Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? Những lưu ý về dinh dưỡng cho mẹ bầu đầu thai kỳ
Trong tam cá nguyệt thứ nhất, việc chú trọng đến chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu rất quan trọng. Vậy mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn ngay trong bài viết sau đây nhé.
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?
Trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu không bổ sung đủ dưỡng chất cho mẹ bầu thì rất dễ gây ảnh hưởng tới thai nhi. Vậy nên, dưới đây là một số thực phẩm mà mẹ bầu nên bổ sung trong 3 tháng đầu mang thai nhé.
Thực phẩm giàu axit folic
Một số nghiên cứu, Nếu không bổ sung folate (axit folic) vào giai đoạn đầu thai kỳ gây nguy cơ gây dị tật ống thần kinh của trẻ nhỏ lên tới 70%.
Vậy nên, nếu bạn băn khoăn có bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Thì các mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều folate để ngăn ngừa thai nhi dị tật bẩm sinh từ sớm. Các loại thực phẩm giàu folate gồm các loại rau (cải bó xôi, măng tây, bắp cải brussels, bông cải xanh,…), các loại đậu (đậu phộng, đậu đũa, đậu xanh, …), ngũ cốc (gạo, mì ống, mầm lúa mì,…) và các loại trái cây (bơ, đu đủ, chuối,…).
Hơn nữa, folate cũng thuộc một dạng vitamin nhóm B hỗ trợ trong việc tổng hợp, cải tạo DNA, tạo nên tế bào mới, tăng hồng cầu và sinh trưởng các mô.
Thực phẩm giàu sắt
Đối với các bà mẹ mang thai rất dễ bị thiếu máu, nên việc bổ sung sắt là điều hết sức cần thiết mỗi ngày. Vì sắt là một loại khoáng chất giúp hỗ trợ cấu tạo nên huyết sắc tố hemoglobin, tăng khả năng vận chuyển oxy tới các mô và mọi cơ quan trong cơ thể.
Theo ước tính hiện nay, có tới 21% các bà mẹ mang thai trên toàn cầu đều bị tình trạng thiếu máu. Đồng thời, khi được bổ sung sắt mỗi ngày đã được chứng minh có khả năng làm giảm rủi ro bị thiếu máu xuống thấp hơn 75%.
Vậy nên, theo khuyến cáo chung thì các bà mẹ nên cung cấp khoảng 41.1 mg sắt / ngày. Ngoài việc dùng thực phẩm chức năng bổ sung sắt, các mẹ có thể kết hợp bổ sung các thực phẩm giàu sắt như hải sản, thịt đỏ,các loại đậu, các loại rau lá có màu xanh đậm, hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
Thực phẩm giàu DHA
DHA là một chất dạng axit béo omega-3 hết sức thiết yếu cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, DHA đóng vai trò cân bằng nội mô tăng tính lưu thông máu được tốt hơn.
Hơn nữa, DHA còn cải thiện sự hình thành synap thần kinh (điểm tiếp hợp thần kinh) và thúc đẩy chức năng cảm quan của võng mạc mắt. Đặc biệt nhất, khi bổ sung 1000mg DHA mỗi ngày còn làm tăng khả năng giảm thiểu nguy cơ sinh non tới hơn 50%.
Vậy nên, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì thì mẹ bầu nên tiến hành cung cấp đầy đủ DHA từ 3 tháng đầu thai kỳ trở đi. Hiện nay, DHA chứa nhiều trong các loại thực phẩm như các loại cá béo: Cá hồi, cá trích, cá thu và cá mòi.
Đồng thời, DHA còn có trong các loại hạt như (hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt lanh, hạt chia, ,…) và các loại dầu thực vật (dầu canola, bơ thực vật, dầu hạt lanh, dầu đậu nành, ,…).
Thực phẩm giàu protein
Protein (chất đạm) là một thành phần cơ bản có trong mọi tế bào của cơ thể. Theo đó, nếu mẹ bầu có một chế độ ăn uống giàu protein sẽ giúp làm tăng hệ miễn dịch, tránh mắc phải các bệnh nhiễm trùng dẫn đến dị tật thai nhi.
Những tháng đầu thai kỳ nên ăn gì? bạn nên bổ sung đầy đủ các thực phẩm chứa nhiều protein để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng, và còn để giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất đạt đúng theo mức độ yêu cầu.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để cho trẻ luôn có thể phát triển khỏe mạnh, người mẹ nên bổ sung tối thiểu 1.13g protein / kg trọng lượng cơ thể / ngày trong các loại thực phẩm điển hình như thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu.
Một số thực phẩm giàu protein mà chị em có thể tham khảo thêm như: Trứng, ức gà, hạnh nhân, yến mạch, bông cải xanh…
Thực phẩm giàu vitamin D
Vào các tuần cuối cùng của tam cá nguyệt đầu tiên, khung xương của trẻ tăng trưởng rất nhanh. Cho nên các bạn nên bổ sung đầy đủ chất vitamin D để cơ thể bổ sung chất canxi giúp cho trẻ phát triển tốt hơn về mặt kích thước.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người mẹ nên bổ sung vitamin D khoảng từ 20 mcg / ngày trong suốt cả thai kỳ.
