Mách mẹ 7 cách tiêu đờm cho trẻ dưới 1 tuổi nhanh chóng và hiệu quả
Trẻ sơ sinh ho có đờm là một vấn đề phổ biến, gây khó chịu và mệt mỏi cho bé. Để giúp bé vượt qua tình trạng này một cách nhanh chóng và hiệu quả, Pharmacity sẽ chia sẻ cho bố mẹ những cách tiêu đờm cho trẻ dưới 1 tuổi trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh có đờm
Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và đường hô hấp của bé cũng còn khá non nớt hơn so với người lớn, dẫn đến khả năng bị tắc nghẽn bởi đờm cao hơn. Bất kỳ tác nhân nào kích ứng đường hô hấp đều có thể làm tăng tiết đờm và làm cho đờm trở nên đặc hơn.
Một số nguyên nhân và yếu tố có thể gây ra tình trạng đờm ở cổ họng của trẻ sơ sinh, bao gồm:
- Viêm mũi họng: Do dị ứng, virus, vi khuẩn hoặc nấm gây ra, khiến cho cơ thể sản xuất nhiều dịch mũi họng để loại bỏ tác nhân gây bệnh. Dịch nhầy này có thể chảy xuống họng, gây khò khè hoặc ho.
- Viêm phế quản: Là tình trạng viêm và tăng tiết dịch ở cây phế quản. Trẻ bị viêm phế quản thường ho đờm nhiều và có thể gặp khó thở hoặc thở khò khè.
- Cảm lạnh và cảm cúm: Thường do virus gây ra và trẻ thường xuất hiệu các triệu chứng như ho có đờm, chảy mũi và nghẹt mũi hoặc có thể xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng hơn như sốt cao, bỏ bú và quấy khóc nhiều hơn.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Do cơ thắt tâm vị của trẻ chưa hoàn thiện, khiến thức ăn không tiêu hóa trào ngược lên họng, gây ho nhiều làm tổn thương niêm mạc họng và xuất hiện đờm.
- Tác nhân bên ngoài: Ngoài ra, môi trường có nhiều khói thuốc lá, ô nhiễm không khí và thay đổi thời tiết cũng làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị đờm ở cổ họng.
Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh ho có đờm
Gợi ý 7 cách tiêu đờm cho trẻ dưới 1 tuổi đơn giản tại nhà
Để tiêu đờm giảm ho hiệu quả cho trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể áp dụng một số cách tiêu đờm cho trẻ dưới 1 tuổi sau đây.
Bổ sung nước cho bé
Ngoài việc tăng cữ bú khi bé bị ho có đờm, mẹ cũng có thể cho bé uống thêm ít nước nếu trời nắng nóng hoặc nếu da bé khô. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, chất nhầy mà cơ thể tiết ra sẽ trở nên mỏng hơn, giúp bé dễ dàng loại bỏ chúng thông qua hắt hơi hoặc xì mũi.
Vì vậy, bố mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ nước, sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé đều đặn khi bé không khỏe và có triệu chứng ho đờm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước để tránh gây ngộ độc.
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Việc sử dụng nước muối sinh lý là một cách trị đờm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi an toàn và hiệu quả. Nước muối sinh lý không chỉ giúp loãng đờm, mà còn được khuyến nghị sử dụng khi trẻ bị nghẹt mũi, khó thở do đờm hoặc trước khi bú sữa.
Khi sử dụng cho trẻ nhỏ, bạn có thể nhỏ 2-3 giọt vào mỗi bên mũi, sau đó nâng trẻ lên để giúp dịch đờm dễ dàng thoát ra. Đối với trẻ lớn hơn, sau khi nhỏ mũi cho bé, bạn có thể khuyến khích bé xì mũi và lau sạch nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý giúp loãng đờm và thông thoáng đường thở của bé
Vỗ lưng cho trẻ sơ sinh
Thường thì sau khi ngủ dậy, lượng đờm tích tụ trong cơ thể bé thường khá nhiều. Mẹ có thể thực hiện động tác vỗ lưng cho bé ngay khi thức dậy theo các bước sau:
- Mẹ có thể khum tay và tạo ra một không gian trống trong không khí xung quanh bé.
