trì đề nghị.
- Bệnh nhân suy gan: Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan vừa đến nặng trừ khi kèm theo suy thận.
- Người cao tuổi: Nhóm tuổi này nên được chăm sóc đặc biệt vì những thay đổi liên quan đến tuổi tác như giảm chức năng thận và thay đổi các thông số huyết học.
Tác dụng phụ:
Các tác dụng không mong muốn sau đây đã được báo cáo trong quá trình điều trị nhiễm HIV bằng lamivudin.
Thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10)
- Hệ thần kinh: Đau đầu, mất ngủ.
- Hô hấp, lồng ngực và trung thất: Ho, các triệu chứng ở mũi.
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau hoặc co thắt bụng, tiêu chảy.
- Da và mô dưới da: Phát ban, rụng tóc.
- Cơ xương và mô liên kết: Đau khớp, rối loạn cơ bắp.
- Toàn thân: Mệt mỏi, khó chịu, sốt.
Ít gặp ((1/1000 ≤ ADR < 1/100)
- Máu và hệ bạch huyết: Giảm bạch cầu trung tính và thiếu máu (cả hai đôi khi nặng), giảm tiểu cầu.
- Gan mật: Enzym gan tăng cao thoáng qua (AST,ALT)
Hiếm gặp: (1/10.000 ≤ ADR < 1/1000)
- Tiêu hóa: Viêm tụy, amylase huyết thanh cao.
- Gan mật: Viêm gan.
- Da và mô dưới da: Phù mạch.
- Cơ xương và mô liên kết: Tiêu cơ vân.
Rất hiếm gặp (ADR < 1/10.000)
- Máu và hệ bạch huyết: Bất sản hồng cầu đơn thuần.
- Chuyển hóa và dinh dưỡng: Nhiễm acid lactic.
- Hệ thần kinh: Bệnh lý thần kinh ngoại vi (hoặc dị cảm).
Thận trọng (Những lưu ý khi dùng thuốc)
- Báo cho bệnh nhân biết là lamivudine không chữa khỏi nhiễm HIV, họ vẫn tiếp tục mang bệnh do nhiễm HIV, kể cả nhiễm khuẩn cơ hội. Bệnh nhân vẫn phải được theo dõi và chăm sóc liên tục. Chỉ dẫn cho người bệnh biết là lamivudine không làm giảm nguy cơ lây truyền HIV, và họ phải dùng bao cao su để bảo vệ bạn tình.
- Nhiễm acid lactic: Nhiễm acid lactic, thường kết hợp với gan to và gan nhiễm mỡ, đã được báo cáo khi dùng các chất tương tự nucleosid. Nhiễm acid lactic có tỉ lệ tử vong co và thường kết hợp với viêm tụy, suy gan hoặc suy thận. Nhiễm acid lactic có thể xảy ra sau một vài tháng điều trị. Thận trọng khi dùng các chất tương tự nucleosid cho bất kỳ bệnh nhân nào (đặc biệt phụ nữ béo phì) bị gan to, viêm gan hoặc có yếu tố nguy cơ bệnh gan và gan nhiễm mỡ (bao gồm một số thuốc nào đó và alcol). Bệnh nhân bị nhiễm đồng thời viêm gan C và điều trị với alpha interferon và ribavirin đặc biệt có nguy cơ.
- Hội chứng phục hồi miễn dịch: Ở bệnh nhân nhiễm HIV bị suy giảm miễn dịch nặng ở thời điểm bắt đầu điều trị phối hợp với các thuốc kháng retrovirus (CART), có thể phát sinh phản ứng viêm không có triệu chứng hoặc bệnh lý nhiễm trùng cơ hội và gây các bệnh cảnh lâm sàng nghiêm trọng hoặc làm trầm trọng các triệu chứng. Điển hình, các phản ứng này xảy ra trong vài tuần hay vài tháng đầu điều trị phối hợp các thuốc kháng retrovirus. Ví dụ như viêm võng mạc do cytomegalovirus, nhiễm mycobacterium toàn thân và/hoặc cục bộ và viêm phổi do Pneumocystis jirovecii. Bất kỳ triệu chứng viêm nhiễm nào cũng nên được đánh giá và bắt đầu điều trị khi cần thiết.
- Viêm tụy: Cần phải ngưng dùng lamivudine ngay khi xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng hoặc kết quả xét nghiệm khác thường nghi là viêm tụy.
- Nhiễm trùng cơ hội: Bệnh nhân đang dùng lamivudine hoặc bất kỳ liệu pháp kháng retrovirus nào có thể tiếp tục tiến triển nhiễm trùng cơ hội và các biến chứng khác do nhiễm HIV, do đó nên tiếp tục theo dõi lâm sàng chặt chẽ bởi bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị cho bệnh nhân bị các bệnh do nhiễm HIV.
- Khuyến cáo không nên dùng lamivudine đơn trị liệu.
- Suy thận: Những bệnh nhân suy thận từ vừa đến nặng, thời gian bán thải cuối cùng của lamivudine trong huyết tương tăng do độ thanh thảo giảm, vì thế nên điều chỉnh liều dùng.