Vitamin D thường được thấy trong các loại thực phẩm gồm có: các loại cá béo (cá thu, cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá trích,…), một số loại nấm (nấm hương, nấm mỡ, nấm bụng dê, nấm mồng gà,…), lòng đỏ trứng, sữa, sữa chua, bơ động vật và pho mát,…
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
Cũng vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, các bà mẹ thường rất dễ sai lầm trong việc ăn uống dẫn đến tổn thương cho trẻ nếu như không biết cách ăn uống hợp lý.
- Các loại hải sản chứa nhiều thủy ngân: Cá ngừ, cá kiếm cùng những loại cá có nhiều thủy ngân sẽ là loại thực phẩm mà bạn đặc biệt không nên ăn để tránh gây ảnh hưởng tới não bộ của thai nhi.
- Các loại thịt sống: Các đồ sống rất dễ khiến bạn gặp nguy cơ nhiễm khuẩn. Vì nhiễm khuẩn từ giun sán rất dễ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
- Quả đu đủ còn sống: trong quả đu đủ còn sống có chứa chất mủ thường gây co thắt tử cung và còn làm dị ứng với các biểu hiện như phát ban sưng miệng hoặc nghiêm trọng hơn là dẫn đến khó thở và sốc phản vệ. Tuy nhiên, nếu như ăn đu đủ chín sẽ rất tốt cho mẹ bầu vì nó cung cấp cho bạn chất xơ, vitamin nhóm B, A, C và nhiều loại khoáng chất khác hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.
- Quả thơm (dứa): trong quả dứa có chứa một loại chất chính là bromelain – chúng có nguy cơ làm mềm cổ tử cung dẫn đến chuyển dạ sớm. Vậy nên các bạn không nên ăn thường xuyên hay quá nhiều để tránh các vấn đề về tiêu hóa hay dị ứng.
- Các chất kích thích: trong quá trình mang thai, các bà mẹ nên tránh xa các chất kích thích như caffeine trong trà, cà phê, và thức uống có cồn như bia, rượu, … Vì chúng khiến cho bạn cảm thấy phấn chấn, gây khó ngủ dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Bánh kẹo ngọt, các loại nước trái cây đóng hộp có ga, đồ ăn nhanh thường chứa rất nhiều chất ngọt muối hay các chất bảo quản. Điều đó rất dễ khiến bạn tăng cân, bị tiểu đường hoặc có thể bị ngộ độc.
- Các loại gan động vật: mặc dù trong gan động vật chứa rất nhiều vitamin A, tuy nhiên hàm lượng thường quá lớn nên rất gây mất an toàn cho cả mẹ và bé. Hơn nữa, trong cái ăn còn chứa nhiều cholesterol là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp.
- Một số loại rau cần tránh: Rau răm, rau ngải cứu, rau ngót, hay rau sam… đây là các loại rau rất dễ khiến cho các mẹ có nguy cơ co thắt tử cung dẫn đến tỷ lệ sẩy thai cao.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Ngoài việc tìm hiểu mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? thì trong quá trình ăn uống ở giai đoạn này, chị em cần lưu ý:
- Ăn nhiều bữa nhỏ: Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, các mẹ nên chia ra 6 – 7 bữa nhỏ để tránh không bị căng tức hoặc khó tiêu.
- Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa: các bà mẹ nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa chẳng hạn như: cháo, súp, canh hầm, bánh mì, ngũ cốc, các loại hạt, các loại đậu, trái cây hoặc các loại rau xanh.
- Bổ sung đầy đủ đạm: các bạn nên thường xuyên bổ sung chất đạm từ thịt, cá, hải sản, sữa, trứng, các loại đậu và hạt để cho sự phát triển của thai nhi được hoàn thiện về chiều dài và cân nặng.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất: các thực phẩm rau xanh trái cây ngũ cốc hay các loại hạt, đậu đều chứa nhiều vitamin, khoáng chất đặc biệt là axit folic, sắt, canxi, vitamin D và C. Đồng thời các bạn nên uống sữa mỗi ngày để bổ sung canxi giúp cho trẻ phát triển xương toàn diện hơn.
- Uống đủ nước: khi mang thai, các mẹ nên bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để vừa đảm bảo và có thể duy trì cơ thể không bị thiếu nước.
- Tiêu thụ chất béo tốt: nếu như trong quá trình mang thai các bạn không cung cấp đầy đủ dưỡng chất giàu axit béo omega-3, đặc biệt là DHA và EPA, thì các mẹ có thể thay thế trong các bữa ăn bằng cách dùng dầu olive, dầu thực vật, bơ thực vật hoặc các dạng viên uống bổ sung dầu cá khi có chỉ định của bác sĩ.
- Uống vitamin tổng hợp: trong trường hợp các bạn chưa cung cấp đủ cho cơ thể các chất dinh dưỡng thông qua các bữa ăn hàng ngày, thì các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng ngay viên uống vitamin tổng hợp dành cho bà bầu.
Trên đây là những gợi ý để giải đáp thắc mắc mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? không nên ăn gì? Qua đó có thể thấy, đây là giai đoạn quan trọng mà các mẹ bầu nên cẩn thận để bảo vệ thai nhi khoẻ mạnh và phát triển tốt. Đừng quen thăm khám thường xuyên để được bác sĩ đưa ra lời khuyên tốt nhất nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm: