Mang thai 3 tháng đầu: Mẹ bầu nên và không nên ăn gì?
Giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu không được nghỉ ngơi hợp lý và có chế độ ăn uống khoa học thì sẽ không thể đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và sự phát triển của trẻ. Vậy chị em nên ăn gì để an thai trong 3 tháng đầu?
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ
Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kì?
3 tháng đầu của thai kỳ hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ nhất, là giai đoạn hình thành những cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, tủy sống, não, gan, phổi, … Giai đoạn này, bào thai phát triển với tốc độ cực kỳ nhanh nhưng cũng rất dễ bị tổn thương. Vậy để thai nhi phát triển khỏe mạnh và an toàn, mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Dưới đây là nhóm thực phẩm mà mẹ bầu cần đưa vào các bữa ăn trong tam cá nguyệt thứ nhất:
- Thực phẩm giàu đạm: Các loại thịt là nguồn cung đạm dồi dào, bao gồm thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, …) và thịt trắng (thịt gia cầm). Trong đó, thịt đỏ ngoài việc cung cấp chất đạm còn bổ sung các khoáng chất quan trọng như sắt và kẽm, … giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cho cả thai nhi và mẹ. Còn thịt trắng thì bổ sung các loại vitamin và khoáng chất khác như vitamin nhóm B, A, E, D, khoáng chất có phốt pho và canxi, để cơ thể mẹ và thai nhi khỏe mạnh. Vậy ngoài các loại thịt, mẹ bầu nên ăn gì để có thêm đạm và vitamin? Câu trả lời là trứng, loại thực phẩm chứa đạm và vitamin D dồi dào, rất cần để giúp hệ xương phát triển chắc khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý là chỉ được ăn khoảng 3 – 4 quả trứng/tuần.
- Cá hồi: Trong số các loại cá, cá hồi được biết đến là loại thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng bởi chứa nhiều vitamin D, canxi và omega-3, không chỉ tốt cho mọi người mà đặc biệt là mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý là nên ăn cá hồi đã được nấu chín.
- Các loại trái cây giàu vitamin C và rau xanh: Rau xanh tăng cường chất xơ, đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Còn cam, quýt, bưởi, … chứa nhiều vitamin C sẽ giúp mẹ bầu vừa tăng cường hấp thu sắt, vừa tăng sức đề kháng.
- Măng tây: Đây là loại thực phẩm cung cấp nhiều axit folic, một chất quan trọng để phòng ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi.
- Nho, chuối: Trong nhiều loại trái cây, nho và chuối rất cần thiết cho mẹ bầu bởi vì chứa nhiều khoáng chất quan trọng. Chuối rất giàu sắt, giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ đang mang thai, đồng thời khắc phục và phòng chứng táo bón, khó tiêu. Còn nho lại chứa nhiều vitamin và canxi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý là chỉ nên ăn chuối chín từ 1 – 2 quả/ngày và ăn chuối sau các bữa ăn chính khoảng 1 – 2 tiếng. Và mẹ bầu không nên ăn nho hoặc chuối cùng một lúc vì có hàm lượng đường cao.
- Sữa chua: Sữa chua là một lựa chọn tuyệt vời bởi chứa nhiều canxi, lợi khuẩn, đồng thời phòng ngừa chứng táo bón thường xảy ra ở mẹ đang mang thai.
Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kì?
Cũng trong tam cá nguyệt thứ nhất này, thai nhi cũng đối mặt với nguy cơ tổn thương cao hoặc bị dị tật nếu như mẹ bầu ăn uống không kiêng khem, lạm dụng các chất kích thích. Vậy mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
- Các loại hải sản chứa nhiều thủy ngân: Cá ngừ, cá kiếm và một số loại cá biển khác chứa nhiều thủy ngân là loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh bởi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
- Các loại thịt sống: Nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn nếu như mẹ bầu ăn thịt còn sống, chưa được nấu chín. Dù nhiễm khuẩn hay giun sán từ thịt sống cũng đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bào thai. Vì vậy, trong giai đoạn này mẹ bầu cần ăn chín uống sôi.
- Quả đu đủ còn sống: Quả đu đủ còn sống là loại thực phẩm cần tránh bởi mủ của đu đủ có khả năng làm co thắt tử cung, bên cạnh đó còn gây dị ứng với các biểu hiện như phát ban trên da, sưng miệng, nghiêm trọng có thể dẫn đến khó thở hoặc sốc phản vệ. Thay vào đó, mẹ bầu nên ăn quả đu đủ chín cung cấp thêm chất xơ, vitamin nhóm B, A, C cùng các khoáng chất như kali, folate, … cho sự phát triển của bào thai.
Mẹ bầu không nên ăn đu đủ sống để hạn chế rủi ro
- Quả thơm (dứa): Trong quả dứa có chứa một chất có tên là bromelain, có khả năng làm mềm cổ tử cung và gây chuyển dạ sớm. Thỉnh thoảng mẹ bầu có thể ăn một ít dứa, nhưng không nên ăn thường xuyên và ăn nhiều bởi dứa có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa và dị ứng.
- Các chất kích thích: Ngay khi phát hiện đang mang thai, mẹ bầu cần từ bỏ các chất kích thích ngay lập tức như caffeine, bia, rượu, … Tiêu thụ quá mức caffeine khiến mẹ bầu hồi hộp, khó ngủ đồng thời có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Còn bia rượu ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.
- Thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều muối và đường: Bánh kẹo ngọt, các loại nước trái cây đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn như mì gói, …. là các loại thực phẩm chứa nhiều đường, muối và các hóa chất bảo quản, phụ gia trong công nghiệp thực phẩm có thể gây ngộ độc, tăng cân, tiểu đường nếu mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều.
Lời khuyên dinh dưỡng cho mẹ trong suốt thai kì.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Dưới đây là một số lời khuyên dinh dưỡng cho mẹ bầu:
Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng
- Chất đạm: Cung cấp nguyên liệu cho sự phát triển của các mô và cơ quan của thai nhi. Nguồn thực phẩm giàu đạm: thịt nạc, cá, trứng, sữa, các loại đậu…
- Chất béo: Cung cấp năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu và hỗ trợ phát triển trí não của thai nhi. Nguồn thực phẩm giàu chất béo tốt: cá béo, quả bơ, các loại hạt…
- Chất xơ: Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa táo bón. Nguồn thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…
- Vitamin và khoáng chất: Cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: rau xanh, trái cây, sữa, các loại đậu…
Uống đủ nước
- Nước giúp vận chuyển chất dinh dưỡng đến thai nhi, đào thải độc tố và điều hòa thân nhiệt. Mẹ bầu nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Ăn nhiều bữa nhỏ
- Thay vì ăn 3 bữa chính, mẹ bầu nên chia nhỏ thành 5-6 bữa mỗi ngày để tránh cảm giác no quá hoặc đói quá.
Kết luận
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng để mẹ bầu tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của bé yêu. Chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học không chỉ giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt mà còn bảo vệ thai nhi khỏi các nguy cơ tiềm ẩn. Hãy chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tránh các món ăn không an toàn và lắng nghe cơ thể mình. Đừng quên rằng, mỗi bước chăm sóc cẩn thận đều là tình yêu và sự quan tâm dành cho bé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tìm đến sự tư vấn của chuyên gia y tế để được hướng dẫn kịp thời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và tràn đầy hạnh phúc!