- Phác đồ điều trị 3 thuốc nucleoside: Đã có báo cáo về tỷ lệ cao thất bại điều trị về mặt virus và sự xuất hiện kháng thuốc ở giai đoạn đầu khi lamivudine được kết hợp với tenofovir disoproxil fumarate và abacavir cũng như kết hợp với tenofovir disoproxil fumarate và didanosine trong phác đồ 1 lần/ngày.
- Rối loạn chức năng ty thể sau phơi nhiễm trong tử cung: Các chất tương tự nucleoside và nucleotide có thể ảnh hưởng đến chức năng của ty thể, rõ rệt nhất là stavudine, didanosine và zidovudine. Đã có báo váo về rối loạn chức năng ty thể ở trẻ âm tính HIV bị phơi nhiễm với các chất tương tự nucleoside trong tử cung và/hoặc sau khi sinh; điều này chủ yếu liên quan đến phác đồ chứa zidovudine.
Các tác dụng không mong muốn chính được báo cáo là rối loạn huyết học (thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính) và các rối loạn chuyển hóa (tăng lactat máu, tăng lipase máu). Những phản ứng này thường chỉ là tạm thời. Các rối loạn thần kinh khởi phát muộn đã được báo cáo hiếm gặp (tăng trương lực cơ, co giật, hành vi bất thường). Hiện vẫn chưa biết những rối loạn về thần kinh này là tạm thời hay vĩnh viễn. Những phát hiện này cần được xem xét cho bất kỳ trẻ em phơi nhiễm với các chất tương tự nucleosid và nucleotid từ trong tử cung, những người có biểu hiện lâm sàng nặng không rõ nguyên nhân đặc biệt về thần kinh. Những phát hiện này không ảnh hưởng đến các khuyến cáo quốc gia hiện nay về việc sử dụng các thuốc kháng retrovirus cho phụ nữ mang thai để ngăn ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Cân nặng và các thông số chuyển hóa: Tăng cân và tăng nồng độ lipid huyết và glucose huyết có thể xảy ra trong khi dùng liệu pháp kháng retrovirus. Những thay đổi này có thể một phần liên quan đến việc kiểm soát bệnh và lối sống. Đối với lipid, có một số bằng chứng do tác dụng điều trị, trong khi tăng cân không có bằng chứng do rõ ràng liên quan đến bất kì điều trị đặc hiệu nào. Đối với giám sát của lipid huyết và tài liệu tham khảo glucose được thực hiện để hướng dẫn điều trị HIV thành lập. Rối loạn lipid nên được quản lý một cách thích hợp lâm sàng.
- Bệnh gan: Các bệnh nhân bị viêm gan B hay C mạn tính và được điều trị bằng liệu pháp kháng retrovirus kết hợp có nguy cơ cao bị các tác dụng không mong muốn ở gan nặng và có thể gây tử vong. Trong trường hợp bị đồng thời viêm gan B hay C, hãy tham khảo thêm những thông tin liên quan của các sản phẩm này.
Nếu ngừng dùng lamivudine ở bệnh nhân nhiễm đồng thời virus viêm gan B, nên giám sát định kì các phép thử chức năng gan và tình trạng sao chép của HBV, vì việc ngừng lamivudine có thể gây ra tình trạng viêm gan cấp nghiêm trọng.
Các bệnh nhân đã bị suy chức năng gan từ trước, bao gồm cả viêm gan thể hoạt động mạn tính, có tần suất gặp các bất thường về chức năng gan cao hơn trong quá trình điều trị bằng liệu pháp retrovirus kết hợp, và cần được giám sát theo thực hành chuẩn. Nếu có bất kì dấu hiệu nào xấu đi của bệnh gan ở những bệnh nhân này, cần cân nhắc ngừng tạm thời hay vĩnh viễn liệu pháp điều trị này.
- Hoại tử xương: Mặc dù căn nguyên do nhiều yếu tố (bao gồm dùng corticosteroid, uống rượu, suy giảm miễn dịch nặng, chỉ số trọng lượng cơ thể cao hơn), các trường hợp hoại tử xương đã được báo cáo đực biệt ở những bệnh nhân nhiễm HIV tiến triển và/hoặc phơi nhiễm kéo dài với liệu pháp kháng retrovirus kết hợp (CART). Bệnh nhân nên được tư vấn y khoa nếu bị đau và nhức khớp, cứng khớp hoặc đi lại khó khăn.
- Không nên dùng lamivudine với các thuốc khác có chứa lamivudine hoặc các thuốc chưa emtricitabine.
- Không khuyến cáo kết hợp lamivudine với cladribine.
* Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ có thai:
- Theo nguyên tắc chung, khi quyết định dùng các thuốc kháng retrovirus trong điều trị nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai và từ đó làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang trẻ sơ sinh, nên xem xét các dữ liệu trên động vật cũng như kinh nghiệm lâm sàng ở phụ nữ mang thai.
- Các nghiên cứu trên động vật cho thấy lamivudine làm tăng chết phôi thai sớm ở thỏ nhưng không xảy ra ở chuột. Lamivudine qua được nhau thai ở người.