- Sau đó, mẹ có thể vỗ nhẹ nhàng từ phía trên lưng bé, tập trung vào vùng phổi (từ phía ngực trở lên).
Mẹ lưu ý cần vỗ nhẹ nhàng không nên vỗ vào vùng xương ức và xương sống. Ngoài ra cũng không nên vỗ lưng bé ngay sau khi bé ăn no để tránh nguy cơ bé nôn ói.
Hút đờm cho bé
Khi đờm tích tụ gây khó chịu và quấy khóc cho trẻ, các mẹ có thể sử dụng các dụng cụ an toàn như máy hút mũi, bóng hút cao su, ống tiêm bóng đèn để loại bỏ đờm trong khoang mũi bé như.
Lưu ý rằng khi dụng cách tiêu đờm cho trẻ dưới 1 tuổi này, mẹ phải đảm bảo các dụng cụ luôn được làm sạch trước khi sử dụng và giữ vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn khi dùng cho trẻ.
Trước khi hút mũi, bạn có thể làm mềm khoang mũi và làm loãng đờm cho trẻ bằng cách nhỏ vào mỗi bên mũi bé vài giọt nước muối sinh lý. Khi hút mũi cho trẻ, mẹ nên nâng đầu của bé cao lên một chút để tránh bị sặc và lặp lại quy trình hút mũi 2-3 lần/ngày.
Massage cơ thể cho trẻ
Massage lòng bàn chân cho bé là mẹo làm loãng đờm mà bố mẹ có thể áp dụng. Khi massage, bố mẹ có thể sử dụng dầu hạnh nhân, tinh dầu bạc hà hoặc lá khuynh diệp để tăng cường hiệu quả.
Phương pháp này không chỉ giúp giảm ho mà còn giúp bé loại bỏ đờm nhanh chóng. Sau khi massage xong, cần đảm bảo giữ ấm đôi chân cho bé một cách cẩn thận để bé không cảm thấy lạnh.
Tạo độ ẩm trong phòng
Môi trường quá khô có thể khiến cho trẻ dễ mắc bệnh hơn và làm dịch nhầy khó loại bỏ hơn. Do đó, việc tăng độ ẩm trong phòng của trẻ có thể giúp duy trì độ ẩm cho đường hô hấp của bé, từ đó giúp làm loãng đờm và tạo cảm giác dễ chịu cho bé.
Bạn có thể được thực hiện bằng cách sử dụng máy tạo ẩm hoặc đặt các bát nước trong phòng để tăng độ ẩm. Phương pháp này có thể giúp giảm nguy cơ bé mắc các vấn đề liên quan đến đường hô hấp và giảm khó chịu do đờm.
Sử dụng máy tạo ẩm để tăng cường độ ẩm trong phòng cũng như cho hệ hô hấp của bé
Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh: Giữ ấm cho bé
Một trong những biện pháp chăm sóc khi trẻ bị đờm là giữ cho cơ thể bé luôn ấm, đặc biệt là vào những thời tiết lạnh. Đảm bảo bé mặc đủ quần áo ấm, bao gồm cả áo len, mũ và ấm chân, giúp bé giữ nhiệt và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Khi nào cần cho trẻ đi khám bác sĩ?
Thông thường, các triệu chứng ho có đờm của trẻ sẽ giảm sau vài ngày, tuy nhiên khi trẻ có các biểu hiện sau, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
- Ho kéo dài hơn 10 ngày.
- Sốt cao hơn 38,.5 độ C.
- Xuất hiện dấu hiệu như chảy mủ từ mũi, tai.
- Thở nhanh, thở mệt.
- Có khò khè hoặc tiếng ho không bình thường.
- Bé bỏ bú hoặc quấy khóc liên tục.
- Có dấu hiệu suy hô hấp, như da niêm mạc tái tạm.
Với các cách tiêu đờm cho trẻ dưới 1 tuổi đã được chia sẻ trên đây, hy vọng bố mẹ có thể giúp bé giảm bớt sự khó chịu do đờm. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các biện pháp này nhưng không có kết quả, cách tốt nhất là thảo luận với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.