- Kết quả hơn 1.000 phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và hơn 1.000 phụ nữ mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối phơi nhiễm cho thấy không gây dị tật và ảnh hưởng trên phôi thai/trẻ sơ sinh. Lamivudine có thể được dùng trong thời kỳ mang thai nếu cần. Dựa trên dữ liệu này, nguy cơ dị tật không chắc xảy ra ở người.
- Đối với bệnh nhân đồng nhiễm viêm gan đang được điều trị với lamivudine và mang thai sau đó, nên cân nhắc khả năng tái phát bệnh viêm gan khi ngưng dùng lamivudine.
- Suy chức năng ty thể: Các chất tương tự nucleoside và nucleotide được chứng minh in vitro và in vivo làm tổn hại ty thể ở các mức độ khác nhau. Đã có báo cáo về suy chức năng ty thể ở trẻ phơi nhiễm với các chất tương tự nucleoside trong tử cung và/hoặc sau khi sinh.
Phụ nữ cho con bú:
Sau khi uống, lamivudine được bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ tương tự như trong huyết thanh. Dựa trên hơn 200 cặp mẹ/con được điều trị HIV, nồng độ lamivudine trong huyết thanh rất thấp ở trẻ bú sữa của các bà mẹ được điều trị HIV (< 4% nồng độ huyết thanh mẹ) và dần dần giảm xuống tới mức không thể phát hiện khi trẻ được 24 tháng tuổi. Không có dữ liệu về sự an toàn của lamivudine khi dùng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi. Khuyến cáo phụ nữ nhiễm HIV không được cho con bú trong bất kỳ trường hợp nào nhằm tránh lây nhiễm HIV.
* Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc:
Chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
* Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc:
Chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Tương tác thuốc (Những lưu ý khi dùng chung thuốc với thực phẩm hoặc thuốc khác)
- Nồng độ zidovudine trong huyết tương tăng lên đáng kể (khoảng 39%) khi dùng kết hợp với lamivudine.
- Nồng độ zidovudine trong huyết tương tăng lên đáng kể (khoảng 39%) khi dùng kết hợp với lamivudine.
- Dùng trimethoprim/sulfamethoxazol 160mg/ 800mg làm tăng nồng độ lamivudine khoảng 40%. Lamivudine không ảnh hưởng đến dược dộng học của trimethoprim hay sulfamethoxazol. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không bị suy thận, không cần thiết phải điều chỉnh liều lamivudine.
- Lamivudine có thể đối kháng tác động kháng virus của zalcitabine, hai thuốc này không nên dùng chung với nhau.
- Dùng ngày 1 lần phác đồ gồm 3 nucleosid như lamivudine và tenofovir với abacavir hoặc didanosine gây mức độ điều trị thất bại cao và xuất hiện kháng thuốc, vì thế nên tránh dùng.
- Nên xem xét khả năng tương tác với các thuốc khác dùng đồng thời, đặc biệt các thuốc có đường thải trừ chính là bài biết chủ động qua thận thông qua hệ thống vận chuyển cation hữu cơ như trimethoprim. Các thuốc khác (như ranitidine, cimetidine) được thải trừ chỉ 1 phần theo cơ chế này và cho thấy không có tương tác với lamivudine. Các chất tương tự nucleoside (như didanosine) giống như zidovudine, không bị thải trừ theo cơ chế này và không chắc có tương tác với lamivudine. Do sự tương đồng, lamivudine không nên dùng đồng thời với các chất tương tự cytidin khác, như emtricitabine. Hơn nữa, lamivudine không nên dùng cùng với các thuốc khác chứa lamivudine.
- In vitro, lamivudine ức chế phosphoryl hóa nội bào của cladribine dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn mất hiệu lực của cladribine trong trường hợp kết hợp trong lâm sàng. Một số phát hiện lâm sàng cũng chứng minh khả năng tương tác giữa lamivudine và cladribine. Do đó, không nên dùng đồng thời lamivudine với cladribine.
- Interferon và peginterferon: Dùng đồng thời thuốc kháng retrovirus (có hoặc không có ribavirin) và interferon alpha (hoặc peginterferon alpha) cho người đồng thời có HIV và HCV có thể gây suy gan gây tử vong. Phải theo dõi chặt chẽ người bệnh dùng đồng thời lamivudine và interferon alpha (hoặc peginterferon alpha) có hoặc không có ribavirin về độc tính, nhất là suy gan và phải ngừng thuốc nếu cần. Nếu tình trạng bị độc xấu thêm (ví dụ suy gan trên độ 6 theo thang Child-Pugh) thì có thể phải ngừng hoặc giảm liều interferon alpha (hoặc peginterferon alpha) và/hoặc ribavirin.
Bảo quản: Trong bao bì kín, nơi khô. Nhiệt độ không quá 30oC.
Đóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên
Thương hiệu: STADA
Nơi sản xuất: Chi nhánh Công ty TNHH LD STADA (Việt Nam)
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
Vui lòng đọc kĩ thông tin chi tiết ở tờ rơi bên trong hộp sản phẩm.